👉❓❓DUYÊN SỰ:
👉-- TKN Caṇḍakālī bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất bình rồi nói hội chúng đã thiên vị.
-- Đức Phật quy định điều học.
🚫✍️☸️ QUY ĐỊNH LẦN 1:
“Vị TKN nào bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó nên nổi giận, bất bình rồi nói như vầy: ‘Các TKN có sự thiên vị vì thương, ...(như trên)..., các TKN có sự thiên vị vì sợ hãi.’ Vị TKN ấy nên được nói bởi các TKN như sau: ‘Này ni sư, khi bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó rồi nổi giận, bất bình chớ nên nói như vầy: ‘Các TKN có sự thiên vị vì thương, ...(như trên)..., các TKN có sự thiên vị vì sợ hãi.’ Chính ni sư mới thiên vị vì thương, mới thiên vị vì ghét, mới thiên vị vì si mê, mới thiên vị vì sợ hãi.’ Và khi được nói như vậy bởi các TKN mà vị TKN ấy vẫn chấp giữ y như thế, vị TKN ấy nên được các TKN nhắc nhở đến lần thứ ba để từ bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ, vị TKN này cũng phạm tội (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba, là tội Saṅghādisesa (Tăng tàn) cần được tách riêng.”
🙅♂️👉KHÔNG PHẠM TỘI:
Vị ni chưa được nhắc nhở, vị ni dứt bỏ, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
📚✍️☸️ CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ:
👉 Thiên vị: vì thương, vì ghét, vì si mê, vì sợ hãi.
👉 Tranh tụng nghĩa là có bốn sự tranh tụng: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.





