Bậc A-la-hán Có Còn Phạm Giới Không?

Trích: Mi Tiên Vấn Đáp (HT. Giới Nghiêm)

- Bậc A-la- hán còn si mê không đại đức?

- Tâu, đã xa lìa hẳn si mê rồi.

- Thế các ngài còn phạm giới không?

- Có đôi khi còn giới phạm, tâu đại vương!

- Giới phạm do trường hợp nào, lý do nào?

- Tâu, các bậc A-la- hán phạm giới thường là do vô tâm, vô ý hay khôngbiết. Tất cả có bốn trường hợp:Thứ nhất: vô tâm, vô ý (hình thức thì có phạm nhưng nội dung, tínhchất thì không, vì vị ấy không cố ý, không tác ý).Thứ hai: do không phải thời (phi thời) mà tưởng là thời.Thứ ba: ngăn vật thực rồi mà tưởng là chưa ngăn.Thứ tư: đồ dùng không phải dư mà tưởng là dư (không phải xả mà xả)Đức vua Mi-lan-đà lắc đầu:

- Trẫm không đồng ý như thế. Bốn lý do đại đức đưa ra có thể tóm thành hailý do: phạm giới do vô tâm, không lưu tâm, tất là không chú tâm, khôngchánh niệm; và tội do không biết, là si mê. Một vị A-la- hán không thể nào simê và thiếu chú tâm, thiếu chánh niệm được!Đại đức Na tiên mỉm cười:

- Chí lý lắm. Nhưng đại vương hãy nghe đây. Giới của Đức Thế Tôn đặt ragồm có hai loại: những giới thuộc về thế gian, tức là những giới nằm trongđịnh luật nhận quả, có khen chê, có tội phước. Loại giới thứ hai, Đức ThếTôn chế định chỉ riêng cho bậc xuất gia mà thôi.Những tội thuộc về thế gian gọi là Loka vajja.Những tội thuộc về giới chế định gọi là Pannatti vajja.Những tội thuộc về thế gian, ví du nhự thập ác nghiệp: cư sĩ hoặc tỳ khưuđều phải thọ trì.Những tội thuộc về giới chế định chỉ dành cho hàng xuất gia: ví dụ ăn sáigiờ, nhổ cỏ, đào đất v.v... Loại chế định này, cư sĩ không thọ trì, họ phạmkhông có tội, nhưng tỳ khưu phạm thì tội. Các vị A-la- hán tuyệt đối khôngphạm các tội thuộc về thế gian (loka vajja) ví dụ mười ác nghiệp. Nhưng cáctội thuộc về chế định, đôi khi vô tâm, vô ý hoặc không biết, nên phạm phảicũng là lẽ thường thôi. Đại vương đừng nên đem chuyện thiếu chánh niệmvà si mê áp dụng vào đây!

- Xin đại đức giảng rộng hoặc ví dụ cho nghe về sự vô tâm, vô ý hoặc khôngbiết ấy.

- Tâu, vâng. Ví dụ có một vị A-la- hán trước đây là một nông phu, vị ấy chỉ biết về pháp hành, giác ngộ, giải thoát, ngoài ra, vị ấy có biết gì nữa không đại vương?

- Vị ấy biết về gieo hạt, trồng tỉa, những chuyện liên quan về cày bừa, gặthái v.v...

- Thế thì thiên văn, địa lý, sử truyện, văn phạm, cú pháp v.v... vị ấy có biếtkhông?

- Dĩ nhiên là không biết.

- Không biết ấy có phải là si mê không?

- Thưa, cái biết ấy thuộc về kiến thức thế gian, thuộc về trí thế gian, khônggọi là si mê được!

- Đúng thế. Khi không thấy biết tham, sân của mình, hành động theo thamsân, đắm đuối trong ngũ trần mới gọi là si mê. Vậy tại sao đại vương dámkhẳng định vị A-la- hán không biết, là si mê?

- Vâng, trẫm biết mình sai rồi.

- Lại nữa, ví dụ có vị A-la- hán sau khi đi khuất thực về, chánh niệm, tỉnh giác, lựa tìm một cội cây. Vị ấy chánh niệm, tỉnh giác soạn y bát ra, chánh niệm, tỉnh giác độ vật thực, chánh niệm tỉnh giác nhai, nuốt. Sau khi ăn xong, vị ấy dọn dẹp rửa ráy, cất đặt cũng hoàn toàn chánh niệm, tỉnh giác.Cũng chánh niệm tỉnh giác vị ấy đứng dậy hoàn toàn không hay biết, hoàn toàn không để ý lúc ấy đã quá ngọ. Như thế, vị ấy dùng vật thực phi thời(quá ngọ)

- tức là phi thời mà tưởng là thời! Vị ấy đã phạm giới do vô tâm, vô ý không biết; nhưng tâm thái hoàn toàn sáng suốt, định tĩnh, chứ đâu có lơ là, dễ duôi, thất niệm hoặc si mê, hở đại vương!- Trẫm biết rồi!- Ngăn vật thực rồi, mà tưởng là chưa ngăn; y áo, vật dụng không phải là dư thừa mà xả đi, cũng do vô ý, vô tâm như trên cả, tâu đại vương!

- Vâng!

- Ngoài ra, còn rất nhiều điều vị ấy chưa biết nên thực hành sai, nói sai,phạm vào những giới cấm thuộc về chế định (Pannatti vajja) - cũng làthường thôi! Chỉ có một điều vị ấy biết chắc chắn, đó là sự giải thoát và biếtnhững gì mình đã kinh nghiệm qua, thực hành, học hỏi hay thói quen trướcđây. Vị ấy không thể biết gì ngoài trình độ và sự chứng đắc của mình.Những vị biết về một thông, hai thông, ngũ thông... cũng vậy. Những vịthuộc lòng một tạng, hai tạng, ba tạng... cũng y như thế. Sở học, chứng đắcngang đâu thì biết ngang đó. Tất cả các vị A-la-hán đều có sự khiếm khuyếtvề kiến thức, về tâm, về tuệ. Chỉ có Phật Toàn Giác mới hoàn toàn mọiphương diện. Đại vương nên hiểu như vậy.

- Xin Đại đức bi mẫn tha thứ cho những hiểu lầm của trẫm.- Không có chi.

Monday September 13, 2021
Các bài viết khác :