Giới Định Tuệ Là Gì

Tuesday May 9, 2023

       Thanh niên Bà-la-môn Subha-Todeyyaputta nói với tôn giả Ananda:

       - Tôn giả Ananda đã lâu ngày là thị giả của Tôn giả Gotama, sống gần và ở một bên Ngài. Tôn giả Ananda chắc biết Tôn giả Gotama đã tán thán những phép nào và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo những pháp ấy?

       - Này thanh niên Bà-la-môn, Thế Tôn tán thán ba pháp uẩn và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo những pháp ấy. Ba pháp ấy là gì? Chính là thánh giới uẩn, thánh định uẩn, thánh tuệ uẩn.

       - Thế nào là thánh giới uẩn? Tôn giả Gotama tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy?

       - Tỷ-kheo từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm úy, có lòng từ, sống thương xót đến tất cả các hạnh phúc của chúng sanh và loài hữu tình. Vị ấy từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho...(và từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không tham, không sân, chánh kiến)...Nhờ đầy đủ giới luật cao quý này, nên hưởng lạc thọ, nội tâm không vẫn đục... Đó là thánh giới uẩn. Thế Tôn tán thán và Ngài đã khích lệ khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy.

       - Tôn giả Ananda, thế nào là thánh định uẩn?

       - (Là hộ trì các căn, chánh niệm, tỉnh giác, diệt năm Triền cái, khởi sanh hỷ lạc...Không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần, chứng thiền thứ nhất, thiền thứ hai, thiền thứ 3, thiền thứ 4). Đó là thánh định uẩn. Tôn giả Gotama tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy.

       - Tôn giả Ananda, thế nào là thánh tuệ uẩn?

       - Với tâm định tịnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, tỷ-kheo hướng tâm đến chánh trí, chánh kiến, vị ấy biết: '' Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, do cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, hư hại, hao mòn, tan rã, hoại diệt, trong thân ấy thức ta nương tựa và bị trói buộc''...

       Với tâm định tĩnh, hướng tâm đến thiên nhĩ thông, có thể nghe tiếng của chư thiên và loài người, xa và gần...

       Với tâm định tĩnh, hướng tâm đến tha tâm thông, biết tâm của chúng sanh bằng tâm của mình...

       Với tâm định tĩnh, hướng tâm đến túc mạng minh, nhớ đến các đời sống quá khứ với các nét đại cương và chi tiết...

       Với tâm định tĩnh, hướng tâm đến sanh tử minh, thấy sự sống và sự chết của chúng sanh, người thấp hèn kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.

       Với tâm định tĩnh, hướng tâm đến lậu tận minh, vị ấy biết như thật đây là khổ. Đây là nguyên nhân của khổ, Đây là sự khổ diệt, Đây là con đường đưa đến diệt khổ. Vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đó là thánh tuệ uẩn. Thế Tôn tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy. Không còn pháp nào cao thượng hơn cần phải hành trì.

(Kinh Su-ba, Subha sutta, Trường bộ 10).

Những tập kinh khác:

Giới Thiệu Về Sổ Tay Pháp Theravāda

Một Kiếp Là Bao Lâu?

Thế Nào Là Tiểu Thiên, Đại Thiên Thế Giới ?

Ngày Của Chư Thiên

Chư Thiên Cũng Vô Thường

31 Cõi

Các Địa Ngục

Cảm Hứng Về Niết Bàn

Pháp sanh diệt

Ba Pháp Ấn: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã

Cội Rễ Của Sự Vật

Luân Hồi

Đời Người Khổ Đau

Thế Gian Và Đau Khổ

Năm Điều Không Tránh Được

Sự Gìa

Không Tránh Được Tâm Bệnh

Người Ngu, Người Trí

Bốn Hạng Người

Bảy Yếu Tố Của Người Bạn Tốt

Thế Nào Là Người Khó Bảo

Người Đời Tham

Cha Mẹ Là Phạm Thiên

Trả Ơn Cha Mẹ Như Thế Nào?

Đặc Tính Của Người Nữ

Bậc Chân Nhân

Những Vấn Đề Khó Nghĩ Khó Bàn

Những Tuyên Bố Về Pháp

Biển Lớn Và Phật Pháp

Cái Gì Là Vô Thượng

Tượng Pháp & Chánh Pháp

Thuyết hành động

Biết Thế Giới Bằng Chính Cái Thân Của Mình

Phật Pháp Tồn Tại Bao Lâu

Giới Định Tuệ Là Gì

Bát Chánh Đạo & Giới Định Tuệ

Bốn niệm xứ và của Diệu Pháp

Phải Trả Nghiệp

Tái Sanh Làm Người Là Hiếm

Con Rùa Mù Và Tái Sanh

Có Thể Gặp Lại Trong Kiếp Sau

Khi Thấy Tập Khởi Của Khổ

Thấy duyên khởi là thấy Pháp

Học Kinh do Như Lai Thuyết

Nêu rõ điều Như Lai có dạy

Nếu Có Người Hủy Báng Hay Tán Thán

Thiện Và Bất Thiện

Phóng Dật Và Không Phóng Dật

Không Phóng Dật

Như Lý Tác Ý (Khéo tác ý)

Hộ Trì Căn

Chánh Tri Kiến

Có Một Buổi Sáng Tốt Đẹp

Không Có Lòng Tin Là Ngèo Khổ

Nghe Pháp Có Lợi Gì

Lời Nói Thiện

Xét Đoán Người

Bố Thí Đúng Đắn

Bố Thí Đúng Thời

Bố Thí Không Mong Cầu

Qủa Hiện Tiền Của Bố Thí

Cúng Cho Người Chết, Ai Được Hưởng?

Lợi Ích Của Tâm Từ Mẫn

Hai Sức Mạnh

Ba Hành

Ba Phước Nghiệp

Bốn Tinh Cần

Năm Căn

Sáu Pháp Hòa Hợp

Bảy Tài Sản

Tám Pháp Của Bậc Đại Nhân

Mười Pháp Thiện, Bất Thiện

18 Pháp Để Có Hòa Hợp

Tham, Sân, Si

Tham Ái Và Khổ Đau

Tham Dục Là Khúc Xương, Là Cục Than Hừng…

Thế Nào Là Thân Kiến

Tà Kiến Là Gì?

Năm Chướng Ngại

Năm Chướng Ngại: như 5 bát nước đục

Mười Kiết Sử

16 Cấu Uế Của Tâm

Giữ Luật Của Cư Sĩ : 5 Giới, 8 Giới

Giới Luật Của Tỷ Kheo

Tám Kính Trọng Pháp Của Tỷ Kheo Ni

Mục Đích Của Giới Bổn Pātimokkha

Mục Đích Của Phạm Hạnh

Về Ngâm Nga, Phổ Thơ…

10 Đề Tài Nói Chuyện

Thế Nào Là Một Chỗ Ở Tốt

Ăn Thịt Và Không Ăn

Thịt Gì Không Được Ăn

Sát Sanh Là Có Tội

Các Loại Thức Uống Được Phép Dùng

Đồ Ăn Nào Hôi Thối

Lợi Ích Của Giữ Giới

Giới Đức Dẫn Đến Giải Thoát

Tự Mình Làm Ngọn Đèn

Mong Cầu Và Thực Hành

Có Thể Nào Do Cầu Nguyện Mà Được

Các Pháp Cần Hiểu Cần Tu Tập

Thân Bệnh Tâm Không Bệnh

Chánh Niệm Diệt Trừ Tham Ái

Đừng Luyến Ái

Xa Lánh Danh Vọng

Từ Bỏ Ái Chứng Niết Bàn

Trừ Khử Hiềm Hận Bằng Cách Nào

Đừng Để Thù Hận Xâm Chiếm

Diệt Trừ Tư Tưởng Bất Thiện

Bị Phỉ Báng, Không Tức Giận, Được Tán Thán, Không Hoan Hỷ

Những Lời Dạy Về Tu Tập

Nên Và Không Nên Hành Trì

Pháp Đưa Đến Hạnh Phúc 2 Đời

Pháp Đưa Đến Ly Tham

Luôn Luôn Chánh Niệm

Giữ Giới, Chánh Trực Và Tu Tập Bốn Niệm Xứ

Tu Tập Giới Định Tuệ

Hãy Hành Thiền

Thế Nào Là Định

Mười Thiền Án

Thấy Chỉ Là Thấy

Tu Thiền, Học Pháp

Nghệ Thuật Hành Thiền

Ba Thanh Tịnh : Thân, Khẩu, Ý

Tu Tập Bốn Niệm Xứ

Chỉ Và Quán

Quán Như Thế Nào

Hộ Trì, Giác Ngộ, Chứng Đạt Chân Lý

Bốn Cách Dẫn Đến Giác Ngộ

Năm Cách Đi Đến Giải Thoát

Những bộ Kinh khác :