👉❓❓DUYÊN SỰ:
👉-- Có nam cư sĩ nọ sau khi dâng kho chứa đồ đạc đến hội chúng TKN rồi đã qua đời.
-- Người đàn ông ấy có hai người con trai, một có mộ đạo và một không mộ đạo.
-- Người cha chết đi 2 người con được chia đều tài sản của cha.
-- Người con không mộ đạo đã đòi lại kho chứa đồ đạc mặc cho sự khuyên bảo của người em.
-- TKN Thullanandā và người đàn ông ấy đã hỏi các vị quan đại thần lo việc xử án.
-- Họ xử cho TKN ấy thắng kiện.
-- Người đàn ông đã chê bai những bà cạo đầu này không phải là Sa-môn.
-- TKN Thullanandā đã kể lại sự việc ấy cho các vị quan đại thần; họ đã cho đánh đòn người đàn ông ấy.
-- Người đàn ông ấy đã bảo xây dựng chỗ ngụ cho các đạo sĩ lõa thể ở nơi không xa tu viện của các TKN rồi đã xúi giục các đạo sĩ lõa thể hãy lăng mạ TKN ấy.
-- TKN Thullanandā đã kể lại sự việc ấy cho các vị quan đại thần. Các vị quan đại thần đã ra lệnh giam giữ người đàn ông ấy.
-- Dân chúng đã chê bai vì kho chứa đồ mà TKN làm cho người khác bị đánh, bị cướp đoạt và giam giữ.
-- Các TKN chê bai sao lại sống làm người thưa kiện.
-- Đức Phật quy định điều học.
🚫✍️☸️ QUY ĐỊNH LẦN 1:
“Vị TKN nào sống làm người thưa kiện với nam gia chủ, hoặc với con trai của nam gia chủ, hoặc với người nô tỳ, hoặc với người làm công, hoặc ngay cả với sa-môn du sĩ, vị TKN này phạm tội Saṅghādi sesa (Tăng tàn) ngay lúc vừa mới vi phạm, cần được tách riêng.”
🙅♂️👉KHÔNG PHẠM TỘI:
Vị ni đi trong khi bị những người khác lôi kéo đi, vị ni yêu cầu sự bảo vệ, vị ni nói ra không nêu rõ (người nào), vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
📚✍️☸️ CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ:
Định nghĩa Saṅghādisesa
👉-- Các bảng Hán đều dịch là Tăng Tàn.
-- Mức độ nghiêm trọng chỉ sau Ba-la-di.
-- TK phạm tội này tối thiểu phải trải qua 6 đêm khổ nhục và một Tăng hội ít nhất 20 vị mới đủ để giải trừ tội trạng.
-- Theo bộ Kaṅkhā-vitaraṇī, sở dĩ gọi là Saṅghādisesa vì từ ngày đầu tiên TK xưng tội đến khi tội được giải trừ, giải đoạn nào phải do tập thể Tăng chúng đứng ra, không thể do một cá nhân lo liệu được.
Xử Phạt
👉-- Sau khi phạm tội Tăng Tàn, TK phải đến trình tội trước Tăng chúng hay một bạn tu trong thời gian sớm nhất.
-- Nếu tội được khiêm xưng lập tức thì đương sự phải trải qua 6 đêm Khiêm Hạnh hay Ma-na-đỏa (chữ phiên âm trong Nam Truyền Đại Tạng Kinh Cuốn 1 và 3).
-- Sau đó đến trước một tăng hội TK tối thiểu 20 vị thanh tịnh để làm lễ phục hồi giới phẩm (Abbhānakamma).
-- Nếu TK trình tội muộn màng, từ một ngày cho đến nhiều năm thì trước 6 đêm Khiêm Hạnh phải là thời gian chịu phạt cấm phòng (parivāsa), lâu hay mau tùy vào thời gian giấu tội.
-- Parivāsa và Manattā sẽ được trình bày kĩ ở Tiểu Phẩm.
Nội dung 17 điều Tăng Tàn của TKN
👉 👉Gồm 2 phần:
1/ P1: 9 tội phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm gồm có điều 5 (mai mối), 8 và 9 (hai điều về vu cáo) ở giới bổn của TK và 6 điều ở đây (1, 2, 3, 4, 5, 6).
2/ P2: 8 tội (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba: 4 điều từ 10-13 ở giới bổn của TK và 4 điều ở đây (7, 8, 9, 10).
− Vị TKN vi phạm điều nọ hoặc điều kia thuộc về các điều này thì vị TKN ấy nên thực hành nửa tháng mānatta nơi có cả hai hội chúng. Vị TKN có hành phạt mānatta đã được hoàn tất thì vị TKN ấy nên được giải tội tại nơi nào có hội chúng TKN nhóm hai mươi vị. Nếu hội chúng TKN nhóm hai mươi vị chỉ thiếu đi một mà giải tội cho vị TKN ấy thì vị TKN ấy chưa được giải tội và các TKN ấy bị khiển trách. Đây là điều đúng đắn trong trường hợp ấy.





