Tìm Hiểu Kiếp Kế-Tiếp Của Mỗi Người

Tìm Hiểu Kiếp Kế-Tiếp Của Mỗi Người

Tác giả: Tỳ-khưu Hộ-Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)
(Aggamahāpaṇḍita)

 

 

Lời Nói Đầu

    Tất cả mọi chúng-sinh dù nhỏ nhất, dù to lớn nhất đã sinh ra sớm muộn rồi đều tử (chết) cả thảy, không ngoại trừ một chúng-sinh nào cả. Sau khi mỗi chúng-sinh nào chết, nghiệp của chúng-sinh ấy cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trong cõi-giới nào trong 31 cõi-giới, do nghiệp của chúng-sinh ấy, hoàn toàn không do quyền năng nào khác.
    Nghiệp có 2 loại:
     - Ác-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) tạo 12 ác-nghiệp, nhưng chỉ có 11 ác-nghiệp (trừ ác-nghiệp trong si-tâm hợp với phóng-tâm) cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh).
     - Thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 17 thiện-tâm: 8 dục-giới đại-thiện-tâm, 5 sắcgiới thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới thiện-tâm, tạo 17 loại thiện-nghiệp.
17 loại thiện-nghiệp chia làm 3 loại chính: - Dục-giới đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiệntâm cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trong 7 cõi thiệndục-giới đó là cõi người và 6 cõi trời dục-giới.
     - Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trên 16
tầng trời sắc-giới phạm-thiên.
     - Vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 vô-sắcgiới thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.
Chúng-sinh trong tam-giới gồm có 31 cõigiới chúng-sinh:
    - Cõi dục-giới có 11 cõi-giới.
    - Cõi sắc-giới có 16 tầng trời sắc-giới phạmthiên.
    - Cõi vô-sắc-giới có 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.


   I - Cõi dục-giới có 11 cõi-giới chia ra 2 loại: 

   - 4 cõi ác-giới.
     - 7 cõi thiện-dục-giới.

    * 4 cõi ác-giới đó là cõi địa-ngục, cõi a-sura, cõi ngạ-quỷ, loài súc-sinh. - Chúng-sinh nào đã tạo ác-nghiệp nào trong 8 tham-tâm. Sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu ác-nghiệp ấy trong 8 tham-tâm có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp thì hóa-sinh làm chúng-sinh trong cõi ngạ-quỷ hoặc trong cõi a-su-ra, chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới ấy.
     - Chúng-sinh nào đã tạo ác-nghiệp nào trong 2 sân-tâm. Sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu ác-nghiệp ấy trong 2 sân-tâm có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp thì hóa-sinh làm chúng-sinh trong cõi địa-ngục, chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi địa-ngục ấy.
     - Chúng-sinh nào đã tạo ác-nghiệp nào trong si-tâm hợp với hoài-nghi. Sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu ác-nghiệp ấy trong si-tâm hợp với hoài-nghi có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp thì sinh làm loài súc sinh, chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ácnghiệp ấy, mới thoát ra khỏi loài súc-sinh ấy. Chúng-sinh trong 4 cõi ác-giới có tuổi thọ không nhất định.

    * 7 cõi thiện-dục-giới đó là cõi người và 6 cõi trời dục-giới.
     - Chúng-sinh nào đã tạo đại-thiện-nghiệp nào trong 8 đại-thiện-tâm.
    Sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu đại-thiệnnghiệp ấy trong 8 đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp thì đầu-thai làm người trong cõi người, có tuổi thọ không nhất định, hưởng quả an-lạc cho đến khi mãn quả của đạithiện-nghiệp ấy, mới chuyển kiếp (chết), rồi táisinh kiếp kế-tiếp trong cõi-giới khác, tùy theo nghiệp và quả của nghiệp của người ấy.
     - Chúng-sinh nào đã tạo đại-thiện-nghiệp nào trong 8 đại-thiện-tâm. Sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu đại-thiệnnghiệp ấy trong 8 đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp thì hóa-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trên 1 trong 6 cõi trời dục-giới do chúng-sinh ấy tự lựa chọn theo ý của mình, có tuổi thọ nhất định, hưởng quả an-lạc trên cõi trời dục-giới ấy, cho đến khi mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy, mới chuyển kiếp (chết), rồi tái-sinh kiếp kế-tiếp trong cõi-giới khác, tùy theo nghiệp và quả của nghiệp của vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ ấy.

    II- Cõi sắc-giới có 16 tầng trời sắc-giới phạmthiên, mỗi tầng trời sắc-giới phạm-thiên có tuổi
thọ khác nhau và nhất định.
    Sắc-giới thiện-nghiệp có 5 loại trong 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trên 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên.
    Hành-giả nào thuộc về hạng người tamnhân (1) phàm-nhân có giới-hạnh trong sạch làm nơi nương nhờ, rồi thực hành pháp-hành thiềnđịnh, có khả năng dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm từ đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm.
    Như vậy, hành-giả đã chứng đắc đủ 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.
Sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn chỉ có sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ-ngũ-thiền sắcgiới thiện-tâm bậc cao nhất ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhikāla), có đệ-ngũ-thiền sắc-giới quả-tâm gọi là sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh gọi là Vehapphalābhūmi (tầng trời
Quảng-quả-thiên).Người tam-nhân có tái-sinh-tâm là quả-tâm có đủ 3 thiệnnhân là vô-tham, vô-sân, vô-si (trí-tuệ).

    Chư phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạmthiên tột đỉnh có tuổi thọ 500 đại-kiếp trái đất.
Sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 bậc thiền sắcgiới thiện-tâm bậc thấp còn lại đều trở thành vô hiệu-quả nghiệp (ahosikamma), không có cơ hội cho quả được nữa.
     Vị phạm-thiên hưởng quả an-lạc trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy cho đến khi tuổi thọ hết, mới chuyển kiếp (chết), rồi tái-sinh kiếp kếtiếp trong cõi-giới khác, tùy theo nghiệp và quả
của nghiệp của vị phạm-thiên ấy.


    III- Cõi vô-sắc-giới có 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, chư phạm-thiên trong mỗi tầng trời
vô-sắc-giới phạm-thiên có tuổi thọ khác nhau và nhất định.
     Vô-sắc-giới thiện-nghiệp có 4 loại trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cho quả táisinh kiếp kế-tiếp trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên. Chư phạm-thiên trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên chỉ có 4 uẩn là thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn mà thôi, không có sắc-uẩn. Cho nên, chư phạm-thiên trên cõi vô-sắc-giới chỉ có tâm mà không có thân.
     Hành-giả nào thuộc về hạng người tamnhân phàm-nhân có giới-hạnh trong sạch làm nơi nương nhờ, rồi thực hành pháp-hành thiền- định, có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắcgiới thiện-tâm và tiếp theo chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm từ đệ-nhất-thiền vôsắc-giới thiện-tâm gọi là không-vô-biên-xứthiền thiện-tâm cho đến đệ-tứ-thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứthiền thiện-tâm tột đỉnh.
     Như vậy, hành-giả đã chứng đắc đủ 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắcgiới thiện-tâm.
     Sau khi hành-giả ấy chết, chắc chắn chỉ có vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ-tứ-thiền vôsắc-giới thiện-tâm bậc cao nhất ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhikāla), có đệ-tứ-thiền vô-sắc-giới quả-tâm gọi là phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm tột đỉnh là vô-sắc-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh gọi là Nevasaññānāsaññāyatanabhūmi (tầng trời phi-tưởng-phi-phitưởng-xứ-thiên).
     Chư phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh có tuổi thọ lâu 84.000 đạikiếp trái đất.
5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 3 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm bậc thấp còn lại đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không có cơ hội cho quả được nữa.
     Vị phạm-thiên hưởng quả an-lạc trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh ấy cho đến khi tuổi thọ hết, mới chuyển kiếp (chết), rồi táisinh kiếp kế-tiếp trong cõi-giới khác, tùy theo nghiệp và quả của nghiệp của vị phạm-thiên ấy. Trong tam-giới gồm có 31 cõi-giới, trong quyển sách nhỏ “Tìm Hiểu Kiếp Kế-Tiếp Của Mỗi Người” này chỉ đề cập đến con người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu là trái đất mà chúng ta đang sinh sống mà thôi. Bởi vì đó là vấn đề trọng đại mà mỗi người ai cũng cần phải hiểu
biết trước, để biết chuẩn bị sẵn sàng cho kiếp kế-tiếp của mình được như ý.
     Thật ra, mỗi người nên biết rằng: “Không có người nào là người trường sinh bất tử trên cõi
đời này được!”
     Mọi người đều biết chắc chắn không sớm thì muộn có ngày sẽ chết, nhưng đối với các phàmnhân hạng thường có 5 điều không biết khi nào sẽ chết:
      1- Không biết sẽ chết lúc ấu-niên hoặc trungniên hoặc lão-niên?
      2- Không biết sẽ chết vì bệnh gì hoặc vì nguyên nhân gì?
      3- Không biết sẽ chết lúc ban ngày hoặc lúc ban đêm?
      4- Không biết sẽ chết trong nhà hoặc ngoài nhà?
      5- Không biết sau khi chết rồi sẽ tái-sinh kiếp kế-tiếp trong cõi-giới nào?
     Con người trong cõi-giới của chúng ta có tuổi thọ không nhất định, sinh-mạng của mỗi người chúng ta không có chắc chắn. Vì vậy, mỗi người không biết sẽ chết như thế nào?
     Quyển sách nhỏ “Tìm Hiểu Kiếp Kế-Tiếp Của Mỗi Người” này có 2 phần:
      - Phần I: Các pháp căn bản.
      - Phần II: Tìm hiểu kiếp kế-tiếp của mỗi người.
     Nếu người tam-nhân giữ gìn giới-hạnh củamình được trong sạch trọn vẹn, có trí-tuệ hiểu biết giáo-pháp của Đức-Phật, tự lựa chọn cõi trời dục-giới nào để tái-sinh kiếp kế-tiếp của mình, thì kiếp hiện-tại cần phải giữ gìn giớihạnh của mình cho được trong sạch trọn vẹn, cố gắng tinh-tấn tạo mọi phước-thiện như phướcthiện bố-thí theo khả năng của mình, phướcthiện giữ-giới, phước-thiện hành-thiền, v.v… tạo
các đại-thiện-nghiệp đó là của riêng vĩnh viễn thật sự của mình, để làm nơi nương nhờ cho mình trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp v ị-lai trong vòngtử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài. Thật ra, đối với những người thiện tại gia biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, thực hành pháp-hành-giới giữ gìn ngũ-giới của mình cho được trong sạch trọn vẹn, đó là điều không khó khăn, thậm chí còn là điều rất dễ dàng nữa, bởi vì không cần phải cố gắng nhiều, chỉ cần có tác-ý tránh xa điều phạm giới mà thôi.
     Nếu người ác nào muốn phạm điều-giới nào thì cần phải cố gắng hội đầy đủ các chi-pháp phạm điều-giới ấy. Nếu thiếu chi-pháp nào thì người ác ấy không bị phạm điều-giới ấy.
     Như vậy, phạm một điều-giới nào, người ác cần phải cố gắng hội đầy đủ các chi-pháp phạm
điều-giới ấy, đó không phải là việc khó khăn sao?
     Còn người thiện chỉ có tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm giữ gìn điều-giới nào, với tác ý tránh xa phạm điều-giới ấy mà thôi, đó không phải là việc dễ dàng sao?
     Người thiện nào giữ gìn ngũ-giới trong sạch trọn vẹn là người có giới đến lúc lâm chung gần chết, có khả năng lựa chọn được 1 trong 6 cõi trời dục-giới để tái-sinh kiếp kế-tiếp.
     Như trong Chú-giải bài kinh Sakkapañha- sutta, có đoạn đề cập đến những người có giới
trong sạch trọn vẹn như sau: “Parisuddhasīlā nāma chasu devalokesu yatthicchanti, tattha nibbattanti.” (1) - Những người nào có giới trong sạch trọn vẹn, lúc lâm chung, có đại-thiện-tâm tỉnh táo sáng suốt muốn tái-sinh kiếp kế-tiếp trên cõi trời dục-giới nào trong 6 cõi trời dục-giới. Sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trên cõi trời dục-giới ấy đúng theo ý muốn của người ấy, rồi hưởng mọi sự an-lạc trên cõi trời dục-giới ấy cho đến
hết tuổi thọ.   
     Ví dụ: Tích cận-sự-nam Dhammika (2)   

    Một thuở nọ Đức-Phật ngự tại ngôi chùa Jetavana gần kinh-thành Sāvatthī. Khi ấy, ĐứcPhật thuyết giảng đề cập đến cận-sự-nam Dhammika được tóm lược như sau:
     Một hôm, cận-sự-nam Dhammika bị lâm bệnh nặng, lúc lâm chung, ông muốn được nghe chư tỳ-khưu tụng kinh, nên cận-sự-nam bảo người thân đến hầu đảnh lễ Ðức-Phật, kính xin ĐứcPhật cho phép chư tỳ-khưu đến nhà tụng kinh.

   *1 Chú-giải, Dī.Mahāvaggaṭṭhakathā,Sakkapañhasuttavaṇṇanā.

   *2 Dhannapadaṭṭhakathā, Yamakavagga, Dhammika upāsik.

    Khi chư tỳ-khưu đang tụng bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta: kinh Ðại-niệm-xứ, cận-sựnam nằm nhắm mắt nghe chư tỳ-khưu tụng kinh.
     Khi ấy, có 6 chiếc xe trời, mỗi chiếc xe có 1.000 con ngựa báu (1) kéo, được trang hoàng lộng lẫy từ 6 cõi trời dục-giới hiện xuống để đón rước cận-sự-nam Dhammika. Chư thiên ở mỗi cõi trời đều khẩn khoản mời ông rằng: 
   “Amhākaṃ devalokaṃ nessāma!Amhākaṃ devalokaṃ nessāma! ...”
   - Chúng tôi xin rước cận-sự-nam lên xe đế ncõi trời chúng tôi! - Chúng tôi xin rước cận-sự-nam lên xe đến cõi trời chúng tôi! Đó là đối-tượng gatinimitta (2) hiện ra, chỉ có một mình cận-sự-nam Dhammika nhìn thấy 6 chiếc xe trời và nghe tiếng thỉnh mời của các vị thiên-nam mà thôi.
    Cận-sự-nam không muốn nhóm chư-thiên ấy làm trở ngại việc nghe bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta, nên truyền bảo nhóm chưthiên ấy rằng: 1 1.000 con ngựa báu này do chư-thiên hóa ra làm phận sự kéo
xe trời, không phải là con ngựa thuộc loài súc-sinh. 2 Gatinimitta là đối-tượng cõi-giới hiện ra cho người lúc lâm chung gần chết.
     “Āgametha! Āgametha!”
      - Xin quý vị chờ tôi! Xin quý vị chờ tôi!
    Chư tỳ-khưu-Tăng đang tụng bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta, khi nghe cận-sự-nam nói như vậy, nên quý Ngài ngưng lại, bởi vì quý Ngài nghĩ rằng:
     “Cận-sự-nam Dhammika đang nói với chư tỳkhưu chúng ta.”
    Khi ấy, các người con của ông cận-sự-nam Dhammika bàn bạc với nhau rằng:
     “Từ trước đến nay, phụ-thân của chúng ta hoan-hỷ lắng nghe pháp không bao giờ biết đủ, chính phụ-thân đã bảo người đi thỉnh chư tỳkhưu đến tụng bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta cho phụ-thân nghe, nhưng mà bây giờ, phụ-thân lại ngăn cản chư tỳ-khưu không cho tụng bài kinh ấy. Tại sao như vậy?”
    Vì vậy, các con của cận-sự-nam Dhammika buồn mà khóc lớn tiếng. Chư tỳ-khưu bàn bạc với nhau rằng: “Bây giờ không hợp thời”, nên chư tỳ-khưu xin rời khỏi tư gia, trở về ngôi chùa Jetavana.
    Cận-sự-nam Dhammika không nghe tiếng tụng kinh mà nghe tiếng khóc than của các con
nên hỏi rằng:
     - Này các con! Tại sao các con khóc như vậy?
     - Thưa phụ-thân, chính phụ-thân đã bảo người đi thỉnh chư tỳ-khưu đến tụng bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta cho phụ-thân nghe. Nay, chính phụ-thân lại bảo chư tỳ-khưu ngưng tụng bài kinh ấy nữa. Thấy như vậy, nên chúng con buồn mà khóc than. Thưa phụ-thân.
    Cận-sự-nam Dhammika hỏi rằng:
     - Này các con! Quý Ngài Trưởng-lão đi đâu cả rồi?
     - Kính thưa phụ-thân, quý Ngài Trưởng-lão bàn bạc với nhau rằng: “Bây giờ không hợp
thời”, nên quý Ngài Trưởng-lão đã từ giã trở về chùa rồi. Thưa phụ-thân.
     - Này các con! Phụ-thân không phải bảo chư
tỳ-khưu ngưng tụng bài kinh ấy.
     - Kính thưa phụ-thân, nếu như vậy thì phụthân bảo ai vậy?
    Cận-sự-nam Dhammika giải đáp cho các con hiểu rằng:
     - Này các con! Có 6 chiếc xe trời, mỗi chiếc xe có 1.000 con ngựa báu (1) kéo, và được trang
hoàng lộng lẫy từ 6 cõi trời dục-giới hiện xuống để đón rước phụ-thân. Chư thiên ở mỗi cõi trời
đều khẩn khoản mời phụ-thân rằng: 1 1.000 con ngựa báu này do chư-thiên hóa ra làm phận sự kéo
xe trời, không phải là con ngựa thuộc loài súc-sinh.
                             “Amhākaṃ devaloke abhirama! Amhākaṃ devaloke abhirama!”
                             - Kính mời cận-sự-nam hóa-sinh lên cõi trời chúng tôi! Hưởng mọi sự an-lạc!
                             - Kính mời cận-sự-nam hóa-sinh lên cõi trời chúng tôi! Hưởng mọi sự an-lạc!
    Phụ-thân không muốn các chư-thiên ấy quấy rầy làm trở ngại nghe bài kinh ấy, nên phụ-thân
chỉ bảo nhóm chư-thiên ấy mà thôi.
     - Kính thưa phụ-thân, 6 chiếc xe trời ở đâu mà chúng con không thấy?
    Cận-sự-nam Dhammika biết rõ đó là đốitượng gatinimitta (đối-tượng cõi-giới sẽ tái-sinh kiếp kế-tiếp) chỉ có một mình cận-sự-nam thấy được mà thôi, nên cận-sự-nam tìm cách chứng minh cho các con tin 6 chiếc xe trời là có thật, nên cận-sự-nam Dhammika hỏi các con rằng:
     - Này các con! Vòng hoa dành cho phụ-thân có không?
     - Kính thưa phụ-thân, dạ có vòng hoa.
    Cận-sự-nam Dhammika lựa chọn cõi trời Tusitā (Ðâu-suất-đà-thiên) là cõi trời sẽ tái-sinh
kiếp kế-tiếp. Vì vậy, cận-sự-nam Dhammika dạy bảo các con rằng:
     - Này các con! Các con phát nguyện rằng:
    “Xin cho vòng hoa này treo vào đầu xe từ cõi trời Tusitā (Ðâu-suất-đà-thiên)”, rồi các con
ném vòng hoa ấy lên trên hư không. Vâng theo lời dạy bảo của phụ-thân, các con của cận-sự-nam Dhammika ném vòng hoa lên trên hư không, vòng hoa ấy tròng trên đầu chiếc xe đến từ cõi trời Tusitā (Ðâu-suất-đà-thiên). Thật ra, những người con của cận-sự-nam Dhammika chỉ nhìn thấy vòng hoa ấy treo lơ lửng trên hư không mà không thể nhìn thấy chiếc xe trời được, bởi vì chiếc xe trời này thuộc về loại sắc vi-tế, nên mắt thường con người không thể nhìn thấy được (chỉ có thiên-nhãnthông mới nhìn thấy được).
    Cận-sự-nam Dhammika hỏi các con rằng:
     - Này các con! Các con có nhìn thấy vòng hoa treo lơ lửng trên hư không hay không?
     - Kính thưa phụ-thân, chúng con đều nhìn thấy vòng hoa treo lơ lửng trên hư không. Thưa phụ-thân.
    Cận-sự-nam Dhammika giải thích rằng:
     - Này các con! Chiếc xe trời thuộc về sắc vitế, mắt thường của các con không thể nhìn thấy được, vòng hoa treo lơ lửng trên hư không mà các con thấy thật ra vòng hoa ấy được treo trên chiếc xe đến từ cõi trời Tusitā (Ðâu-suất-đà-thiên).
    Sau khi phụ-thân từ giã (chết) cõi người này, đại-thiện-nghiệp sẽ cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị thiên-nam trên cõi trời Tusitā ấy.
     - Này các con! Các con chớ có khổ tâm, nếu các con muốn sinh lên cõi trời Tusitā (Đâu-xuấtđà-thiên), thì kiếp hiện-tại này các nên tạo phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ-giới, phướcthiện hành-thiền, v,v … nhất là nên giữ gìn giới hạnh trong sạch trọn vẹn. Sau khi các con chết, đại-thiện-nghiệp sẽ cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trên cõi trời đúng như ý mà các con đã lựa chọn. Cận-sự-nam Dhammika khuyên răn dạy dỗ các con xong. Cận-sự-nam Dhammika lúc lâm
chung có đại-thiện-tâm tỉnh táo có đối-tượng gatinimitta là chiếc xe trời từ cõi-trời Tusitā (Ðâu-suất-đà-thiên) ấy, là đối-tượng của cận-tử lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta).
    Sau khi cận-sự-nam Dhammika chết, đại-thiệnnghiệp trong đại-thiện-tâm cho quả trong thờikỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhikāla) có đạiquả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta), làm phận-sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị thiên-nam Dhammika trên cõi trời Tusitā (Ðâusuất-đà-thiên) ấy, đúng như đã lựa chọn như ý.
    Toàn thể chư vị thiên-nam hoặc chư vị thiênnữ trên cõi-trời Tusitā (Đâu-xuất-đà-thiên) này đều có tuổi thọ 4.000 năm cõi trời, so sánh thời gian cõi người bằng 576 triệu năm, bởi vì 1 ngày 1 đêm cõi trời này bằng 400 năm cõi người. Chư vị thiên-nam, chư vị thiên-nữ ấy hưởng quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy cho đến khi hết tuổi thọ 4.000 năm tại cõi trời Đâu-xuất-đà-thiên (chết thi-thể biến mất), rồi tái-sinh kiếp kế-tiếp trong cõi-giới khác, tùy theo nghiệp và quả của nghiệp của mỗi vị thiên-nam, mỗi vị thiên-nữ ấy.
    Như vậy, người thiện nào có giới-hạnh trong sạch tạo mọi phước-thiện theo khả năng thuộc về đại-thiện-nghiệp của mình, người thiện ấy có quyền chủ-động tự lựa chọn 1 trong 6 cõi trời dục-giới cho mình trước, để sau khi người thiện ấy chết, đại-thiện-nghiệp ấy trong đại-thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trong cõi-giới mà người thiện ấy đã lựa chọn từ trước đúng như ý.
    * Quyển sách nhỏ “Tìm Hiểu Kiếp Kế-Tiếp Của Mỗi Người” này bần sư chỉ trình bày đặc biệt về người tam-nhân trong cõi Nam-thiệnbộ-châu mà thôi, bởi vì người tam-nhân này có tính chất đặc biệt hơn những chúng-sinh trong các cõi-giới khác.
    Người tam-nhân cõi Nam-thiện-bộ-châu này đặc biệt có khả năng trở thành Đức-Phật ChánhĐẳng-Giác, chư Phật Độc-Giác, nhị bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác, các bậc Thánh Đạithanh-văn-giác.      Còn những chúng-sinh trong các cõi-giới khác không thể trở thành các Bậc cao thượng như vậy. Bần sư đã dày công sưu tầm gom nhặt từ các nguồn tài liệu trong Tam-tạng Pāḷi, bộ Chú-giải Pāḷi và các bộ sách khác liên quan đến sự táisinh kiếp kế-tiếp chỉ được bấy nhiêu thôi!
    Tuy bần sư cố gắng hết mình giảng giải để giúp cho độc giả tìm hiểu rõ về kiếp kế-tiếp của mỗi người, song vì khả năng có hạn, nên chắc chắn không tránh khỏi những điều sơ sót, thậm chí còn có chỗ sai ngoài khả năng hiểu biết của bần sư.
    Để lần sau tái bản được hoàn thiện hơn, kính mong chư bậc thiện-trí có tâm từ chỉ giáo, góp ý chân tình.
    Kính xin quý vị xem soạn phẩm này như là của chung mà mỗi người trong chúng ta, ai cũng có bổn phận đóng góp xây dựng, để cho soạn phẩm này được hoàn hảo, hầu mong đem lại sự lợi ích chung, sự tiến hóa, sự an-lạc cho phần đông chúng ta.
    Bần sư kính cẩn đón nhận những lời đóng góp phê bình xây dựng ấy của chư bậc thiện-trí, và kính xin quý vị ghi nhận nơi đây lòng chân thành biết ơn sâu sắc của bần sư.
     * Quyển sách nhỏ “Tìm Hiểu Kiếp kế-tiếp Của Mỗi Người” này được hoàn thành do nhờ nhiều người giúp đỡ như là Dhammavara Sāmaṇera xem kỹ bản thảo, Dhammanandā upāsikā đã tận tâm xem kỹ lại bản thảo, dàn trang, làm thành quyển sách và được Nhà xuất bản Tôn giáo cho phép ấn hành.
    Bần sư vô cùng hoan-hỷ biết ơn tất cả quý vị.
    Nhân dịp này, con là Dhammarakkhita Bhikkhu (tỳ-khưu Hộ-Pháp) thành kính dâng phần pháp-thí thanh cao này đến Ngài ĐạiTrưởng-lão Hộ-Tông, Vaṃsarakkhitamahāthera là Sư Phụ của con, đồng thời kính dâng đến Ngài Đại-Trưởng-lão Thiện-Luật, Ngài ĐạiTrưởng-lão Bửu-Chơn, Ngài Đại-Trưởng-lão
Giới-Nghiêm, Ngài Trưởng-lão Hộ-Giác (chùa Từ-Quang), Ngài Trưởng-lão Hộ-Nhẫn (chùa
Thiền-Lâm, Huế) cùng chư Đại-Trưởng-lão đã dày công đem Phật-giáo Nguyên-thủy (Theravāda) về truyền bá trên quê hương Việt-Nam thân yêu, và xin kính dâng phần phước-thiện thanh cao này đến chư Đại-Trưởng-lão ở nước Thái-Lan, nước Myanmar (Miến-Điện), đã có công dạy dỗ con về pháp-học và pháp-hành.
    Con kính mong quý Ngài hoan-hỷ.

PL. 2566 / DL. 2022
Rừng Núi Viên Không
xã Tóc Tiên, thị xã Phú-Mỹ
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

 

 

 

Dowloand tại đây: Tim_Hieu_Kiep_Ke_Tiep_Cua_Moi_Nguoi/PDF

Monday April 3, 2023
Các bài viết khác :