- Có ba thanh tịnh. Thế nào là ba? Thân thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, ý thanh tịnh.
- Thế nào là thân thanh tịnh?
Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục
- Thế nào là lời nói thanh tịnh?
Từ bỏ nói láo, từ bỏ nói chia rẻ, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời vô ích.
- Thế nào là ý thanh tịnh?
Không có tham lam, tâm không sân không hận, có chánh tri kiến.
- Thế nào là ý thanh tịnh?
Ở đây, nếu nội tâm có (hay không có) ước muốn về dục, vị ấy rõ biết: ''Nội tâm ta có (hay không có) ước muốn về dục'' . Ước muốn về dục chưa sanh khởi, được sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Ước muốn về dục đã sanh khởi, được đoạn trừ thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Và ước muốn về dục đã được đoạn trừ, tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy.
(Cũng vậy, nếu nội tâm có (hay không có) sân có (hay không có) hôn trầm thụy miên, có (hay không có) trạo hối, có (hay không có) nghi..., vị ấy rõ biết: chưa sanh khởi, được sanh khởi thế nào. Và đã được đoạn trừ, tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy).
(Tăng Chi, III, 118-119)