Khemārāma tổng hợp và tóm tắt
Na hi verena verāni Sammantī'dha kudācanaṁ Averena ca sammanti Esa dhammo sanantano. |
Hatred is never appeased By hatred in this world. By non- hatred alone is hatred appeased. This is a law eternal. |
Với hận diệt hận thù, Đời này không có được. Không hận diệt hận thù, Là định luật ngàn thu. |
(_) Tích truyện Pháp cú
Kệ pháp cú được đức Thế Tôn thuyết tại Jetavana, đề cập đến nàng Vañhiṭṭḥiṃ (Thạch Nữ).
(*) Người vợ cả Vañhiṭṭhiṃ độc ác:
Sau khi người cha qua đời không bao lâu, người mẹ hỏi cưới một cô gái trong vùng làm vợ cho cậu con trai. Cô vợ hiếm hoi, ở với chồng một thời gian khá lâu mà không sinh nở. Biết hđược mẹ chồng muốn kiếm thêm vợ về cho con trai để có cháu nối dõi tông đường, Vañhiṭṭhiṃ đã tự xin đi kiếm vợ lẽ về cho chồng để được trọn quyền lựa người theo ý cô muốn. Tuy nhiên, khi kiếm vợ bé cho chồng rồi, Vañhiṭṭhiṃ sợ cô này nếu sanh được con trai thì sẽ nắm mọi quyền hành trong nhà. Vì vậy, cô vợ cả Vañhiṭṭhiṃ đã làm mọi cách để người vợ bé không sanh được con, dặn cô vợ bé mỗi khi cấn thai thì báo cho mình hay. Khi biết được tin cô vợ bé thọ thai, cô ta bèn trộn lẫn thuốc phá thai vào vật thực cho cô vợ bé và kết quả là cái thai bị xảo. Lần thứ 2 cũng diễn ra y như vậy nên cô vợ bé sinh nghi. Đến lần thứ 3, người vợ bé giữ kĩ chuyện mang thai cho đến khi bụng bầu lớn lên thì cô vợ lớn mới hay. Cô Vañhithiṃ nghĩ thầm: “Mưu kế của ta bị bại lộ rồi”. Từ đó, cô ta rình rập, chờ dịp nào cô vợ bé sơ ý ra tay, đến khi cái thai đã lớn, cô ta mới gặp cơ hội, bèn trộn thuốc phá thai vào thang thuốc bổ của cô vợ bé.
(*) Người vợ bé chết và nguyền rủa:
Cái thai đã già ngày tháng, nên không xảo ra, quay lại nằm ngang cửa tử cung,
dựng phụ nghe dạ dưới đau trằn dữ dội, nghi mình sắp thiệt mạng vì tay cô vợ lớn,
nên vừa khóc vừa thề nguyền rằng: “Một tay mày sát hại ba đứa con tao. Bây giờ tới
tao cũng chết vì tay mày, chết rồi tao sẽ đầu thai làm nữ Dạ Xoa (Yakkhinī) để ăn thịt
mấy đứa con mầy lại mà rửa hận”.
(*) Các kiếp luân hồi của hai cô vợ:
— Con gà mái (vợ lớn) và con mèo cái (vợ bé):
Dứt lời, cô vợ bé tắt hơi luôn, thọ sanh làm con mèo cái (majjārī) trong nhà. Còn cô Vañhiṭṭhiṃ bị chồng lôi ra mắng vì làm gia đình tuyệt tử tuyệt tôn, nói rồi còn thúc cùi chỏ, lên gối, thẳng tay đấm đá một cách tàn nhẫn. Bị trận đòn chí tử, cô Vañhiṭṭhiṃ đau nặng bỏ mình luôn, chuyển kiếp làm con gà mái trong nhà. Khi con gà mái đẻ trứng, con mèo cái rình trộm và ăn hết 3 lứa trứng của con gà. Con gà mái căm thù con mèo mới thề rằng: -- “Mày ăn của tao hết ba lứa trứng, bây giờ còn muốn ăn thịt của tao nữa, tao mà chết rồi đầu thai kiếp khác tao thề sẽ ăn thịt lũ con mầy lại báo oán”.
— Con beo cái (vợ lớn) và con nai cái (vợ bé):
Thế rồi con gà mái chết, đầu thai làm con beo cái (vợ lớn), còn con mèo cái khi chết đầu thai làm con nai cái (vợ bé). Đến khi con nai cái sinh con, ba lần đều bị con beo cái tìm đến ăn thịt con cả ba lần. Khi biết mình sắp chết, con nai cái thề rằng: “Mầy ăn thịt con tao ba lần, bây giờ còn sắp ăn thịt tao nữa, tao thề kiếp sau sẽ ăn thịt cả mầy lẫn con mầy mới hả dạ tao”.
— Hắc Nữ Dạ Xoa (bà chằn đen – vợ bé) và người con gái Sāvathī (vợ lớn):
Con nai cái chết hóa thân làm Hắc Nữ Dạ Xoa (bà chằn đen – vợ bé), còn con beo cái sau khi chết, đầu thai làm con gái một gia đình Trưởng giả ở kinh thành Sāvatthī (vợ lớn). Cô con gái lớn lên được gả về làm dâu trong một gia đình ở tận cổng làng, đến
khi thiếu phụ sanh đứa con đầu lòng, Dạ Xoa cái hiện đến hóa hình giống như bạn chí
thân của thiếu phụ, giả vờ hỏi thăm người nhà của thiếu phụ, vô buồng giả vờ ẵm đứa hài nhi sơ sinh, ăn thịt rồi biến mất. Hai lần đều như vậy nên đến lần thứ 3, người vợ xin chồng về quê mẹ sinh nở và thiếu phụ sanh đứa con thứ ba tại nhà cha mẹ ruột của mình tại thành Sāvatthī.
(*) Dâng cúng đứa trẻ cho đức Thế Tôn:
Lúc bấy giờ, nữ Dạ Xoa phải chuyền nước (tất cả Dạ Xoa ở quốc độ của vua Vessavana – Tỳ Sa Môn là vị Đại Thiên Vương trấn thủ phương Bắc, đều bị bắt đi đội chuyền nước từ hồ Anottattā – Thiên Lãnh. Công việc làm sau nầy kéo dài đến bốn năm tháng, khi được phóng thích, các Dạ Xoa khác đều bị bỏ mạng vì quá nhọc xác). Khi biết được người con gái Sāvatthī đã đi sanh con nơi khác, Dạ Xoa lấy làm tức tối, nói thầm một mình: “Dầu cho đi đàng nào, mày cũng không thoát khỏi tay tao”, lòng đang sôi sục hận thù, nó vụt chạy về phía trong thành Sāvatthī. Trên đường từ Sāvatthī trở về, hai vợ chồng dừng tại sông để tắm, lúc người chồng đang tắm còn người vợ đang cho đứa trẻ bú thì nữ Dạ Xoa vù vù chạy lại. Liệu chồng lên không kịp, thiếu phụ ẵm con quày quả cắm đầu chạy ngay vào trong Tịnh xá Jetavana.
Lúc bấy giờ, Đức Bổn Sư đang ngồi thuyết pháp giữa tứ chúng. Thiếu phụ đặt đứa hài nhi dưới chân Đức Như Lai, rồi bạch rằng: “Con xin cúng dường Đức Ngài đứa con nhỏ nầy, xin Ngài từ bi tế độ cứu sanh mạng con của con”. Ngoài cổng tam quan, nữ Dạ Xoa bị chư thiên Sumana (Thiện Ý) đứng trấn giữ nơi đó chận lại. Đức Phật cho con Dạ Xoa vào và dạy rằng nếu như hai chúng sanh ấy không gặp được đức Như Lai thì oan trái với nhau mãi mãi cho đến hết một kiếp của quả địa cầu nầy (kappa) như con rắn với con mông thử (Nāgamissatha) hễ gặp nhau là run rẩy, sừng sộ, sôi sục hận thù, hay như con quạ với con chim cú vậy. Ngài dạy rằng chỉ có lòng từ bi mới có thể dập được lửa hận thù, nói rồi ngài đọc bài kệ:
“Na hi verena verāni,
Sammantīdha kudācanaṃ;
Averena ca sammanti,
Esa dhammo sanantanoti”.
(*) Dạ Xoa nhập dòng Thánh đạo:
Bài kệ vừa dứt, nữ Dạ Xoa chứng được quả Tu Đà Hườn, thính chúng câu hội
nơi ấy cũng đều hưởng được sự lợi ích. Nghe lời đức Thế Tôn, thiếu phụ bạo gan đưa con mình qua tay nữ Dạ Xoa, nữ Dạ Xoa tiếp ẵm đứa bé vào lòng, hôn hít, nựng nịu rồi trao trả lại cho mẹ nó, rồi phát khóc ấm ức. Đức Phật dạy thiếu phụ hãy mang nữ Dạ Xoa về cho nó ở chung và cấp dưỡng cao lương mỹ vị cho nó. Thiếu phụ dắt nữ Dạ Xoa về nhà, cho ở một chái phía sau và hằng ngày cúng dường cơm cháo bánh trái, toàn thứ ngon lành thượng hạng. Nhờ sự giúp đỡ của Dạ Xoa, năm nào thiếu phụ cũng được trúng mùa, cửa nhà sung túc, trong khi mùa màng của những người khác đều bị hư hại vì mưa già hay nắng hạn. Cư dân biết vậy nên mang lễ vật đến cúng cấp cho nữ Dạ Xoa, nó trở thành thầy hướng dẫn nông nghiệp cho mọi người từ đó. Sau đó, bà ta có lập ra tám thứ thực phẩm do người bắt thăm dâng cúng (Salākabhattāni) và cái lệ này vẫn còn gìn giữ cho đến ngày nay.