👉❓❓ DUYÊN SỰ:
👉-- Có người thợ gốm thỉnh cầu vị nào không có bình bát sẽ dâng.
-- Các TK nhiều ham muốn yêu cầu nhiều bình bát.
-- Vì cùng lúc làm quá nhiều bình bát nên đã không nuôi nổi vợ con.
-- Dân chúng chê bai.
-- Đức Phật quy định điều học.
🚫✍️☸️ QUY ĐỊNH LẦN 1:
Không nên yêu cầu bình bát, vị nào yêu cầu thì phạm tội Dukkaṭa (Tác ác).
👉-- Có vị nọ bình bát bể nên đi bát bằng tay không.
-- Dân chúng lại chê bai nên Đức Phật sửa lại.
✍️☸️ QUY ĐỊNH LẦN 2:
Ta cho phép vị có bình bát bị hư hỏng hoặc bình bát bị bể được yêu cầu về bình bát.
👉-- Các TKN nhóm Lục Sư với (bình bát) bị bể, bị lủng, bị nứt, bị trầy chỉ chút ít lại không biết chừng mực và yêu cầu nhiều bình bát.
-- Người thợ gốm lại như trên.
-- Đức Phật sửa lại điều học.
✍️☸️ QUY ĐỊNH LẦN 3:
“Vị TKN nào với bình bát chưa đủ năm miếng vá mà kiếm thêm bình bát mới khác thì (bình bát mới ấy) nên được xả bỏ và (vị ấy) phạm tội Pācittiya (Ưng đối trị). Vị TKN ấy nên xả bỏ bình bát ấy đến tập thể các TKN. Và cái nào là bình bát cuối cùng của tập thể các TKN ấy, cái ấy nên trao đến vị TKN ấy: ‘Này TKN, đây là bình bát của ngươi, nên giữ lấy cho đến khi bể.’ Đây là điều đúng đắn trong trường hợp ấy.”
🙅♂️👉KHÔNG PHẠM TỘI:
Vị có bình bát bị hư hỏng, vị có bình bát bị bể, của các thân quyến, của những người đã nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, bằng vật sở hữu của bản thân, vị bị điên, vị vi
phạm đầu tiên thì vô tội.
📚✍️☸️ CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ:
👉 Bình bát có chỗ đắp vá nghĩa là bình bát có lỗ thủng rộng hai ngón tay.
👉 Aṅgula: là chiều dài của ngón tay o = 7 hạt gạo (Vibhaṅga Aṭṭha-kathā tr.343) o = khoảng 2 inches = 5,08 cm
👉 Không nên sử dụng bình bát: ấu cơm, cháo, thuốc nhuộm, v.v.; đường xa bị bệnh không có gì để nấu thì bôi đất sét bên ngoài và nấu


