DN 1: Brahmajāla – Kinh Phạm Võng – The All-embracing Net of Views

Monday March 27, 2023

 

BRAHMAJĀLASUTTA

KINH PHẠM VÕNG

(Việt dịch: Hòa thượng Thích Minh Châu)

THE ALL-EMBRACING NET OF VIEWS

(English Translation from Pāli: Maurice Walshe)

Parib­bāja­ka­kathā (DN 1) Tụng phẩm thứ nhất I. Talk on Wanderers (Paribbājakakathā)
1. evaṃ me sutaṃ — ekaṃ samayaṃ bhagavā antarā ca rājagahaṃ antarā ca nāḷandaṃ addhānamaggappaṭipanno hoti mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṃ pañcamattehi bhikkhusatehi. suppiyopi kho paribbājako antarā ca rājagahaṃ antarā ca nāḷandaṃ addhānamaggappaṭipanno hoti saddhiṃ antevāsinā brahmadattena māṇavena.

1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Ràjagaha (Vương Xá) và Nalandà, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị.

Lúc bấy giờ có Suppiya du sĩ ngoại đạo cũng đi trên con đường giữa Ràjagaha và Nalandà cùng với đệ tử, thanh niên Brahmadatta.

[1] 1.1. THUS HAVE I HEARD. (11) Once the Lord was travelling along the main road between Rājagaha and Nāḷandā (12) with a large company of some five hundred
monks.

And the wanderer Suppiya was also travelling on that road with his pupil the youth Brahmadatta.

tatra sudaṃ suppiyo paribbājako anekapariyāyena buddhassa avaṇṇaṃ bhāsati, dhammassa avaṇṇaṃ bhāsati, saṅghassa avaṇṇaṃ bhāsati; suppiyassa pana paribbājakassa antevāsī brahmadatto māṇavo anekapariyāyena buddhassa vaṇṇaṃ bhāsati, dhammassa vaṇṇaṃ bhāsati, saṅghassa vaṇṇaṃ bhāsati. itiha te ubho ācariyantevāsī aññamaññassa ujuvipaccanīkavādā bhagavantaṃ piṭṭhito piṭṭhito anubandhā {anubaddhā (ka. sī. pī.)} honti bhikkhusaṅghañca.

Suppiya, du sĩ ngoại đạo dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, còn đệ tử của du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta, lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng.

Như vậy cả hai thầy trò nói những lời hoàn toàn tương phản nhau trong khi đi sau lưng đức Phật và chúng Tỷ-kheo.

And Suppiya (13) was finding fault in all sorts of ways with the Buddha, the Dhamma and the Sangha, whereas his pupil Brahmadatta was speaking in various ways in their praise.

And so these two, teacher and pupil, directly opposing each other’s arguments, followed close behind the Lord and his order of monks. 

 

2. atha kho bhagavā ambalaṭṭhikāyaṃ rājāgārake ekarattivāsaṃ upagacchi {upagañchi (sī. syā. kaṃ. pī.)} saddhiṃ bhikkhusaṅghena. suppiyopi kho paribbājako ambalaṭṭhikāyaṃ rājāgārake ekarattivāsaṃ upagacchi {upagañchi (sī. syā. kaṃ. pī.)} antevāsinā brahmadattena māṇavena. tatrapi sudaṃ suppiyo paribbājako anekapariyāyena buddhassa avaṇṇaṃ bhāsati, dhammassa avaṇṇaṃ bhāsati, saṅghassa avaṇṇaṃ bhāsati; suppiyassa pana paribbājakassa antevāsī brahmadatto māṇavo anekapariyāyena buddhassa vaṇṇaṃ bhāsati, dhammassa vaṇṇaṃ bhāsati, saṅghassa vaṇṇaṃ bhāsati. itiha te ubho ācariyantevāsī aññamaññassa ujuvipaccanīkavādā viharanti. 2. Rồi Thế Tôn đến nghỉ một đêm tại Ambalatthikà, nhà nghỉ mát của vua, cùng với chúng Tỷ-kheo. Suppiya, du sĩ ngoại đạo cũng đến nghỉ một đêm tại Ambalatthikà, nhà nghỉ mát của vua, cùng với đệ tử, thanh niên Brahmadatta. Tại đây, du sĩ ngoại đạo Suppiya cũng dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng, còn người đệ tử của du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta, lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy cả hai thầy trò nói những lời tương phản nhau trong khi đi sau lưng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo.

1.2. Then the Lord stopped for one night with his monks at the royal park of Ambalaṭṭhikā. And Suppiya too stopped there for the night with his pupil Brahmadatta.

And Suppiya went on abusing the Buddha, the Dhamma and the Sangha, while his [2] pupil Brahmadatta defended them.

And thus disputing, they followed close behind the Buddha and his order of monks.

3. atha kho sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ rattiyā paccūsasamayaṃ paccuṭṭhitānaṃ maṇḍalamāḷe sannisinnānaṃ sannipatitānaṃ ayaṃ saṅkhiyadhammo udapādi — “acchariyaṃ, āvuso, abbhutaṃ, āvuso, yāvañcidaṃ tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sattānaṃ nānādhimuttikatā suppaṭividitā. ayañhi suppiyo paribbājako anekapariyāyena buddhassa avaṇṇaṃ bhāsati, dhammassa avaṇṇaṃ bhāsati, saṅghassa avaṇṇaṃ bhāsati; suppiyassa pana paribbājakassa antevāsī brahmadatto māṇavo anekapariyāyena buddhassa vaṇṇaṃ bhāsati, dhammassa vaṇṇaṃ bhāsati, saṅghassa vaṇṇaṃ bhāsati. itihame ubho ācariyantevāsī aññamaññassa ujuvipaccanīkavādā bhagavantaṃ piṭṭhito piṭṭhito anubandhā honti bhikkhusaṅghañcā”ti.

3. Và khi đêm vừa mới tàn, một số lớn chư Tăng, sau khi thức dậy, đã ngồi họp tại một gian nhà hình tròn và câu chuyện sau đây được bàn đến giữa chư Tăng.

- Này các Hiền giả, thật kỳ diệu thay! Này các Hiền giả, thật hy hữu thay! Thế Tôn, đấng Toàn Tri, Toàn Kiến, đấng A-la-hán, bậc Chánh Ðẳng Giác, đã thấu hiểu sự xu hướng sai khác của chúng sanh.

Suppiya, kẻ du sĩ ngoại đạo này dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng. Còn đệ tử du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta lại dùng vô số phương tiện, tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng.

Như vậy cả hai thầy trò đã nói những lời hoàn toàn tương phản trong khi đi sau lưng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo.

1.3. Now in the early morning a number of monks, having got up, gathered together and sat in the Round Pavilion, and this was the trend of their talk:

‘It is wonderful, friends, it is marvellous how the Blessed Lord, the Arahant, the fully-enlightened Buddha knows, sees and clearly distinguishes the different inclinations of beings!

For here is the wanderer Suppiya finding fault in all sorts of ways with the Buddha, the Dhamma and the Sangha, while his pupil Brahmadatta in various ways defends them.

And, still disputing, they follow closely behind the Blessed Lord and his order of monks.’

4. atha kho bhagavā tesaṃ bhikkhūnaṃ imaṃ saṅkhiyadhammaṃ viditvā yena maṇḍalamāḷo tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. nisajja kho bhagavā bhikkhū āmantesi — “kāyanuttha, bhikkhave, etarahi kathāya sannisinnā sannipatitā, kā ca pana vo antarākathā vippakatā”ti?

4. Lúc bấy giờ Thế Tôn được biết câu chuyện đang bàn giữa chư Tăng, liền đến tại gian nhà hình tròn và ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Thế Tôn nói với các vị Tỷ-Kheo:

- Này các Tỷ-kheo, câu chuyện gì được bàn đến trong khi các ngươi ngồi họp tại chỗ này? Vấn đề gì đã được bỏ dở chưa nói xong?

1.4. Then the Lord, being aware of what those monks were saying, went to the Round Pavilion and sat down on the prepared seat. Then he said:

‘Monks, what was the subject of your conversation just now? What talk have I interrupted?’

evaṃ vutte te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ — “idha, bhante, amhākaṃ rattiyā paccūsasamayaṃ paccuṭṭhitānaṃ maṇḍalamāḷe sannisinnānaṃ sannipatitānaṃ ayaṃ saṅkhiyadhammo udapādi — ‘acchariyaṃ, āvuso, abbhutaṃ, āvuso, yāvañcidaṃ tena bhagavatā jānatā passatā arahatā sammāsambuddhena sattānaṃ nānādhimuttikatā suppaṭividitā. ayañhi suppiyo paribbājako anekapariyāyena buddhassa avaṇṇaṃ bhāsati, dhammassa avaṇṇaṃ bhāsati, saṅghassa avaṇṇaṃ bhāsati; suppiyassa pana paribbājakassa antevāsī brahmadatto māṇavo anekapariyāyena buddhassa vaṇṇaṃ bhāsati, dhammassa vaṇṇaṃ bhāsati, saṅghassa vaṇṇaṃ bhāsati. itihame ubho ācariyantevāsī aññamaññassa ujuvipaccanīkavādā bhagavantaṃ piṭṭhito piṭṭhito anubandhā honti bhikkhusaṅghañcā’ti. ayaṃ kho no, bhante, antarākathā vippakatā, atha bhagavā anuppatto”ti.

Nghe nói như vậy, các Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn! Tại đây, khi đêm vừa mới tàn, chúng con sau khi dậy, ngồi họp tại nơi gian nhà hình tròn và giữa chúng con, câu chuyện sau đây được bàn đến: "Này các Hiền giả, thật kỳ diệu thay! Này các Hiền giả, thật hy hữu thay! Thế Tôn, đấng Toàn Tri, Toàn Kiến, đấng A-la-hán, bậc Chánh

Ðẳng Giác, đã thấu hiểu sự xu hướng sai khác của chúng sanh.

Suppiya, kẻ du sĩ ngoại đạo này dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng. Còn đệ tử du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta lại dùng vô số phương tiện, tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán Tăng.

Như vậy cả hai thầy trò đã nói những lời hoàn toàn tương phản trong khi đi sau lưng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo". Bạch Thế Tôn, đó là câu chuyện đang bàn đến nửa chừng của chúng con khi Thế Tôn đến!

And they told him.

5. “mamaṃ vā, bhikkhave, pare avaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, dhammassa vā avaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, saṅghassa vā avaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, tatra tumhehi na āghāto na appaccayo na cetaso anabhiraddhi karaṇīyā. mamaṃ vā, bhikkhave, pare avaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, dhammassa vā avaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, saṅghassa vā avaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, tatra ce tumhe assatha kupitā vā anattamanā vā, tumhaṃ yevassa tena antarāyo. mamaṃ vā, bhikkhave, pare avaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, dhammassa vā avaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, saṅghassa vā avaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, tatra ce tumhe assatha kupitā vā anattamanā vā, api nu tumhe paresaṃ subhāsitaṃ dubbhāsitaṃ ājāneyyāthā”ti? “no hetaṃ, bhante”.

5. - Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn.

Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi.

Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi công phẫn và phiền muộn, thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?

- Bạch Thế Tôn, không thể được!

1.5. ‘Monks, if anyone should speak in disparagement of me, of the Dhamma or of the Sangha, [3] you should not be angry, resentful or upset on that account.

If you were to be angry or displeased at such disparagement, that would only be a hindrance to you.

For if others disparage me, the Dhamma or the Sangha, and you are angry or displeased, can you recognise whether what they say is right or not?’

‘No, Lord.’

 

“mamaṃ vā, bhikkhave, pare avaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, dhammassa vā avaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, saṅghassa vā avaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, tatra tumhehi abhūtaṃ abhūtato nibbeṭhetabbaṃ — ‘itipetaṃ abhūtaṃ, itipetaṃ atacchaṃ, natthi cetaṃ amhesu, na ca panetaṃ amhesu saṃvijjatī’ti.

- Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật:

- "Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi".

‘If others disparage me, the Dhamma or the Sangha, then you must explain what is incorrect as being incorrect, saying:

“That is incorrect, that is false, that is not our way, (14) that is not found among us.”

6. “mamaṃ vā, bhikkhave, pare vaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, dhammassa vā vaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, saṅghassa vā vaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, tatra tumhehi na ānando na somanassaṃ na cetaso uppilāvitattaṃ karaṇīyaṃ. mamaṃ vā, bhikkhave, pare vaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, dhammassa vā vaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, saṅghassa vā vaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, tatra ce tumhe assatha ānandino sumanā uppilāvitā tumhaṃ yevassa tena antarāyo. mamaṃ vā, bhikkhave, pare vaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, dhammassa vā vaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, saṅghassa vā vaṇṇaṃ bhāseyyuṃ, tatra tumhehi bhūtaṃ bhūtato paṭijānitabbaṃ — ‘itipetaṃ bhūtaṃ, itipetaṃ tacchaṃ, atthi cetaṃ amhesu, saṃvijjati ca panetaṃ amhesū’ti.

6. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp, hay tán thán Tăng, thời các ngươi không nên hoan hỷ, vui mừng, tâm không nên thích thú.

Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, mà nếu các ngươi hoan hỷ, vui mừng và thích thú thời sẽ có hại cho các ngươi.

Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng, thời các ngươi hãy công nhận những gì đúng sự thật là đúng sự thật: "Như thế này, điểm này đúng sự thật, như thế này, điểm này chính xác, việc này có giữa chúng tôi, việc này đã xảy ra giữa chúng tôi".

1.6. ‘But, monks, if others should speak in praise of me, of the Dhamma or of the Sangha, you should not on that account be pleased, happy or elated.

If you were to be pleased, happy or elated at such praise, that would only be a hindrance to you.

If others praise me, the Dhamma or the Sangha, you should acknowledge the truth of what is true, saying: “That is correct, that is right, that is our way, that is found among us.”

Cūḷasīlaṃ (DN 1)

   
7. “appamattakaṃ kho panetaṃ, bhikkhave, oramattakaṃ sīlamattakaṃ, yena puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya. katamañca taṃ, bhikkhave, appamattakaṃ oramattakaṃ sīlamattakaṃ, yena puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya? 7. Này các Tỷ-kheo, thật chỉ thuộc các vấn đề không quan trọng, nhỏ nhặt, chỉ thuộc giới luật mà kẻ phàm phu tán thán Như Lai. Này các Tỷ-kheo, thế nào là những vấn đề không quan trọng, nhỏ nhặt, chỉ thuộc giới luật mà kẻ phàm phu tán thán Như Lai?

1.7. ‘It is, monks, for elementary, inferior matters of moral practice (15) that the worldling (16) would praise the Tathāgata. (17)

And what are these elementary, inferior matters for which the worldling would praise him?’

  (Tiểu Giới) Short Section on Morality (18)

8. “‘pāṇātipātaṃ pahāya pāṇātipātā paṭivirato samaṇo gotamo nihitadaṇḍo, nihitasattho, lajjī, dayāpanno, sabbapāṇabhūtahitānukampī viharatī’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

8. Sa-môn Gotama từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hữu tình.

- Này các Tỷ-kheo, đó là lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.

[4] 1.8. “‘Abandoning the taking of life, the ascetic Gotama dwells refraining from taking life, without stick or sword, scrupulous, compassionate, trembling for the welfare of all living beings.” Thus the worldling would praise the Tathāgata. (19)

♦ “‘adinnādānaṃ pahāya adinnādānā paṭivirato samaṇo gotamo dinnādāyī dinnapāṭikaṅkhī, athenena sucibhūtena attanā viharatī’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

Sa-môn Gotama từ bỏ lấy của không cho, tránh xa sự lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh không có trộm cướp.

- Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.

“Abandoning the taking of what is not given, the ascetic Gotama dwells refraining from taking what is not given, living purely, accepting what is given, awaiting what is given, without stealing.

♦ “‘abrahmacariyaṃ pahāya brahmacārī samaṇo gotamo ārācārī {anācārī (ka.)} virato {paṭivirato (katthaci)} methunā gāmadhammā’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

Sa-môn Gotama từ bỏ tà hạnh, tịnh tu phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ.

Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.

Abandoning unchastity, the ascetic Gotama lives far from it, aloof from the village-practice of sex. (20) 

9. “‘musāvādaṃ pahāya musāvādā paṭivirato samaṇo gotamo saccavādī saccasandho theto {ṭheto (syā. kaṃ.)} paccayiko avisaṃvādako lokassā’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

9. Sa-môn Gotama từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời.

Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.

1.9. “‘Abandoning false speech, the ascetic Gotama dwells refraining from false speech, a truth-speaker, one to be relied on, trustworthy, dependable, not a deceiver of the world.

♦ “‘pisuṇaṃ vācaṃ pahāya pisuṇāya vācāya paṭivirato samaṇo gotamo, ito sutvā na amutra akkhātā imesaṃ bhedāya, amutra vā sutvā na imesaṃ akkhātā amūsaṃ bhedāya. iti bhinnānaṃ vā sandhātā, sahitānaṃ vā anuppadātā samaggārāmo samaggarato samagganandī samaggakaraṇiṃ vācaṃ bhāsitā’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

Sa-môn Gotama từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi; nghe điều gì ở chỗ này, không đi nói đến chỗ kia để sanh chia rẽ ở những người nầy; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia.

Như vậy Sa-môn Gotama sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ đã hòa hợp, hoan hỷ trong hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp.

Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.

 

♦ “‘pharusaṃ vācaṃ pahāya pharusāya vācāya paṭivirato samaṇo gotamo, yā sā vācā nelā kaṇṇasukhā pemanīyā hadayaṅgamā porī bahujanakantā bahujanamanāpā tathārūpiṃ vācaṃ bhāsitā’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

Này các Tỷ-kheo, Sa-môn Gotama từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, những lời nói không lỗi lầm, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, Sa-môn Gotama nói những lời như vậy.

Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.

Abandoning malicious speech, he does not repeat there what he has heard here to the detriment of these, or repeat here what he has heard there to the detriment of those.

Thus he is a reconciler of those at variance and an encourager of those at one, rejoicing in peace, loving it, delighting in it, one who speaks up for peace.

♦ “‘samphappalāpaṃ pahāya samphappalāpā paṭivirato samaṇo gotamo kālavādī bhūtavādī atthavādī dhammavādī vinayavādī, nidhānavatiṃ vācaṃ bhāsitā kālena sāpadesaṃ pariyantavatiṃ atthasaṃhitan’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

Này các Tỷ-kheo, Sa-môn Gotama từ bỏ lời nói ỷ ngữ, tránh xa lời nói ỷ ngữ, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ, những lời hợp thời, thuận lý, có mạch lạc hệ thống, có ích lợi.

- Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.

Abandoning harsh speech, he refrains from it. He speaks whatever is blameless, pleasing to the ear, agreeable, reaching the heart, urbane, pleasing and attractive to the multitude.

Abandoning idle chatter, he speaks at the right time, what is correct and to the point, (21) of Dhamma and discipline. He is a speaker whose words are to be treasured, seasonable, [5] reasoned, well-defined and connected with the goal.” (22)

Thus the worldling would praise the Tathāgata.

10. ‘bījagāmabhūtagāmasamārambhā {samārabbhā (sī. ka.)} paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave ... pe ....

♦ “‘ekabhattiko samaṇo gotamo rattūparato virato {paṭivirato (katthaci)} vikālabhojanā....

♦ naccagītavāditavisūkadassanā {naccagītavāditavisukadassanā (ka.)} paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ mālāgandhavilepanadhāraṇam-aṇḍanavibhūsanaṭṭhānā paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ uccāsayanamahāsayanā paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ jātarūparajatapaṭiggahaṇā paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ āmakadhaññapaṭiggahaṇā paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ āmakamaṃsapaṭiggahaṇā paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ itthikumārikapaṭiggahaṇā paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ dāsidāsapaṭiggahaṇā paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ ajeḷakapaṭiggahaṇā paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ kukkuṭasūkarapaṭiggahaṇā paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ hatthigavassavaḷavapaṭiggahaṇā paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ khettavatthupaṭiggahaṇā paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ dūteyyapahiṇagamanānuyogā paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ kayavikkayā paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ tulākūṭakaṃsakūṭamānakūṭā paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ ukkoṭanavañcananikatisāciyogā {sāviyogā (syā. kaṃ. ka.)} paṭivirato samaṇo gotamo....

♦ chedanavadhabandhana-viparāmosāalopasahasākārā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

cūḷasīlaṃ niṭṭhitaṃ.

10. Sa-môn Gotama không làm hại đến các hạt giống và các loại cây cỏ;

Sa-môn Gotama dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn phi thời.

Sa-môn Gotama từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, diễn kịch.

Sa-môn Gotama từ bỏ không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang.

Sa-môn Gotama từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn.

Sa-môn Gotama từ bỏ không nhận vàng và bạc.

Sa-môn Gotama từ bỏ không nhận các hạt giống.

Sa-môn Gotama từ bỏ không nhận thịt sống.

Sa-môn Gotama từ bỏ không nhận đàn bà, con gái.

Sa-môn Gotama từ bỏ không nhận nô tỳ gái và trai.

Sa-môn Gotama từ bỏ không nhận cừu và dê.

Sa-môn Gotama từ bỏ không nhận gia cầm và heo.

Sa-môn Gotama từ bỏ không nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái.

Sa-môn Gotama từ bỏ không nhận ruộng nương đất đai.

Sa-môn Gotama từ bỏ không phái người môi giới hoặc tự mình làm môi giới.

Sa-môn Gotama từ bỏ không buôn bán.

Sa-môn Gotama từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường.

Sa-môn Gotama từ bỏ các tà hạnh, như hối lộ, gian trá, lừa đảo.

Sa-môn Gotama từ bỏ không làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá.

- Này các Tỷ-kheo, đó là những lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.

[Dứt phần Tiểu Giới].

1.10. “‘The ascetic Gotama is a refrainer from damaging seeds and crops.

He eats once a day and not at night, refraining from eating at improper times. (23)

He avoids watching dancing, singing, music and shows.

He abstains from using garlands, perfumes, cosmetics, ornaments and adornments.

He avoids using high or wide beds.

He avoids accepting gold and silver. (24)

He avoids accepting raw grain or

raw flesh,

he does not accept women and young girls,

male or female slaves,

sheep and goats,

cocks and pigs,

elephants, cattle, horses and mares,

fields and plots; (25)

he refrains from running errands,

from buying and selling,

from cheating with false weights and measures,

from bribery and corruption, deception and insincerity,

from wounding, killing, imprisoning, highway robbery, and taking food by force.”

Thus the worldling would praise the Tathāgata.’ 

Majjhimasīlaṃ (DN 1) (Trung Giới) [Middle Section on Morality]
11. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpaṃ bījagāmabhūtagāmasamārambhaṃ anuyuttā viharanti, seyyathidaṃ {seyyathīdaṃ (sī. syā.)} — mūlabījaṃ khandhabījaṃ phaḷubījaṃ aggabījaṃ bījabījameva pañcamaṃ {pañcamaṃ iti vā (sī. syā. ka.)}; iti evarūpā bījagāmabhūtagāmasamārambhā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

11. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống làm hại các hạt giống và cây cối. Như các hạt giống từ rễ sanh, hạt giống từ ngành cây sanh, hạt giống từ đất sanh, hạt giống từ chiết cây sanh và thứ năm là hạt giống từ hạt giống sanh.

Còn Sa-môn Gotama thì không làm hại hột giống hay cây cối nào.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.

1.11. “‘Whereas, gentlemen, some ascetics and Brahmins, feeding on the food of the faithful, are addicted to the destruction of such seeds as are propagated from roots, from stems, from joints, from cuttings, from seeds, the ascetic Gotama refrains from such destruction.”

Thus the worldling would praise the Tathāgata. [6]

12. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpaṃ sannidhikāraparibhogaṃ anuyuttā viharanti, seyyathidaṃ — annasannidhiṃ pānasannidhiṃ vatthasannidhiṃ yānasannidhiṃ sayanasannidhiṃ gandhasannidhiṃ āmisasannidhiṃ iti vā iti evarūpā sannidhikāraparibhogā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

12. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống cất chứa và thọ hưởng các đồ vật. Như cất chứa các món ăn, cất chứa các đồ uống, cất chứa vải, cất chứa xe cộ, cất chứa các đồ nằm, cất chứa các hương liệu, cất chứa các mỹ vị. Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ không cất chứa các vật trên.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.

1.12. “‘Whereas some ascetics and Brahmins, feeding on the food of the faithful, remain addicted to the enjoyment of stored-up goods

such as food, drink, clothing, carriages, beds, perfumes, meat, the ascetic Gotama refrains from such enjoyment.

13. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpaṃ visūkadassanaṃ anuyuttā viharanti, seyyathidaṃ — naccaṃ gītaṃ vāditaṃ pekkhaṃ akkhānaṃ pāṇissaraṃ vetāḷaṃ kumbhathūṇaṃ {kumbhathūnaṃ (syā. ka.), kumbhathūṇaṃ (sī.)} sobhanakaṃ {sobhanagharakaṃ (sī.), sobhanagarakaṃ (syā. kaṃ. pī.)} caṇḍālaṃ vaṃsaṃ dhovanaṃ hatthiyuddhaṃ assayuddhaṃ mahiṃsayuddhaṃ {mahisayuddhaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)} usabhayuddhaṃ ajayuddhaṃ meṇḍayuddhaṃ kukkuṭayuddhaṃ vaṭṭakayuddhaṃ daṇḍayuddhaṃ muṭṭhiyuddhaṃ nibbuddhaṃ uyyodhikaṃ balaggaṃ senābyūhaṃ anīkadassanaṃ iti vā iti evarūpā visūkadassanā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

13. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống theo các du hí không chân chánh như múa, hát, nhạc, kịch, ngâm vịnh, nhịp tay, tụng chú, đánh trống, diễn các tuồng thần tiên, mãi võ,

đấu voi, đấu ngựa, đấu trâu, đấu bò đực, đấu dê, đấu cừu, đấu gà, đấu chim cun cút, đấu gậy, đấu quyền, đấu vật, đánh giặc giả, dàn trận, thao dượt, diễn binh.

Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ các loại du hí không chân chánh như trên.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.

1.13. “‘Whereas some ascetics and Brahmins... remain addicted to attending such shows as dancing, singing, music, displays, recitations, hand-music, cymbals and drums, fairy-shows, (26) acrobatic and conjuring tricks, (27)

combats of elephants, buffaloes, bulls, goats, rams, cocks and quail, fighting with staves, boxing, wrestling, shamfights, parades, manoeuvres and military reviews,

the ascetic Gotama refrains from attending such displays.

14. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpaṃ jūtappamādaṭṭhānānuyogaṃ anuyuttā viharanti, seyyathidaṃ — aṭṭhapadaṃ dasapadaṃ ākāsaṃ parihārapathaṃ santikaṃ khalikaṃ ghaṭikaṃ salākahatthaṃ akkhaṃ paṅgacīraṃ vaṅkakaṃ mokkhacikaṃ ciṅgulikaṃ {ciṅgulakaṃ (ka. sī.)} pattāḷhakaṃ rathakaṃ dhanukaṃ akkharikaṃ manesikaṃ yathāvajjaṃ iti vā iti evarūpā jūtappamādaṭṭhānānuyogā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

14. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống đánh bài và theo các trò giải trí như cờ tám hình vuông, cờ mười hình vuông, cờ trên không, trò chơi trên đất, chỉ bước vào những ô có quyền bước, trò chơi quăng thẻ rồi chụp nhưng không cho sụp đống thẻ, chơi súc sắc, chơi khăng, lấy tay làm viết,

chơi banh, chơi thổi kèn bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ, chơi đoán chữ viết thiếu trên không hay trên lưng, chơi đoán tư tưởng, chơi bắt chước bộ điệu.

Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ đánh bài và các loại giải trí như trên.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.

1.14. “‘Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to such games and idle pursuits as eight- or tenrow chess, (28) ‘chess in the air’, (29) hopscotch, spillikins, dicing, hitting sticks, ‘hand-pictures’,

ball-games, blowing through toy pipes, playing with toy ploughs, turning somersaults, playing with toy windmills, measures, carriages, [7] and bows, guessing letters, (30) guessing thoughts, (31) mimicking deformities,

the ascetic Gotama refrains from such idle pursuits

15. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpaṃ uccāsayanamahāsayanaṃ anuyuttā viharanti, seyyathidaṃ — āsandiṃ pallaṅkaṃ gonakaṃ cittakaṃ paṭikaṃ paṭalikaṃ tūlikaṃ vikatikaṃ uddalomiṃ ekantalomiṃ kaṭṭissaṃ koseyyaṃ kuttakaṃ hatthattharaṃ assattharaṃ rathattharaṃ {hatthattharaṇaṃ assattharaṇaṃ rathattharaṇaṃ (sī. ka. pī.)} ajinappaveṇiṃ kadalimigapavarapaccattharaṇaṃ sauttaracchadaṃ ubhatolohitakūpadhānaṃ iti vā iti evarūpā uccāsayanamahāsayanā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

15. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, cũng vẫn sống dùng các giường cao và giường lớn như ghế bành, ghế dài, nệm trải giường bằng len, vải trải giường nhiều tấm nhiều màu, chăn len trắng, chăn len thêu bông, nệm bông, nệm thêu hình các con thú, mền bằng lông thú cả hai phía,

mền bằng lông thú một phía, mền có đính ngọc, mền bằng lụa, tấm thảm lớn có thể chứa mười sáu người múa,

nệm voi, nệm ngựa, nệm xe, nệm bằng da sơn dương khâu lại với nhau, nệm bằng da con sơn dương gọi là kadali, tấm khảm với lầu che phía trên, ghế dài có đầu gối chân màu đỏ. Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ không dùng các giường cao và giường lớn như trên.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.

1.15. “‘Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to high and wide beds and long chairs, couches adorned with animal figures, (32)

fleecy or variegated coverlets, coverlets with hair on both sides or one side, silk coverlets, embroidered with gems or without,

elephant-, horse- or chariot-rugs, choice spreads of antelope-hide, couches with awnings, or with red cushions at both ends, the ascetic Gotama refrains from such high
and wide beds.

16. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpaṃ maṇḍanavibhūsanaṭṭhānānuyogaṃ anuyuttā viharanti, seyyathidaṃ — ucchādanaṃ parimaddanaṃ nhāpanaṃ sambāhanaṃ ādāsaṃ añjanaṃ mālāgandhavilepanaṃ {mālāvilepanaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)} mukhacuṇṇaṃ mukhalepanaṃ hatthabandhaṃ sikhābandhaṃ daṇḍaṃ nāḷikaṃ asiṃ {khaggaṃ (sī. pī.), asiṃ khaggaṃ (syā. kaṃ.)} chattaṃ citrupāhanaṃ uṇhīsaṃ maṇiṃ vālabījaniṃ odātāni vatthāni dīghadasāni iti vā iti evarūpā maṇḍanavibhūsanaṭṭhānānuyogā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

16. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, cũng vẫn sống dùng các đồ trang sức và mỹ phẩm. Như thoa dầu, đấm bóp, tắm, đập tay chân cho mềm dẻo, gương, kem đánh mặt, vòng hoa và phấn son, phấn mặt, sáp mặt,

vòng tay, tóc giả trên đầu, gậy cầm tay, ống thuốc, gươm, lọng, dép thêu, khăn đầu, ngọc, phất trần, vải trắng có viền tua dài.

Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ không dùng các loại trang sức và mỹ phẩm như trên.

Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.

1.16. “‘Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to such forms of self-adornment and
embellishment as rubbing the body with perfumes, massaging, bathing in scented water, shampooing, using mirrors, ointments, garlands, scents, unguents, cosmetics,

bracelets, headbands, fancy sticks, bottles, swords, sunshades, decorated sandals, turbans, gems, yak-tail fans, long-fringed white robes, the ascetic Gotama refrains from such self-adornment.

17. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpaṃ tiracchānakathaṃ anuyuttā viharanti, seyyathidaṃ — rājakathaṃ corakathaṃ mahāmattakathaṃ senākathaṃ bhayakathaṃ yuddhakathaṃ annakathaṃ pānakathaṃ vatthakathaṃ sayanakathaṃ mālākathaṃ gandhakathaṃ ñātikathaṃ yānakathaṃ gāmakathaṃ nigamakathaṃ nagarakathaṃ janapadakathaṃ itthikathaṃ {itthikathaṃ purisakathaṃ (syā. kaṃ. ka.)} sūrakathaṃ visikhākathaṃ kumbhaṭṭhānakathaṃ pubbapetakathaṃ nānattakathaṃ lokakkhāyikaṃ samuddakkhāyikaṃ itibhavābhavakathaṃ iti vā iti evarūpāya tiracchānakathāya paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

17. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống nói những câu chuyện vô ích, tầm thường như câu chuyện về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, các câu chuyện hãi hùng, câu chuyện về chiến tranh,

câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về giường nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị tứ, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ,

câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về đàn ông, câu chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện về người đã chết, các câu chuyện tạp thoại, câu chuyện về hiện trạng của thế giới, hiện trạng của đại dương, câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu.

Còn Sa-môn Gotama từ bỏ không nói những câu chuyện vô ích, tầm thường kể trên.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.

1.17. “‘Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to such unedifying conversation (33) as about kings, robbers, ministers, armies, dangers, wars,

food, drink, clothes, beds, garlands, perfumes, relatives, carriages, villages, towns and cities, countries,

women, [8] heroes, street- and well-gossip, talk of the departed, desultory chat, speculations about land and sea, (34) talk about being and non-being, (35)

the ascetic Gotama refrains from such conversation.

18. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpaṃ viggāhikakathaṃ anuyuttā viharanti, seyyathidaṃ — na tvaṃ imaṃ dhammavinayaṃ ājānāsi, ahaṃ imaṃ dhammavinayaṃ ājānāmi, kiṃ tvaṃ imaṃ dhammavinayaṃ ājānissasi, micchā paṭipanno tvamasi, ahamasmi sammā paṭipanno, sahitaṃ me, asahitaṃ te, purevacanīyaṃ pacchā avaca, pacchāvacanīyaṃ pure avaca, adhiciṇṇaṃ te viparāvattaṃ, āropito te vādo, niggahito tvamasi, cara vādappamokkhāya, nibbeṭhehi vā sace pahosīti iti vā iti evarūpāya viggāhikakathāya paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

18. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống bàn luận tranh chấp, như nói: "Ngươi không biết pháp và luật này, tôi biết pháp và luật này. Sao ngươi có thể biết pháp và luật này?

Ngươi đã phạm vào tà kiến, tôi mới thật đúng chánh kiến; lời nói của tôi mới tương ưng, lời nói của ngươi không tương ưng; lời nói của ngươi không tương ưng, những điều đáng nói trước ngươi lại nói sau, những điều đáng nói sau ngươi lại nói trước, chủ kiến của ngươi đã bị bài bác;

câu nói của ngươi đã bị thách đấu; ngươi đã bị thuyết bại. Hãy đến mà giải vây lời nói ấy; nếu có thể được, gắng thoát ra khỏi lối bí".

Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ những cuộc biện luận tranh chấp đã kể trên.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy người phàm phu tán thán Như Lai.

1.18. “‘Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to disputation such as: ‘You don’t understand this doctrine and discipline - I do!’ ‘How could you understand this doctrine and discipline?’

‘Your way is all wrong — mine is right!’ ‘I am consistent - you aren’t!’ ‘You said last what you should have said first, and you said first what you should have said last!’

‘What you took so long to think up has been refuted!’ ‘Your argument has been overthrown, you’re defeated!’ ‘Go on, save your doctrine — get out of that if you can!’

the ascetic Gotama refrains from such disputation. (36)

19. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpaṃ dūteyyapahiṇagamanānuyogaṃ anuyuttā viharanti, seyyathidaṃ — raññaṃ, rājamahāmattānaṃ, khattiyānaṃ, brāhmaṇānaṃ, gahapatikānaṃ, kumārānaṃ “idha gaccha, amutrāgaccha, idaṃ hara, amutra idaṃ āharā”ti iti vā iti evarūpā dūteyyapahiṇagamanānuyogā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

19. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống cho đưa các tin tức, hoặc tự đứng làm môi giới, như cho các vua, cho các đại thần của vua, cho các vị Sát-đế-lỵ, cho các vị Bà-la-môn, cho các gia chủ, cho các thanh niên và nói rằng: "Hãy đi đến chỗ ấy, hãy đi lại chỗ kia; mang cái này lại, đem cái này đến chỗ kia".

Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ không cho đưa các tin tức và tự đứng làm môi giới.

Như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.

1.19. “‘Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to such things as running errands and messages, such as for kings, ministers, nobles, Brahmins, householders and young men who say: ‘Go here — go there! Take this there — bring that from there!’

the ascetic Gotama refrains from such errand-running.

20. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te kuhakā ca honti, lapakā ca nemittikā ca nippesikā ca, lābhena lābhaṃ nijigīṃsitāro ca {lābhena lābhaṃ nijigiṃ bhitāro (sī. syā.), lābhena ca lābhaṃ nijigīsitāro (pī.)} iti {iti vā, iti (syā. kaṃ. ka.)} evarūpā kuhanalapanā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

majjhimasīlaṃ niṭṭhitaṃ.

20. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống lừa đảo, nói lời siểm nịnh, gợi ý, dèm pha, lấy lợi cầu lợi. Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ không lừa đảo và siểm nịnh như trên.

Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.

[Dứt phần Trung Giới].

1.20. “‘Whereas some ascetics and Brahmins remain addicted to deception, patter, hinting, belittling, and are always .on the make for further gains, the ascetic Gotama refrains from such deception.” Thus the worldling would praise the Tathāgata.’ (37)
Mahāsīlaṃ (DN 1) (Ðại Giới) [Large Section on Morality]
21. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpāya tiracchānavijjāya micchājīvena jīvitaṃ kappenti, seyyathidaṃ — aṅgaṃ nimittaṃ uppātaṃ supinaṃ lakkhaṇaṃ mūsikacchinnaṃ aggihomaṃ dabbihomaṃ thusahomaṃ kaṇahomaṃ taṇḍulahomaṃ sappihomaṃ telahomaṃ mukhahomaṃ lohitahomaṃ aṅgavijjā vatthuvijjā khattavijjā {khettavijjā (bahūsu)} sivavijjā bhūtavijjā bhūrivijjā ahivijjā visavijjā vicchikavijjā mūsikavijjā sakuṇavijjā vāyasavijjā pakkajjhānaṃ saraparittāṇaṃ migacakkaṃ iti vā iti evarūpāya tiracchānavijjāya micchājīvā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

21. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà hạnh như xem tướng tay chân, chiêm tướng, triệu tướng, mộng tướng, thân tướng, dấu chuột cắn,

tế lửa, tế muỗng, dùng miệng phun hột cải v.v... vào lửa, tế vỏ lúa, tế tấm, tế gạo, tế thục tô, tế dầu, tế máu, khoa xem chi tiết, khoa xem địa lý, khoa xem mộng, khoa cầu thần ban phước, khoa cầu ma quỷ, khoa dùng bùa chú khi ở trong nhà bằng đất,

khoa rắn, khoa thuốc độc, khoa bọ cạp, khoa chim, khoa chim quạ, khoa đoán số mạng, khoa ngừa tên bắn, khoa biết tiếng nói của chim.

Còn Sa-môn Gotama thì tránh xa những tà hạnh kể trên.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.

1.21. “‘Whereas some ascetics and Brahmins, feeding on the food of the faithful, make their living by such base arts, such wrong means of livelihood as palmistry, (38) divining by signs, portents, dreams, body-marks, mouse-gnawings,

fire-oblations, oblations from a ladle, of husks, ricepowder, rice-grains, ghee or oil, from the mouth or of blood, reading the finger-tips, house- and garden-lore, skill in charms, ghost-lore, earth-house lore, (39)

snake-lore, poison-lore, rat-lore, bird-lore, crow-lore, foretelling a person’s life-span, charms against arrows, knowledge of animals’ cries,

the ascetic Gotama refrains from such base arts and wrong means of livelihood.

22. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpāya tiracchānavijjāya micchājīvena jīvitaṃ kappenti, seyyathidaṃ — maṇilakkhaṇaṃ vatthalakkhaṇaṃ daṇḍalakkhaṇaṃ satthalakkhaṇaṃ asilakkhaṇaṃ usulakkhaṇaṃ dhanulakkhaṇaṃ āvudhalakkhaṇaṃ itthilakkhaṇaṃ purisalakkhaṇaṃ kumāralakkhaṇaṃ kumārilakkhaṇaṃ dāsalakkhaṇaṃ dāsilakkhaṇaṃ hatthilakkhaṇaṃ assalakkhaṇaṃ mahiṃsalakkhaṇaṃ {mahisalakkhaṇaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)} usabhalakkhaṇaṃ golakkhaṇaṃ ajalakkhaṇaṃ meṇḍalakkhaṇaṃ kukkuṭalakkhaṇaṃ vaṭṭakalakkhaṇaṃ godhālakkhaṇaṃ kaṇṇikālakkhaṇaṃ kacchapalakkhaṇaṃ migalakkhaṇaṃ iti vā iti evarūpāya tiracchānavijjāya micchājīvā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

22. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn nuôi sống mình bằng những tà mạng như xem tướng các hòn ngọc, tướng que gậy, tướng áo quần, tướng gươm kiếm, tướng mũi tên, tướng cây cung, tướng võ khí,

tướng đàn bà, tướng đàn ông, tướng thiếu niên, tướng thiếu nữ, tướng đầy tớ nam, tường đầy tớ nữ, tướng voi, tướng ngựa, tướng trâu, tướng bò đực, tướng bò cái, tướng dê, tướng cừu, tướng gia cầm, tướng chim cun cút, tướng con cắc kè, tướng vật tai dài, tướng ma, tướng thú vật.

Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ những tà mạng kể trên.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.

1.22. “‘Whereas some ascetics and Brahmins make their living by such base arts as judging the marks of gems, sticks, clothes, swords, spears, arrows, weapons,

women, men, boys, girls, male and female slaves, elephants, horses, buffaloes, bulls, cows, goats, rams, cocks, quail, iguanas, bamboo-rats, (40) tortoises, deer,

the ascetic Gotama refrains from such base arts.

23. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpāya tiracchānavijjāya micchājīvena jīvitaṃ kappenti, seyyathidaṃ — raññaṃ niyyānaṃ bhavissati, raññaṃ aniyyānaṃ bhavissati, abbhantarānaṃ raññaṃ upayānaṃ bhavissati, bāhirānaṃ raññaṃ apayānaṃ bhavissati, bāhirānaṃ raññaṃ upayānaṃ bhavissati, abbhantarānaṃ raññaṃ apayānaṃ bhavissati, abbhantarānaṃ raññaṃ jayo bhavissati, bāhirānaṃ raññaṃ parājayo bhavissati, bāhirānaṃ raññaṃ jayo bhavissati, abbhantarānaṃ raññaṃ parājayo bhavissati, iti imassa jayo bhavissati, imassa parājayo bhavissati iti vā iti evarūpāya tiracchānavijjāya micchājīvā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

23. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng như đoán trước: Vua sẽ tiến quân, vua sẽ lui quân; vua bản xứ sẽ tấn công, vua ngoại bang sẽ triệt thối; vua ngoại bang sẽ tấn công, vua bản xứ sẽ triệt thối;

vua bản xứ sẽ thắng trận, vua ngoại bang sẽ bại trận; vua ngoại bang sẽ thắng trận, vua bản xứ sẽ bại trận. Như vậy sẽ có sự thắng trận cho phe bên này, sẽ có sự thất bại cho phe bên kia.

Còn Sa-môn Gotama thì từ bỏ những tà mạng kể trên.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.

1.23. “‘Whereas some ascetics and Brahmins make their living by such base arts as predicting: ‘The chiefs (41) will march out — the chiefs will march back’, ‘Our chiefs [10] will advance and the other chiefs will retreat’,

‘Our chiefs will win and the other chiefs will lose’, ‘The other chiefs will win and ours will lose’, ‘Thus there will be victory for one side and defeat for the other’,

the ascetic Gotama refrains from such base arts

24. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpāya tiracchānavijjāya micchājīvena jīvitaṃ kappenti, seyyathidaṃ — candaggāho bhavissati, sūriyaggāho {suriyaggāho (sī. syā. kaṃ. pī.)} bhavissati, nakkhattaggāho bhavissati, candimasūriyānaṃ pathagamanaṃ bhavissati, candimasūriyānaṃ uppathagamanaṃ bhavissati, nakkhattānaṃ pathagamanaṃ bhavissati, nakkhattānaṃ uppathagamanaṃ bhavissati, ukkāpāto bhavissati, disāḍāho bhavissati, bhūmicālo bhavissati, devadudrabhi {devadundubhi (syā. kaṃ. pī.)} bhavissati, candimasūriyanakkhattānaṃ uggamanaṃ ogamanaṃ saṃkilesaṃ vodānaṃ bhavissati, evaṃvipāko candaggāho bhavissati, evaṃvipāko sūriyaggāho bhavissati, evaṃvipāko nakkhattaggāho bhavissati, evaṃvipākaṃ candimasūriyānaṃ pathagamanaṃ bhavissati, evaṃvipākaṃ candimasūriyānaṃ uppathagamanaṃ bhavissati, evaṃvipākaṃ nakkhattānaṃ pathagamanaṃ bhavissati, evaṃvipākaṃ nakkhattānaṃ uppathagamanaṃ bhavissati, evaṃvipāko ukkāpāto bhavissati, evaṃvipāko disāḍāho bhavissati, evaṃvipāko bhūmicālo bhavissati, evaṃvipāko devadudrabhi bhavissati, evaṃvipākaṃ candimasūriyanakkhattānaṃ uggamanaṃ ogamanaṃ saṃkilesaṃ vodānaṃ bhavissati iti vā iti evarūpāya tiracchānavijjāya micchājīvā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

24. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng như đoán trước sẽ có nguyệt thực, sẽ có nhựt thực, sẽ có tinh thực;

mặt trăng, mặt trời sẽ đi đúng chánh đạo, mặt trăng, mặt trời sẽ đi ngoài chánh đạo, các tinh tú sẽ đi đúng chánh đạo, các tinh tú sẽ đi ngoài chánh đạo,

sẽ có sao băng, sẽ có lửa cháy các phương hướng, sẽ có động đất, sẽ có sấm trời, mặt trăng, mặt trời, các sao sẽ mọc, sẽ lặn, sẽ mờ, sẽ sáng,

nguyệt thực sẽ có kết quả như thế này, nhựt thực sẽ có kết quả như thế này, tinh thực sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng mặt trời đi đúng chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng mặt trời đi ngoài chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, các tinh tú đi đúng chánh đạo sẽ có kết quả như thế này, sao băng sẽ có kết quả như thế này, lửa cháy các phương hướng sẽ có kết quả như thế này, động đất sẽ có những kết quả như thế này, sấm trời sẽ có kết quả như thế này, mặt trăng, mặt trời, các sao mọc, lặn, mờ, sáng, sẽ có kết quả như thế này.

Còn Sa-môn Gotama thì tránh xa, không tự nuôi sống bằng những tà mạng kể trên.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.

1.24. “‘Whereas some ascetics and Brahmins make their living by such base arts as predicting an eclipse of the moon, the sun, a star;

that the sun and moon will go on their proper course — will go astray; that a star will go on its proper course — will go astray;

that there will be a shower of meteors, a blaze in the sky, an earthquake, thunder; a rising, setting, darkening, brightening of the moon, the sun, the stars; and ‘such will be the outcome of these things’,

the ascetic Gotama refrains from such base arts and wrong means of livelihood. [11] 

25. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpāya tiracchānavijjāya micchājīvena jīvitaṃ kappenti, seyyathidaṃ — suvuṭṭhikā bhavissati, dubbuṭṭhikā bhavissati, subhikkhaṃ bhavissati, dubbhikkhaṃ bhavissati, khemaṃ bhavissati, bhayaṃ bhavissati, rogo bhavissati, ārogyaṃ bhavissati, muddā, gaṇanā, saṅkhānaṃ, kāveyyaṃ, lokāyataṃ iti vā iti evarūpāya tiracchānavijjāya micchājīvā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

25. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng như đoán trước sẽ có nhiều mưa, sẽ có đại hạn, sẽ được mùa, sẽ mất mùa, sẽ được an ổn, sẽ có hiểm họa, sẽ có bịnh, sẽ không có bịnh, hay làm các nghề như đếm trên ngón tay, kế toán, cộng số lớn, làm thư, làm theo thế tình.

Còn Sa-môn Gotama tránh xa các tà hạnh kể trên.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.

1.25. “‘Whereas some ascetics and Brahmins make their living by such base arts as predicting good or bad rainfall; a good or bad harvest; security, danger; disease, health; or accounting, computing, calculating, poetic composition, philosophising,

the ascetic Gotama refrains from such base arts and wrong means of livelihood.

26. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpāya tiracchānavijjāya micchājīvena jīvitaṃ kappenti, seyyathidaṃ — āvāhanaṃ vivāhanaṃ saṃvaraṇaṃ vivaraṇaṃ saṃkiraṇaṃ vikiraṇaṃ subhagakaraṇaṃ dubbhagakaraṇaṃ viruddhagabbhakaraṇaṃ jivhānibandhanaṃ hanusaṃhananaṃ hatthābhijappanaṃ hanujappanaṃ kaṇṇajappanaṃ ādāsapañhaṃ kumārikapañhaṃ devapañhaṃ ādiccupaṭṭhānaṃ mahatupaṭṭhānaṃ abbhujjalanaṃ sirivhāyanaṃ iti vā iti evarūpāya tiracchānavijjāya micchājīvā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

26. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng. Như sắp đặt ngày lành để rước dâu hay rể, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để mượn hay tiêu tiền, dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú để khiến người bị rủi ro, dùng bùa chú để phá thai,

dùng bùa chú làm cóng lưỡi, dùng bùa chú khiến quai hàm không cử động, dùng bùa chú khiến cho người phải bỏ tay xuống, dùng bùa chú khiến cho tai bị điếc, hỏi gương soi, hỏi phù đồng, thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước, thờ mặt trời, thờ đại địa, phun ra lửa, cầu Siri thần tài.

Còn Sa-môn Gotama tránh xa các tà mạng kể trên.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.

1.26. “‘Whereas some ascetics and Brahmins make their living by such base arts as arranging the giving and taking in marriage, engagements and divorces; [declaring the time for] saving and spending, bringing good or bad luck, procuring abortions, (42)

using spells to bind the tongue, binding the jaw, making the hands jerk, causing deafness, getting answers with a mirror, a girl-medium, a deva; worshipping the sun or Great Brahma, breathing fire, invoking the goddess of luck,

the ascetic Gotama refrains from such base arts and wrong means of livelihood.

27. “‘yathā vā paneke bhonto samaṇabrāhmaṇā saddhādeyyāni bhojanāni bhuñjitvā te evarūpāya tiracchānavijjāya micchājīvena jīvitaṃ kappenti, seyyathidaṃ — santikammaṃ paṇidhikammaṃ bhūtakammaṃ bhūrikammaṃ vassakammaṃ vossakammaṃ vatthukammaṃ vatthuparikammaṃ ācamanaṃ nhāpanaṃ juhanaṃ vamanaṃ virecanaṃ uddhaṃvirecanaṃ adhovirecanaṃ sīsavirecanaṃ kaṇṇatelaṃ nettatappanaṃ natthukammaṃ añjanaṃ paccañjanaṃ sālākiyaṃ sallakattiyaṃ dārakatikicchā mūlabhesajjānaṃ anuppadānaṃ osadhīnaṃ paṭimokkho iti vā iti evarūpāya tiracchānavijjāya micchājīvā paṭivirato samaṇo gotamo’ti — iti vā hi, bhikkhave, puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

27. Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng như dùng các ảo thuật để được yên ổn, để khỏi làm các điều đã hứa, để được che chở khi ở trong nhà đất, để dương được thịnh, để làm người liệt dương,

để tìm đất tốt làm nhà, để cầu phước cho nhà mới, lễ rửa miệng, lễ hy sinh, làm cho mửa, làm cho xổ, bài tiết các nhơ bẩn về phía trên, bài tiết các nhơ bẩn về phía dưới, tẩy tịnh trong đầu,

thoa dầu trong tai, nhỏ thuốc mắt, cho thuốc qua lỗ mũi, xức thuốc mắt, thoa dầu cho mắt, chữa bịnh đau mắt, làm thầy thuốc mổ xẻ, chữa bịnh cho con nít, cho uống thuốc làm bằng các loại rễ cây, ngăn ngừa công hiệu của thuốc.

Còn Sa-môn Gotama tránh xa các tà mạng kể trên.

- Này các Tỷ-kheo, như vậy kẻ phàm phu tán thán Như Lai.

1.27. “‘Whereas some ascetics and Brahmins, feeding on the food of the faithful, make their living by such base arts, such wrong means of livelihood as appeasing the devas and redeeming vows to them, making earth-house spells, causing virility or impotence,

preparing and consecrating building-sites, giving ritual rinsings and bathings, making sacrifices, giving emetics, purges, expectorants and phlegmagogues,

giving ear-, eye-, nose-medicine, ointments and counterointments, eye-surgery, surgery, pediatry, using balms to counter the side-effects of previous remedies,

the ascetic Gotama refrains from such base arts and wrong means of livelihood.” (43) 

♦ “idaṃ kho, bhikkhave, appamattakaṃ oramattakaṃ sīlamattakaṃ, yena puthujjano tathāgatassa vaṇṇaṃ vadamāno vadeyya.

mahāsīlaṃ niṭṭhitaṃ.

Này các Tỷ-kheo, đấy là những vấn đề không quan trọng, nhỏ nhặt, chỉ thuộc giới luật mà kẻ phàm phu dùng để tán thán Như Lai.

[Dứt phần Đại Giới].

It is, monks, for such elementary, inferior matters of moral practice that the worldling would praise the Tathāgata.
Pubbantakappikā (DN 1) (62 loại Tà kiến) [The Sixty-Two Kinds of Wrong Views]
28. “atthi, bhikkhave, aññeva dhammā gambhīrā duddasā duranubodhā santā paṇītā atakkāvacarā nipuṇā paṇḍitavedanīyā, ye tathāgato sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti, yehi tathāgatassa yathābhuccaṃ vaṇṇaṃ sammā vadamānā vadeyyuṃ.

28. Này các Tỷ-kheo, lại có những pháp khác, sâu kín, khó thấu, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị chỉ những người trí mới nhận hiểu.

Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và tuyên thuyết. Và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

[12] 1.28.‘There are, monks, other matters, profound, hard to see, hard to understand, peaceful, excellent, beyond mere thought, subtle, to be experienced by the wise,

which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims, and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.

katame ca te, bhikkhave, dhammā gambhīrā duddasā duranubodhā santā paṇītā atakkāvacarā nipuṇā paṇḍitavedanīyā, ye tathāgato sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti, yehi tathāgatassa yathābhuccaṃ vaṇṇaṃ sammā vadamānā vadeyyuṃ?

Này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, không thể nhận hiểu bởi luận lý suông, tế nhị, chỉ những người trí mới có thể nhận hiểu.

Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và tuyên thuyết, và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến?

And what are these matters?’
29 . “santi , bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā pubbantakappīka pubbantānudiṭṭhino, pubbantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni {adhivuttipadāni (sī. pī.)} abhivadanti aṭṭhārasahi vatthūhi. te ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha pubbantakappīka pubbantānudiṭṭhino pubbantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti aṭṭhārasahi vatthūhi?

29. Này các Tỷ-kheo có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều sở kiến sai khác, với mười tám luận chấp.

Và y chỉ theo gì, căn cứ theo gì, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy luận bàn về phía quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ, đề xướng ra nhiều sở kiến sai khác với mười tám luận chấp?

1.29. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are speculators about the past, having fixed views about the past, and who put forward [13] various speculative theories about the past, in eighteen different ways.

On what basis, on what grounds do they do so?

Sassatavādo (DN 1)    
30 . “santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā sassatavādā, sassataṃ attānañca lokañca paññapenti catūhi vatthūhi. te ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha sassatavādā sassataṃ attānañca lokañca paññapenti catūhi vatthūhi?

30. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp rằng: "Bản ngã về thế giới là thường còn" với bốn luận chấp.

Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Thường trú luận, và chấp bản ngã và thế giới là thường còn với bốn luận chấp?

1.30. ‘There are some ascetics and Brahmins who are Eternalists, who proclaim the eternity of the self and the world in four ways.

On what grounds?

31. “idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusati, yathāsamāhite citte ( ) {(parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpattilese) (syā. ka.)} anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati. seyyathidaṃ — ekampi jātiṃ dvepi jātiyo tissopi jātiyo catassopi jātiyo pañcapi jātiyo dasapi jātiyo vīsampi jātiyo tiṃsampi jātiyo cattālīsampi jātiyo paññāsampi jātiyo jātisatampi jātisahassampi jātisatasahassampi anekānipi jātisatāni anekānipi jātisahassāni anekānipi jātisatasahassāni — ‘amutrāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṃ; tatrāpāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapanno’ti.

31. Này các Tỷ-kheo, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định;

khi tâm nhập định, vị ấy nhớ được nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, trăm đời, ngàn đời, trăm ngàn đời, vô số trăm đời, vô số ngàn đời, vô số trăm ngàn đời, nhớ rằng:

Khi được sanh tại chỗ ấy, tôi đã sống với tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, lạc thọ khổ thọ như thế này, tuổi thọ như thế này.

Từ chỗ ấy chết đi, tôi lại được sanh đến chỗ kia. Tại chỗ kia, tôi đã sống tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, lạc thọ, khổ thọ như thế này, tuổi thọ như thế này. Từ chỗ kia chết đi tôi được sanh tại chỗ này".

1.31. [Wrong view 1] (44) ‘Here, monks, a certain ascetic or Brahmin has by means of effort, exertion, application, earnestness and right attention attained to such a state of mental concentration that he thereby recalls past existences - one birth, two births, three, four, five, ten births, a hundred, a thousand, a hundred thousand births, several hundred, several thousand, several hundr

ed thousand births.“There my name was so-and-so, my clan was so-and-so, my caste was so-and-so, my food was such-and-such, I
experienced such-and-such pleasant and painful conditions, I lived for so long.

Having passed away from there, I arose there. There my name was so-and-so ... And having passed away from there, I arose here.”

iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati.

♦ “so evamāha — ‘sassato attā ca loko ca vañjho kūṭaṭṭho esikaṭṭhāyiṭṭhito; te ca sattā sandhāvanti saṃsaranti cavanti upapajjanti, atthitveva sassatisamaṃ. taṃ kissa hetu? ahañhi ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusāmi, yathāsamāhite citte anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarāmi seyyathidaṃ — ekampi jātiṃ dvepi jātiyo tissopi jātiyo catassopi jātiyo pañcapi jātiyo dasapi jātiyo vīsampi jātiyo tiṃsampi jātiyo cattālīsampi jātiyo paññāsampi jātiyo jātisatampi jātisahassampi jātisatasahassampi anekānipi jātisatāni anekānipi jātisahassāni anekānipi jātisatasahassāni — amutrāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṃ; tatrāpāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapannoti. iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarāmi. imināmahaṃ etaṃ jānāmi “yathā sassato attā ca loko ca vañjho kūṭaṭṭho esikaṭṭhāyiṭṭhito; te ca sattā sandhāvanti saṃsaranti cavanti upapajjanti, atthitveva sassatisaman”ti.

Như vậy người ấy nhớ nhiều đời quá khứ, với những đặc điểm và những chi tiết. Người ấy nói rằng: "Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đảnh núi, như trụ đá; còn những loại hữu tình kia thời lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường trú.

Tại sao vậy? Vì rằng tôi do nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm... còn những loại hữu tình kia thì lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường trú".

Thus he remembers various past [14], lives, their conditions and details. And he says: “The self and the world are eternal, barren (45) like a mountain-peak, set firmly as a post. These beings rush round, circulate, pass away and rearise, but this remains eternally.

Why so? I have by means of effort, exertion, attained to such a state of mental concentration that I have thereby recalled various past existences ... That is how I know the self and the world are eternal...”

idaṃ, bhikkhave, paṭhamaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā sassatavādā sassataṃ attānañca lokañca paññapenti. Này các Tỷ-kheo đó là lập trường thứ nhất, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số những vị Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, và chấp rằng bản ngã và thế giới là thường còn. That is the first way in which some ascetics and Brahmins proclaim the eternity of the self and the world.
32. “dutiye ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha sassatavādā sassataṃ attānañca lokañca paññapenti? 32. Trường hợp thứ hai, có những Sa-môn, Bà-la-môn y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Thường trú luận, và chấp rằng bản ngã và thế giới là thường còn? 1.32. [Wrong view 2] ‘And what is the second way?
idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusati, yathāsamāhite citte anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati. seyyathidaṃ — ekampi saṃvaṭṭavivaṭṭaṃ dvepi saṃvaṭṭavivaṭṭāni tīṇipi saṃvaṭṭavivaṭṭāni cattāripi saṃvaṭṭavivaṭṭāni pañcapi saṃvaṭṭavivaṭṭāni dasapi saṃvaṭṭavivaṭṭāni — ‘amutrāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṃ; tatrāpāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapanno’ti. iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati.

Này các Tỷ-kheo, ở đời này có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định,

khi tâm nhập định, vị ấy nhớ được nhiều đời sống quá khứ, như một thành kiếp hoại kiếp, hai thành kiếp hoại kiếp, ba thành kiếp hoại kiếp, mười thành kiếp hoại kiếp;

nhớ rằng: "Khi được sanh tại chỗ ấy, tôi đã sống với tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, lạc thọ khổ thọ như thế này...

Here, monks, a certain ascetic or Brahmin has by means of effort, exertion...

attained to such a state of mental concentration that he thereby recalls one period of contraction and expansion, (46) two such periods, three, four, five, ten periods of contraction and expansion...

“There my name was so-and-so...” [15]

“so evamāha — ‘sassato attā ca loko ca vañjho kūṭaṭṭho esikaṭṭhāyiṭṭhito; te ca sattā sandhāvanti saṃsaranti cavanti upapajjanti, atthitveva sassatisamaṃ. taṃ kissa hetu? ahañhi ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusāmi yathāsamāhite citte anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarāmi. seyyathidaṃ — ekampi saṃvaṭṭavivaṭṭaṃ dvepi saṃvaṭṭavivaṭṭāni tīṇipi saṃvaṭṭavivaṭṭāni cattāripi saṃvaṭṭavivaṭṭāni pañcapi saṃvaṭṭavivaṭṭāni dasapi saṃvaṭṭavivaṭṭāni. amutrāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṃ; tatrāpāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapannoti. iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarāmi. imināmahaṃ etaṃ jānāmi “yathā sassato attā ca loko ca vañjho kūṭaṭṭho esikaṭṭhāyiṭṭhito, te ca sattā sandhāvanti saṃsaranti cavanti upapajjanti, atthitveva sassatisaman”ti. ... còn những loại hữu tình kia lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường trú".  
idaṃ, bhikkhave, dutiyaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā sassatavādā sassataṃ attānañca lokañca paññapenti. Này các Tỷ-kheo, đó là lập trường thứ hai, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận và chấp rằng, bản ngã và thế giới thường còn. That is the second way in which some ascetics and Brahmins proclaim the eternity of the self and the world.
33. “tatiye ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha sassatavādā sassataṃ attānañca lokañca paññapenti? 33. Trường hợp thứ ba, những Sa-môn hay Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Thường trú luận, và cho rằng bản ngã và thế giới là thường còn? 1.33. [Wrong view 3] ‘And what is the third way?
idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusati, yathāsamāhite citte anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati. seyyathidaṃ — dasapi saṃvaṭṭavivaṭṭāni vīsampi saṃvaṭṭavivaṭṭāni tiṃsampi saṃvaṭṭavivaṭṭāni cattālīsampi saṃvaṭṭavivaṭṭāni — ‘amutrāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṃ; tatrāpāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapanno’ti. iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati.

Này các Tỷ-kheo, ở đời này có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định.

Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ được nhiều đời sống quá khứ, như mười thành kiếp hoại kiếp, hai mươi thành kiếp hoại kiếp, ba mươi thành kiếp hoại kiếp, bốn mươi thành kiếp hoại kiếp, năm mươi thành kiếp hoại kiếp;

nhớ rằng: "Khi được sanh tại chỗ ấy, tôi đã sống với tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, lạc thọ khổ thọ như thế này, tuổi thọ như thế này.

Từ chỗ ấy, chết đi, tôi lại được sanh đến chỗ kia. Từ chỗ ấy, chết đi, tôi lại được sanh đến chỗ kia. Tại chỗ kia, tôi đã sống với tên như thế này, giòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, lạc thọ khổ thọ như thế này, tuổi thọ như thế này. Từ chỗ kia chết đi, tôi được sanh tại chỗ này".

Như vậy người ấy nhớ nhiều đời quá khứ với những đặc điểm và những chi tiết.

Here, monks, a certain ascetic or Brahmin has by means of effort...

attained to such a state of mental concentration that he“There my name was so-and-so...” [16] recalls ten, twenty, thirty, forty periods of contraction and expansion. 

♦ “so evamāha — ‘sassato attā ca loko ca vañjho kūṭaṭṭho esikaṭṭhāyiṭṭhito; te ca sattā sandhāvanti saṃsaranti cavanti upapajjanti, atthitveva sassatisamaṃ. taṃ kissa hetu? ahañhi ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusāmi, yathāsamāhite citte anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarāmi. seyyathidaṃ — dasapi saṃvaṭṭavivaṭṭāni vīsampi saṃvaṭṭavivaṭṭāni tiṃsampi saṃvaṭṭavivaṭṭāni cattālīsampi saṃvaṭṭavivaṭṭāni — ‘amutrāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṃ; tatrāpāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapannoti. iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarāmi. imināmahaṃ etaṃ jānāmi “yathā sassato attā ca loko ca vañjho kūṭaṭṭho esikaṭṭhāyiṭṭhito, te ca sattā sandhāvanti saṃsaranti cavanti upapajjanti, atthitveva sassatisaman”ti.

Người ấy nói: "Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đảnh núi, như trụ đá; còn những loại hữu tình kia thì lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy, chúng vẫn thường trú. Tại sao vậy? Vì rằng tôi nhờ nhiệt tâm... nên tâm nhập định như vậy. Khi tâm nhập định như vậy, tôi nhớ được nhiều đời sống quá khứ, như mười thành kiếp, hoại kiếp... bốn mươi thành kiếp hoại kiếp". Nhớ rằng: "Khi được sanh tại chỗ ấy, tôi sống với tên như thế này... tôi được sanh tại chỗ này". Như vậy người ấy nhớ nhiều đời quá khứ với những với những đặc điểm và những chi tiết.

Người ấy nói: "Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đảnh núi, trụ đá... còn những loại hữu tình kia thì lưu chuyển, luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường trú".

 
idaṃ, bhikkhave, tatiyaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā sassatavādā sassataṃ attānañca lokañca paññapenti. Này các Tỷ-kheo, đó là lập trường thứ ba, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới thường còn. That is the third way in which some ascetics and Brahmins proclaim the eternity of the self and the world.
34. “catutthe ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha sassatavādā sassataṃ attānañca lokañca paññapenti? 34. Trường hợp thứ tư, những Sa-môn, Bà-la-môn y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Thường trú luận, và chấp bản ngã và thế giới thường còn? 1.34. [Wrong view 4] ‘And what is the fourth way?
idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā takkī hoti vīmaṃsī, so takkapariyāhataṃ vīmaṃsānucaritaṃ sayaṃ paṭibhānaṃ evamāha — ‘sassato attā ca loko ca vañjho kūṭaṭṭho esikaṭṭhāyiṭṭhito; te ca sattā sandhāvanti saṃsaranti cavanti upapajjanti, atthitveva sassatisaman’ti .

Này các Tỷ-kheo, ở đời có Sa-môn hay Bà-la-môn, là nhà suy luận, là nhà thẩm sát. Do sự chia chẻ của suy luận, và sự tùy thuận theo thẩm sát, vị này tuyên bố như thế này:

"Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đảnh núi, như trụ đá, còn những loại hữu tình kia thời lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy chúng vẫn thường còn".

Here a certain ascetic or Brahmin is a logician, (47) a reasoner. Hammering it out by reason, following his own line of thought, he argues:

“The self and the world are eternal, barren like a mountain-peak, set firmly as a post. These beings rush round, circulate, pass away and re-arise, but this remains forever.”

idaṃ, bhikkhave, catutthaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā sassatavādā sassataṃ attānañca lokañca paññapenti. Này các Tỷ-kheo, đó là lập trường thứ tư, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn. That is the fourth way in which some ascetics and Brahmins proclaim the eternity of the self and the world.
35. “imehi kho te, bhikkhave, samaṇabrāhmaṇā sassatavādā sassataṃ attānañca lokañca paññapenti catūhi vatthūhi. ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā sassatavādā sassataṃ attānañca lokañca paññapenti, sabbe te imeheva catūhi vatthūhi, etesaṃ vā aññatarena; natthi ito bahiddhā.

35. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn này, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn, với bốn luận chấp.

Nếu có những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương Thường trú luận, chấp rằng: "Bản ngã và thế giới là thường còn", chúng sẽ chấp cả bốn luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

1.35. ‘These are the four ways in which these ascetics and Brahmins are Etemalists, and proclaim the eternity of the self and the world on four grounds.

And whatever ascetics or Brahmins are Eternalists and proclaim the eternity of the self and the world, they do so on one or other of these four grounds. There is no other way.

36. “tayidaṃ, bhikkhave, tathāgato pajānāti — ‘ime diṭṭhiṭṭhānā evaṃgahitā evaṃparāmaṭṭhā evaṃgatikā bhavanti evaṃabhisamparāyā’ti, tañca tathāgato pajānāti, tato ca uttaritaraṃ pajānāti; tañca pajānanaṃ {pajānaṃ (?) dī. ni. 3.36 pāḷiaṭṭhakathā passitabbaṃ} na parāmasati, aparāmasato cassa paccattaññeva nibbuti viditā. vedanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ viditvā anupādāvimutto, bhikkhave, tathāgato.

36. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy". Như Lai biết như vậy, Ngài lại biết hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy.

Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm chứng được tịch tịnh. Ngài như thật biết sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ biết vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

1.36. ‘This, monks, the Tathāgata understands: These viewpoints thus grasped and adhered to will lead to such-and-such destinations in another world. This the Tathāgata knows, and more, but he is not [17] attached to that knowledge.

And being thus unattached he has experienced for himself perfect peace, and having truly understood the arising and passing away of feelings, their attraction and peril and the deliverance from them, the Tathāgata is liberated without remainder

37. “ime kho te, bhikkhave, dhammā gambhīrā duddasā duranubodhā santā paṇītā atakkāvacarā nipuṇā paṇḍitavedanīyā, ye tathāgato sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti, yehi tathāgatassa yathābhuccaṃ vaṇṇaṃ sammā vadamānā vadeyyuṃ.

paṭhamabhāṇavāro.

37. Những chấp pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt.

Những pháp ấy, Như Lai đã thắng tri, giác ngộ và tuyên thuyết; và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

1.37. ‘There are, monks, other matters, profound, hard to see, hard to understand, peaceful, excellent, beyond mere thought, subtle, to be experienced by the wise, which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims, and about

which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak. And what are these matters?’

[End of first recitation-section]

Ekaccasassatavādo (DN 1) Tụng phẩm thứ hai  
38. “santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā ekaccasassatikā ekaccāsassatikā ekaccaṃ sassataṃ ekaccaṃ asassataṃ attānañca lokañca paññapenti catūhi vatthūhi. te ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha ekaccasassatikā ekaccāsassatikā ekaccaṃ sassataṃ ekaccaṃ asassataṃ attānañca lokañca paññapenti catūhi vatthūhi?

1. Này các Tỷ-kheo, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác, với bốn luận chấp.

Và những Sa-môn, Bà-la-môn ấy, y chỉ gì, căn cứ gì chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác, với bốn luận chấp?

2.1. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are partly Etemalists and partly Non-Eternalists, who proclaim the partial eternity and the partial non-eternity of the self and the world in four ways.

On what grounds?

39. “hoti kho so, bhikkhave, samayo, yaṃ kadāci karahaci dīghassa addhuno accayena ayaṃ loko saṃvaṭṭati. saṃvaṭṭamāne loke yebhuyyena sattā ābhassarasaṃvattanikā honti. te tattha honti manomayā pītibhakkhā sayaṃpabhā antalikkhacarā subhaṭṭhāyino, ciraṃ dīghamaddhānaṃ tiṭṭhanti.

2. Này các Tỷ-kheo, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển hoại. Trong khi thế giới chuyển hoại, các loại hữu tình phần lớn sanh qua cõi Abhassara (Quang Âm thiên).

Ở tại đấy, những loại chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy một thời gian khá dài.

2.2. ‘There comes a time, monks, sooner or later after a long period, when this world contracts.

At a time of contraction, beings are mostly reborn in theAbhassara Brahmā (48) world. And there they dwell, mindmade, (49) feeding on delight, (50) self-luminous, moving through the air, glorious — and they stay like that for a very long time.

40. “hoti kho so, bhikkhave, samayo, yaṃ kadāci karahaci dīghassa addhuno accayena ayaṃ loko vivaṭṭati. vivaṭṭamāne loke suññaṃ brahmavimānaṃ pātubhavati. atha kho aññataro satto āyukkhayā vā puññakkhayā vā ābhassarakāyā cavitvā suññaṃ brahmavimānaṃ upapajjati. so tattha hoti manomayo pītibhakkho sayaṃpabho antalikkhacaro subhaṭṭhāyī, ciraṃ dīghamaddhānaṃ tiṭṭhati.

3. Này các Tỷ-kheo, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển thành. Trong khi thế giới này chuyển thành, Phạm cung được hiện ra, nhưng trống không.

Lúc bấy giờ, một hữu tình, hoặc thọ mạng đã tận, hay phước báo đã tận, mạng chung từ Quang Âm thiên, sanh qua Phạm cung trống rỗng ấy.

Vị ấy ở tại đấy, do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy trong một thời gian khá dài.

2.3. [Wrong view 5] ‘But the time comes, sooner or later after a long period, when this world begins to expand. In this expanding world an empty palace of Brahmā (51) appears.

And then one being, from exhaustion of his life-span or of his merits, (52) falls from the Abhassara world and arises in the empty Brahmā palace.

And there he dwells, mind-made, feeding on delight, selfluminous, moving through the air, glorious — and he stays like that for a very long time.

41. “tassa tattha ekakassa dīgharattaṃ nivusitattā anabhirati paritassanā upapajjati — ‘aho vata aññepi sattā itthattaṃ āgaccheyyun’ti. atha aññepi sattā āyukkhayā vā puññakkhayā vā ābhassarakāyā cavitvā brahmavimānaṃ upapajjanti tassa sattassa sahabyataṃ. tepi tattha honti manomayā pītibhakkhā sayaṃpabhā antalikkhacarā subhaṭṭhāyino, ciraṃ dīghamaddhānaṃ tiṭṭhanti.

4. Vị này, tại chỗ ấy, sau khi sống lâu một mình như vậy, khởi ý chán nản, không hoan hỷ và có kỳ vọng: "Mong sao có các loài hữu tình khác, cũng đến tại chỗ này!"

Lúc bấy giờ, các loài hữu tình khác, hoặc thọ mạng đã tận, hay phước báo đã tận, bị mệnh chung và từ thân Quang Âm thiên, sanh qua Phạm cung để làm bạn với vị hữu tình kia.

Những loại hữu tình ở đấy cũng do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy, trong một thời gian khá dài.

2.4. ‘Then in this being who has been alone for so long there arises unrest, discontent and worry, and he thinks: “Oh, if only some other beings would come here!”

And other beings, [18] from exhaustion of their life-span or of their merits, fall from the Abhassara world and arise in the Brahmā palace as companions for this being.

And there they dwell, mind-made, ... and they stay like that for a very long time.

42. “tatra, bhikkhave, yo so satto paṭhamaṃ upapanno tassa evaṃ hoti — ‘ahamasmi brahmā mahābrahmā abhibhū anabhibhūto aññadatthudaso vasavattī issaro kattā nimmātā seṭṭho sajitā {sajjitā (syā. kaṃ.)} vasī pitā bhūtabhabyānaṃ. mayā ime sattā nimmitā. taṃ kissa hetu? mamañhi pubbe etadahosi — “aho vata aññepi sattā itthattaṃ āgaccheyyun”ti. iti mama ca manopaṇidhi, ime ca sattā itthattaṃ āgatā’ti.

♦ “yepi te sattā pacchā upapannā, tesampi evaṃ hoti — ‘ayaṃ kho bhavaṃ brahmā mahābrahmā abhibhū anabhibhūto aññadatthudaso vasavattī issaro kattā nimmātā seṭṭho sajitā vasī pitā bhūtabhabyānaṃ. iminā mayaṃ bhotā brahmunā nimmitā. taṃ kissa hetu? imañhi mayaṃ addasāma idha paṭhamaṃ upapannaṃ, mayaṃ panamha pacchā upapannā’ti.

5. Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, vị hữu tình đầu tiên sanh qua nghĩ rằng: "Ta là Phạm thiên, Ðại Phạm thiên, Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Ðại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh.

Những loài hữu tình ấy do chính ta sanh ra.

Tại sao vậy? Vì chính do ta khởi niệm: Mong sao các loài hữu tình khác cũng đến tại chỗ này - Chính do sở nguyện của ta mà những loài hữu tình ấy đến tại chỗ này".

Các loài hữu tình đến sau cũng nghĩ như thế này: "Vị ấy là Phạm thiên, Ðại Phạm thiên, đấng Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Ðại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh. Chúng ta do vị Phạm thiên này hóa sanh.

Vì sao vậy? Vì ta đã thấy vị này sanh trước ở đây rồi. Còn chúng ta thì sanh sau."

2.5. ‘And then, monks, that being who first arose there thinks: “I am Brahma, the Great Brahma, the Conqueror, the Unconquered, the All-Seeing, the All-Powerful, the Lord, the Maker and Creator, Ruler, Appointer and Orderer, Father of All That Have Been and Shall Be.

These beings were created by me.

How so? Because I first had this thought: ‘Oh, if only some other beings would come here!’ That was my wish, and then these beings came into this existence!”

But those beings who arose subsequently think: “This, friends, is Brahma, Great Brahma, the Conqueror, the Unconquered, the All-Seeing, the All-Powerful, the Lord, the Maker and Creator, Ruler, Appointer and Orderer, Father of All That Have Been and Shall Be.

How so? We have seen that he was here first, and that we arose after him.” 

43. “tatra, bhikkhave, yo so satto paṭhamaṃ upapanno, so dīghāyukataro ca hoti vaṇṇavantataro ca mahesakkhataro ca. ye pana te sattā pacchā upapannā, te appāyukatarā ca honti dubbaṇṇatarā ca appesakkhatarā ca. 6. Này các Tỷ-kheo, vị hữu tình sanh ra đầu tiên ấy sống được lâu hơn, sắc tướng tốt đẹp hơn và được nhiều uy quyền hơn. Còn các loài hữu tình sanh sau thì sống ngắn hơn, sắc tướng ít tốt đẹp hơn và được ít quyền hơn. 2.6. ‘And this being that arose first is longer-lived, more beautiful and more powerful than they are.
44. “ṭhānaṃ kho panetaṃ, bhikkhave, vijjati, yaṃ aññataro satto tamhā kāyā cavitvā itthattaṃ āgacchati. itthattaṃ āgato samāno agārasmā anagāriyaṃ pabbajati. agārasmā anagāriyaṃ pabbajito samāno ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusati, yathāsamāhite citte taṃ pubbenivāsaṃ anussarati, tato paraṃ nānussarati.

Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra. Một trong các loài hữu tình ấy, sau khi từ bỏ thân kia lại thác sanh đến cõi này. Khi đến cõi này, vị ấy xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Sau khi xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ tới đời sống quá khứ ấy, chớ không nhớ xa hơn đời sống ấy.

And it may happen that some being falls from that realm and arises in this world. Having arisen in this world, he goes forth from the household life into homelessness.

Having gone forth, he by means of effort, exertion, application, earnestness and right attention attains to such a degree of mental concentration that he thereby recalls his last existence, but recalls none before that.

♦ “so evamāha — ‘yo kho so bhavaṃ brahmā mahābrahmā abhibhū anabhibhūto aññadatthudaso vasavattī issaro kattā nimmātā seṭṭho sajitā vasī pitā bhūtabhabyānaṃ, yena mayaṃ bhotā brahmunā nimmitā, so nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo sassatisamaṃ tatheva ṭhassati. ye pana mayaṃ ahumhā tena bhotā brahmunā nimmitā, te mayaṃ aniccā addhuvā appāyukā cavanadhammā itthattaṃ āgatā’ti.

Vị ấy nói rằng: "Vị kia là Phạm thiên, Ðại Phạm thiên, đấng Toàn năng, Tối thắng, Biến nhãn, Thượng tôn, Thượng đế, Sáng tạo chủ, Hóa sanh chủ, Ðại tôn, Chúa tể mọi định mạng, đấng Tự Tại, Tổ phụ các chúng sanh đã và sẽ sanh.

Chúng ta do vị Phạm thiên ấy hóa sanh. Vị ấy là thường hằng, kiên cố, thường trú, không bị chuyển biến, thường trú như vậy mãi mãi. Còn chúng ta do vị Phạm thiên ấy hóa sanh đến tại chỗ này. Chúng ta là vô thường, không kiên cố, yểu thọ và chịu sự biến dịch"

And he thinks: “That Brahmā,... he made us, and he is permanent, stable, eternal, not subject to change, the same for ever and ever.

But we who were [19] created by that Brahma, we are impermanent, unstable, short-lived, fated to fall away, and we have come to this world.” 

idaṃ kho, bhikkhave, paṭhamaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā ekaccasassatikā ekaccāsassatikā ekaccaṃ sassataṃ ekaccaṃ asassataṃ attānañca lokañca paññapenti. Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác. This is the first case whereby some ascetics and Brahmins are partly Eternalists and partly Non-Eternalists.
45. “dutiye ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha ekaccasassatikā ekaccāsassatikā ekaccaṃ sassataṃ ekaccaṃ asassataṃ attānañca lokañca paññapenti? 7. Trường hợp thứ hai, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác? 2.7. [Wrong view 6] ‘And what is the second way?
santi, bhikkhave, khiḍḍāpadosikā nāma devā, te ativelaṃ hassakhiḍḍāratidhammasamāpannā {hasakhiḍḍāratidhammasamāpannā (ka.)} viharanti. tesaṃ ativelaṃ hassakhiḍḍāratidhammasamāpannānaṃ viharataṃ sati sammussati {pamussati (sī. syā.)} . satiyā sammosā te devā tamhā kāyā cavanti. Này các Tỷ-kheo, có những hạng chư Thiên gọi là Khiddàpadosikà (bị nhiễm hoặc bởi dục lạc). Những vị này sống lâu ngày, mê say trong hý tiếu dục lạc. Vì sống lâu ngày, mê say trong hý tiếu dục lạc, nên bị thất niệm. Do thất niệm, các chư Thiên ấy thác sanh, từ bỏ thân thể chúng. There are, monks, certain devas called Corrupted by Pleasure. (53) They spend an excessive amount of time addicted to merriment, play and enjoyment, so that their mindfulness is dissipated, and by the dissipation of mindfulness those beings fall from that state.
46. “ṭhānaṃ kho panetaṃ, bhikkhave, vijjati yaṃ aññataro satto tamhā kāyā cavitvā itthattaṃ āgacchati. itthattaṃ āgato samāno agārasmā anagāriyaṃ pabbajati. agārasmā anagāriyaṃ pabbajito samāno ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusati, yathāsamāhite citte taṃ pubbenivāsaṃ anussarati, tato paraṃ nānussarati.

8. Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra. Một trong các loài hữu tình kia khi thác sanh từ bỏ thân thể ấy, lại sanh đến chỗ này. Khi đến tại chỗ này, vị ấy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định.

Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ đến đời sống quá khứ ấy, chớ không nhớ xa hơn đời sống ấy.

2.8. ‘And it can happen that a being, having fallen from that state, arises in this world. Having arisen in this world, he goes forth from the household life into homelessness.

Having gone forth, he by means of effort, exertion, ... recalls his last existence, but recalls none before that.

♦ “so evamāha — ‘ye kho te bhonto devā na khiḍḍāpadosikā, te na ativelaṃ hassakhiḍḍāratidhammasamāpannā viharanti. tesaṃ na ativelaṃ hassakhiḍḍāratidhammasamāpannānaṃ viharataṃ sati na sammussati. satiyā asammosā te devā tamhā kāyā na cavanti; niccā dhuvā sassatā avipariṇāmadhammā sassatisamaṃ tatheva ṭhassanti . ye pana mayaṃ ahumhā khiḍḍāpadosikā, te mayaṃ ativelaṃ hassakhiḍḍāratidhammasamāpannā viharimhā. tesaṃ no ativelaṃ hassakhiḍḍāratidhammasamāpannānaṃ viharataṃ sati sammussati. satiyā sammosā evaṃ mayaṃ tamhā kāyā cutā aniccā addhuvā appāyukā cavanadhammā itthattaṃ āgatā’ti.

9. Vị ấy nói rằng: "Những chư Thiên không bị nhiễm hoặc bởi dục lạc, chúng sống lâu ngày không mê say trong hý tiếu dục lạc. Vì sống lâu ngày không mê say trong hý tiếu dục lạc, nên không bị thất niệm.

Nhờ không thất niệm, nên những chư Thiên ấy không thác sanh từ bỏ thân thể của chúng, sống thường hằng, kiên cố, thường trú, không bị chuyển biến, thường trú như vậy mãi mãi.

Còn chúng ta đã bị nhiễm hoặc bởi dục lạc, sống lâu ngày mê say trong hý tiếu dục lạc. Vì chúng ta sống lâu ngày mê say trong hý tiếu dục lạc, nên bị thất niệm.

Do thất niệm, chúng ta từ bỏ thân thể này, sống vô thường, không kiên cố, yểu thọ, chịu sự biến dịch và thác sanh đến tại chỗ này".

2.9. ‘He thinks: “Those reverend devas who are not corrupted by pleasure do not spend an excessive amount of time addicted to merriment, play and enjoyment.

Thus their mindfulness is not dissipated, and so they do not fall from that state. They are permanent, stable, eternal, not subject to change, the same forever and [20] ever.

But we, who are corrupted by pleasure, spent an excessive amount of time addicted to merriment, play and enjoyment.

Thus we, by the dissipation of mindfulness, have fallen from that state, we are impermanent, unstable, short-lived, fated to fall away, and we have come to this world.”

idaṃ, bhikkhave, dutiyaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā ekaccasassatikā ekaccāsassatikā ekaccaṃ sassataṃ ekaccaṃ asassataṃ attānañca lokañca paññapenti. Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình, và vô thường đối với một hạng hữu tình khác. This is the second case.
47. “tatiye ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha ekaccasassatikā ekaccāsassatikā ekaccaṃ sassataṃ ekaccaṃ asassataṃ attānañca lokañca paññapenti? 10. Trường hợp thứ ba, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn với một hạng hữu tình, và vô thường đối với một hạng hữu tình khác? 2.10. [Wrong view 7] ‘And what is the third way?
santi, bhikkhave, manopadosikā nāma devā, te ativelaṃ aññamaññaṃ upanijjhāyanti. te ativelaṃ aññamaññaṃ upanijjhāyantā aññamaññamhi cittāni padūsenti. te aññamaññaṃ paduṭṭhacittā kilantakāyā kilantacittā . te devā tamhā kāyā cavanti.

Này các Tỷ-kheo, có những hạng chư Thiên gọi là Manopadosikà (bị nhiễm hoặc bởi tâm trí). Chúng sống lâu ngày nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau.

Vì sống lâu ngày nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau, tâm trí của chúng oán ghét lẫn nhau. Vì tâm trí oán ghét lẫn nhau, nên thân chúng mệt mỏi, tâm chúng mệt mỏi. Các hạng chư Thiên ấy thác sanh từ bỏ thân thể này của chúng.

There are, monks, certain devas called Corrupted in Mind. (54) They spend an excessive amount of time regarding each other with envy.

By this means their minds are corrupted. On account of their corrupted minds they become weary in body and mind. And they fall from that place.

48. “ṭhānaṃ kho panetaṃ, bhikkhave, vijjati yaṃ aññataro satto tamhā kāyā cavitvā itthattaṃ āgacchati. itthattaṃ āgato samāno agārasmā anagāriyaṃ pabbajati. agārasmā anagāriyaṃ pabbajito samāno ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusati, yathāsamāhite citte taṃ pubbenivāsaṃ anussarati, tato paraṃ nānussarati.

11. Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra. Một trong các vị hữu tình kia, khi thác sanh từ bỏ thân thể ấy, lại sanh đến cõi này.

Khi đến tại chỗ này, vị ấy xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy nhớ đến đời sống quá khứ ấy, nhưng không nhớ xa hơn đời sống ấy.

2.11. ‘And it can happen that a being, having fallen from that state, arises in this world.

He ... recalls his last existence, but recalls none before that.

♦ “so evamāha — ‘ye kho te bhonto devā na manopadosikā, te nātivelaṃ aññamaññaṃ upanijjhāyanti. te nātivelaṃ aññamaññaṃ upanijjhāyantā aññamaññamhi cittāni nappadūsenti. te aññamaññaṃ appaduṭṭhacittā akilantakāyā akilantacittā. te devā tamhā kāyā na cavanti, niccā dhuvā sassatā avipariṇāmadhammā sassatisamaṃ tatheva ṭhassanti. ye pana mayaṃ ahumhā manopadosikā, te mayaṃ ativelaṃ aññamaññaṃ upanijjhāyimhā. te mayaṃ ativelaṃ aññamaññaṃ upanijjhāyantā aññamaññamhi cittāni padūsimhā, te mayaṃ aññamaññaṃ paduṭṭhacittā kilantakāyā kilantacittā. evaṃ mayaṃ tamhā kāyā cutā aniccā addhuvā appāyukā cavanadhammā itthattaṃ āgatā’ti.

12. Vị ấy nói rằng: "Những vị chư Thiên không bị nhiễm hoặc bởi tâm trí, chúng sống lâu ngày không nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau.

Vì sống lâu ngày không nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau, tâm trí của chúng không oán ghét nhau. Vì tâm trí chúng không oán ghét nhau, nên thân chúng không mệt mỏi, tâm chúng không mệt mỏi. Những hàng chư Thiên ấy không thác sanh từ bỏ thân thể của chúng, sống thường hằng kiên cố, thường trú, không bị chuyển biến, thường trú như vậy mãi mãi".

Còn chúng ta bị nhiễm hoặc bởi tâm trí, sống lâu ngày nung nấu bởi sự đố kỵ lẫn nhau, nên tâm trí chúng ta oán ghét lẫn nhau. Vì tâm trí chúng ta oán ghét lẫn nhau, nên thân mệt mỏi và tâm mệt mỏi. Chúng ta thác sanh, từ bỏ thân này, sống vô thường không kiên cố, yểu thọ, chịu sự biến dịch và thác sanh đến tại chỗ này".

2.12. ‘He thinks: “Those reverend devas who are not corrupted in mind do not spend an excessive amount of time regarding each other with envy ...

They do not become corrupted in mind, or weary in body and mind, and so they do not fall from that state. They are permanent, stable, eternal... [21]

But we, who are corrupted in mind, ... are impermanent, unstable, short-lived, fated to fall away, and we have come to this world.”

idaṃ, bhikkhave, tatiyaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā ekaccasassatikā ekaccāsassatikā ekaccaṃ sassataṃ ekaccaṃ asassataṃ attānañca lokañca paññapenti. Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ ba, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác. This is the third case.
49. “catutthe ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha ekaccasassatikā ekaccāsassatikā ekaccaṃ sassataṃ ekaccaṃ asassataṃ attānañca lokañca paññapenti? 13. Trường hợp thứ tư, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác. 2.13. [Wrong view 8] ‘And what is the fourth way?
idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā takkī hoti vīmaṃsī. so takkapariyāhataṃ vīmaṃsānucaritaṃ sayaṃpaṭibhānaṃ evamāha — ‘yaṃ kho idaṃ vuccati cakkhuṃ itipi sotaṃ itipi ghānaṃ itipi jivhā itipi kāyo itipi, ayaṃ attā anicco addhuvo asassato vipariṇāmadhammo. yañca kho idaṃ vuccati cittanti vā manoti vā viññāṇanti vā ayaṃ attā nicco dhuvo sassato avipariṇāmadhammo sassatisamaṃ tatheva ṭhassatī’ti.

Này các Tỷ-kheo, có Sa-môn, hay Bà-la-môn là nhà suy luận, là nhà thẩm sát. Do sự chia chẻ biện bác của suy luận và sự tùy thuộc theo thẩm sát, vị này tuyên bố như thế này: "Cái gọi là mắt, là tai, là mũi, là lưỡi, là thân, cái bản ngã ấy vô thường, không kiên cố, không thường trú, bị chuyển biến.

Cái gọi là tâm, là ý, là thức, cái bản ngã ấy là thường còn, bất biến, thường trú, không bị chuyển biến, thường hằng như vậy mãi mãi".

Here, a certain ascetic or Brahmin is a logician, a reasoner. Hammering it out by reason, following his own line of thought, he argues: “Whatever is called eye or ear or nose or tongue or body, that is impermanent, unstable, noneternal, liable to change.

But what is called thought, (55) or mind or consciousness, that is a self that is permanent, stable, eternal, not subject to change, the same for ever and ever!”

idaṃ, bhikkhave, catutthaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā ekaccasassatikā ekaccāsassatikā ekaccaṃ sassataṃ ekaccaṃ asassataṃ attānañca lokañca paññapenti. Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ tư, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình, và vô thường đối với một hạng hữu tình khác. This is the fourth case.
50. “imehi kho te, bhikkhave, samaṇabrāhmaṇā ekaccasassatikā ekaccāsassatikā ekaccaṃ sassataṃ ekaccaṃ asassataṃ attānañca lokañca paññapenti catūhi vatthūhi. ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā ekaccasassatikā ekaccāsassatikā ekaccaṃ sassataṃ ekaccaṃ asassataṃ attānañca lokañca paññapenti, sabbe te imeheva catūhi vatthūhi, etesaṃ vā aññatarena; natthi ito bahiddhā.

14. Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn này chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn với bốn luận chấp.

Nếu có những Sa-môn hay Bà-la-môn chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn, chúng sẽ chấp cả bốn luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

2.14. ‘These are the four ways in which these ascetics and Brahmins are partly Eternalists and partly Non-Eternalists ...

Whatever ascetics and Brahmins ... proclaim the partial eternity and the partial non-eternity of the self and the world, they do so on one or other of these four grounds. There is no other way.

51. “tayidaṃ, bhikkhave, tathāgato pajānāti — ‘ime diṭṭhiṭṭhānā evaṃgahitā evaṃparāmaṭṭhā evaṃgatikā bhavanti evaṃabhisamparāyā’ti. tañca tathāgato pajānāti, tato ca uttaritaraṃ pajānāti, tañca pajānanaṃ na parāmasati, aparāmasato cassa paccattaññeva nibbuti viditā. vedanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ viditvā anupādāvimutto, bhikkhave, tathāgato.

15. Này các Tỷ-kheo, Như Lai biết rằng: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy".

Như Lai tuệ tri như vậy, Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật biết sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ biết vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

2.15. ‘This, monks, the Tathāgata understands: These [22] viewpoints thus grasped and adhered to will lead to such-and-such destinations in another world.

This the Tathāgata knows, and more, but he is not attached to that knowledge. And being thus unattached he has experienced for himself perfect peace, and having truly understood the arising and passing away of feelings, their attraction and peril and the deliverance from them, the Tathāgata is liberated without remainder.

52. “ime kho te, bhikkhave, dhammā gambhīrā duddasā duranubodhā santā paṇītā atakkāvacarā nipuṇā paṇḍitavedanīyā, ye tathāgato sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti, yehi tathāgatassa yathābhuccaṃ vaṇṇaṃ sammā vadamānā vadeyyuṃ. Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết. Những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến. ‘These, monks, are those other matters, profound, hard to see, hard to understand, peaceful, excellent, beyond mere thought, subtle, to be experienced by the wise, which the Tathāgata, having realised them by his own superknowledge, proclaims, and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.
antānantavādo (DN 1)    
53. “santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā antānantikā antānantaṃ lokassa paññapenti catūhi vatthūhi. te ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha antānantikā antānantaṃ lokassa paññapenti catūhi vatthūhi? 16. Này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là Hữu biên Vô biên với bốn luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên với bốn luận chấp? 2.16. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are Finitists and Infinitists, (56) and who proclaim the finitude and infinitude of the world on four grounds. What are they?
54. “idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusati, yathāsamāhite citte antasaññī lokasmiṃ viharati. 17. Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy sống ở trong đời với tư tưởng thế giới là hữu biên. 2.17. [Wrong view 9] ‘Here a certain ascetic or Brahmin has by means of effort...attained to such a state of concentration that he dwells perceiving the world as finite.
♦ “so evamāha — ‘antavā ayaṃ loko parivaṭumo. taṃ kissa hetu? ahañhi ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusāmi, yathāsamāhite citte antasaññī lokasmiṃ viharāmi. imināmahaṃ etaṃ jānāmi — yathā antavā ayaṃ loko parivaṭumo’ti. Vị ấy nói rằng: "Thế giới này là hữu biên, có một đường vòng chung quanh. Vì sao vậy? Vì tôi, nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, tôi sống với tư tưởng thế giới là hữu biên. Do đó tôi biết rằng thế giới này là hữu biên, có một đường vòng chung quanh". He thinks: “This world is finite and bounded by a circle. How so? Because I have... attained to such a state of concentration that I dwell perceiving the world as finite. Therefore I know that this world is finite and bounded by a circle.”
idaṃ, bhikkhave, paṭhamaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā antānantikā antānantaṃ lokassa paññapenti. Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, y chỉ theo đó, căn cứ theo đó, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên và vô biên. This is the first case
55. “dutiye ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha antānantikā antānantaṃ lokassa paññapenti? 18. Trường hợp thứ hai, có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên và vô biên? 2.18. [Wrong view 10] ‘And what is the second way?
idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusati, yathāsamāhite citte anantasaññī lokasmiṃ viharati. Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn, Bà-la-môn, nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy sống ở trong đời với tư tưởng thế giới là vô biên. Here a certain ascetic or Brahmin has [23] attained to such a state of concentration that he dwells perceiving the world as infinite.
♦ “so evamāha — ‘ananto ayaṃ loko apariyanto. ye te samaṇabrāhmaṇā evamāhaṃsu — “antavā ayaṃ loko parivaṭumo”ti, tesaṃ musā. ananto ayaṃ loko apariyanto. taṃ kissa hetu? ahañhi ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusāmi, yathāsamāhite citte anantasaññī lokasmiṃ viharāmi. imināmahaṃ etaṃ jānāmi — yathā ananto ayaṃ loko apariyanto’ti.

Vị ấy nói: "Thế giới này là vô biên, không có giới hạn". Những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: "Thế giới này là hữu biên, có một đường vòng xung quanh", những vị ấy nói không đúng sự thật. Thế giới này là vô biên, không có giới hạn.

Tại sao vậy? Vì tôi nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, tôi sống với tư tưởng thế giới là vô biên. Do đó tôi biết: "Thế giới này là vô biên, không có giới hạn".

He thinks: “This world is infinite and unbounded. Those ascetics and Brahmins who say it is finite and bounded are wrong.

How so? Because I have attained to such a state of concentration that I dwell perceiving the world as infinite. Therefore I know that this world is infinite and unbounded.

idaṃ, bhikkhave, dutiyaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā antānantikā antānantaṃ lokassa paññapenti. Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên. This is the second case.
56. “tatiye ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha antānantikā antānantaṃ lokassa paññapenti? 19. Trường hợp thứ ba, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên? 2.19. [Wrong view 11] ‘And what is the third way?
idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusati, yathāsamāhite citte uddhamadho antasaññī lokasmiṃ viharati, tiriyaṃ anantasaññī. Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn, nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, vị ấy sống ở trong đời với tư tưởng thế giới là hữu biên về phía trên, phía dưới và thế giới là Vô biên về phía bề ngang. Here a certain ascetic or Brahmin has attained to such a state of consciousness that he dwells perceiving the world as finite up-and-down, and infinite across.
♦ “so evamāha — ‘antavā ca ayaṃ loko ananto ca. ye te samaṇabrāhmaṇā evamāhaṃsu — “antavā ayaṃ loko parivaṭumo”ti, tesaṃ musā. yepi te samaṇabrāhmaṇā evamāhaṃsu — “ananto ayaṃ loko apariyanto”ti, tesampi musā. antavā ca ayaṃ loko ananto ca. taṃ kissa hetu? ahañhi ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusāmi, yathāsamāhite citte uddhamadho antasaññī lokasmiṃ viharāmi, tiriyaṃ anantasaññī. imināmahaṃ etaṃ jānāmi — yathā antavā ca ayaṃ loko ananto cā’ti.

Vị ấy nói: "Thế giới này là hữu biên và vô biên". Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: "Thế giới này là hữu biên, có một đường vòng xung quanh, thì những vị ấy nói không đúng sự thật".

Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: "Thế giới này là vô biên không có giới hạn thì những vị ấy nói không đúng sự thật. Thế giới này vừa là hữu biên, vừa là vô biên.

Tại sao vậy? Vì rằng, tôi nhờ nhất tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Khi tâm nhập định, tôi sống ở trong đời với tư tưởng, thế giới là hữu biên về phía trên, phía dưới, và thế giới là vô biên về phía bề ngang. Do vậy tôi biết: "Thế giới này vừa là hữu biên vừa là vô biên".

He thinks: “The world is finite and infinite. Those ascetics and Brahmins who say it is finite are wrong, and those who say it is infinite are wrong.

How so? Because I have attained to such a state of concentration that I dwell perceiving the world as finite upand-down, and infinite across. Therefore I know that the world is both finite and infinite.”

idaṃ, bhikkhave, tatiyaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā antānantikā antānantaṃ lokassa paññapenti. Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ ba, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên. This is the third case.
57. “catutthe ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha antānantikā antānantaṃ lokassa paññapenti? 20. Trường hợp thứ tư, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên? 2.20. [Wrong view 12] ‘And what is the fourth case?
idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā takkī hoti vīmaṃsī. so takkapariyāhataṃ vīmaṃsānucaritaṃ sayaṃpaṭibhānaṃ evamāha — ‘nevāyaṃ loko antavā, na panānanto. ye te samaṇabrāhmaṇā evamāhaṃsu — “antavā ayaṃ loko parivaṭumo”ti, tesaṃ musā. yepi te samaṇabrāhmaṇā evamāhaṃsu — “ananto ayaṃ loko apariyanto”ti, tesampi musā. yepi te samaṇabrāhmaṇā evamāhaṃsu — “antavā ca ayaṃ loko ananto cā”ti, tesampi musā. nevāyaṃ loko antavā, na panānanto’ti.

Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn là nhà suy luận, là nhà thẩm sát. Do sự chia chẻ biện bác của suy luận và sự tùy thuận theo thẩm sát, vị này tuyên bố như sau: "Thế giới này không phải là hữu biên, cũng không phải là vô biên.

Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: "Thế giới này là hữu biên có giới hạn xung quanh", những vị ấy nói không đúng sự thật. Lại những Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: "Thế giới này là vô biên không có giới hạn" những vị ấy cũng nói không đúng sự thật.

Lại những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: "Thế giới này vừa là hữu biên vừa là vô biên", những vị ấy cũng nói không đúng sự thật. Thế giới này cũng không phải là hữu biên, cũng không phải là vô biên.

Here a certain ascetic or Brahmin is a logician, a reasoner. Hammering it out by reason, he argues: “This world is neither finite nor infinite.

Those who say it is finite are wrong, and so are those [24] who say it is infinite, and those who say it is finite and infinite. This world is neither finite nor infinite.” This is the fourth case. (57)

idaṃ, bhikkhave, catutthaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā antānantikā antānantaṃ lokassa paññapenti.    
58. “imehi kho te, bhikkhave, samaṇabrāhmaṇā antānantikā antānantaṃ lokassa paññapenti catūhi vatthūhi. ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā antānantikā antānantaṃ lokassa paññapenti, sabbe te imeheva catūhi vatthūhi, etesaṃ vā aññatarena; natthi ito bahiddhā. 21. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn này chủ trương Hữu biên Vô biên luận với bốn luận chấp. Nếu có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên, chúng sẽ chấp cả bốn luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa. 2.21. ‘These are the four ways in which these ascetics and Brahmins are Finitists and Infinitists, and proclaim the finitude and infinitude of the world on four grounds. There is no other way.
59. “tayidaṃ, bhikkhave, tathāgato pajānāti — ‘ime diṭṭhiṭṭhānā evaṃgahitā evaṃparāmaṭṭhā evaṃgatikā bhavanti evaṃabhisamparāyā’ti. tañca tathāgato pajānāti, tato ca uttaritaraṃ pajānāti, tañca pajānanaṃ na parāmasati, aparāmasato cassa paccattaññeva nibbuti viditā. vedanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ viditvā anupādāvimutto, bhikkhave, tathāgato.

22. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy".

Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

2.22. ‘This, monks, the Tathāgata understands: These viewpoints thus grasped and adhered to will lead to suchand-such destinations in another world... (as verse 15).
60. “ime kho te, bhikkhave, dhammā gambhīrā duddasā duranubodhā santā paṇītā atakkāvacarā nipuṇā paṇḍitavedanīyā, ye tathāgato sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti, yehi tathāgatassa yathābhuccaṃ vaṇṇaṃ sammā vadamānā vadeyyuṃ.

Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người trí mới có thể nhận biết.

Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết; và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

‘These, monks, are those other matters, profound, hard to see, hard to understand, peaceful, excellent, beyond mere thought, subtle, to be experienced by the wise,

which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims, and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.

amarāvikkhepavādo (DN 1)    
61. “santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā amarāvikkhepikā, tattha tattha pañhaṃ puṭṭhā samānā vācāvikkhepaṃ āpajjanti amarāvikkhepaṃ catūhi vatthūhi. te ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha amarāvikkhepikā tattha tattha pañhaṃ puṭṭhā samānā vācāvikkhepaṃ āpajjanti amarāvikkhepaṃ catūhi vatthūhi?

23. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận.

Khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn với bốn luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn ấy, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn với bốn luận chấp?

2.23. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are Eel-Wrigglers. (58)

When asked about this or that matter, they resort to evasive statements, and they wriggle like eels on four grounds. What are they?

62. “idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ‘idaṃ kusalan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti, ‘idaṃ akusalan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti. tassa evaṃ hoti — ‘ahaṃ kho “idaṃ kusalan”ti yathābhūtaṃ nappajānāmi, “idaṃ akusalan”ti yathābhūtaṃ nappajānāmi. ahañce kho pana “idaṃ kusalan”ti yathābhūtaṃ appajānanto, “idaṃ akusalan”ti yathābhūtaṃ appajānanto, ‘idaṃ kusalan’ti vā byākareyyaṃ, ‘idaṃ akusalan’ti vā byākareyyaṃ, taṃ mamassa musā. yaṃ mamassa musā, so mamassa vighāto. yo mamassa vighāto so mamassa antarāyo’ti.

24. Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn không như thật biết "Ðây là thiện", không như thật biết "Ðây là bất thiện".

Vị ấy nghĩ: Tôi không như thật biết: "Ðây là thiện", không như thật biết: "Ðây là bất thiện" và nếu tôi trả lời: "Ðây là thiện" hoặc tôi trả lời: "Ðây là bất thiện", thời dục, tham, sân hoặc hận, khởi lên nơi tôi . Nếu dục, tham, sân hoặc hận, khởi lên nơi tôi, như vậy tôi có thể bị sai lầm. Nếu tôi sai lầm thì tôi bị phiền muộn.

Nếu tôi bị phiền muộn sẽ thành một chướng ngại cho tôi -

2.24. [Wrong view 13] ‘In this case there is an ascetic or Brahmin who does not in truth know whether a thing is good or bad.

He thinks: “I do not in truth know whether this is good [25] or whether it is bad. Not knowing which is right, I might declare: ‘That is good’, or ‘That is bad’, and that might be a lie, and that would distress me.

And if I were distressed, that would be a hindrance to me.” (59)

iti so musāvādabhayā musāvādaparijegucchā nevidaṃ kusalanti byākaroti, na panidaṃ akusalanti byākaroti, tattha tattha pañhaṃ puṭṭho samāno vācāvikkhepaṃ āpajjati amarāvikkhepaṃ — ‘evantipi me no; tathātipi me no; aññathātipi me no; notipi me no; no notipi me no’ti.

Như vậy, vì sợ sai lầm, vì chán ghét sai lầm, nên vị ấy không trả lời: "Ðây là thiện", cũng không trả lời: "Ðây là bất thiện".

Khi hỏi đến vấn đề này hay vấn đề khác, vị ấy dùng lời ngụy biện trườn uốn như con lươn: "Tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế".

Thus fearing to lie, abhorring to lie, (60) he does not declare a thing to be good or bad,

but when asked about this or that matter, he resorts to evasive statements and wriggles like an eel: “I don’t say this, I don’t say that. I don’t say it is otherwise. I don’t say it is not. I don’t not say it is not.”

idaṃ, bhikkhave, paṭhamaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā amarāvikkhepikā tattha tattha pañhaṃ puṭṭhā samānā vācāvikkhepaṃ āpajjanti amarāvikkhepaṃ. Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn. This is the first case.
63. “dutiye ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha amarāvikkhepikā tattha tattha pañhaṃ puṭṭhā samānā vācāvikkhepaṃ āpajjanti amarāvikkhepaṃ? 25. Trường hợp thứ hai, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn? 2.25. [Wrong view 14] ‘What is the second way?
idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ‘idaṃ kusalan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti, ‘idaṃ akusalan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti. tassa evaṃ hoti — ‘ahaṃ kho “idaṃ kusalan”ti yathābhūtaṃ nappajānāmi, “idaṃ akusalan”ti yathābhūtaṃ nappajānāmi. ahañce kho pana “idaṃ kusalan”ti yathābhūtaṃ appajānanto, “idaṃ akusalan”ti yathābhūtaṃ appajānanto, “idaṃ kusalan”ti vā byākareyyaṃ, “idaṃ akusalan’ti vā byākareyyaṃ, tattha me assa chando vā rāgo vā doso vā paṭigho vā. yattha {yo (?)} me assa chando vā rāgo vā doso vā paṭigho vā, taṃ mamassa upādānaṃ. yaṃ mamassa upādānaṃ, so mamassa vighāto. yo mamassa vighāto, so mamassa antarāyo’ti.

Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn, không như thật biết "Ðây là thiện", không như thật biết "Ðây là bất thiện".

Vị ấy nghĩ: Tôi không như thật biết: "Ðây là thiện", không như thật biết: "Ðây là bất thiện". Vì tôi không như thật biết: "Ðây là thiện", không như thật biết "Ðây là bất thiện". Và nếu tôi trả lời: "Ðây là thiện" hoặc tôi trả lời: "Ðây là bất thiện", thời dục, tham, sân hoặc hận, khởi lên nơi tôi.

Nếu dục, tham, sân hoặc hận khởi lên nơi tôi, như vậy tôi có thể chấp thủ. Nếu tôi chấp thủ, thì tôi bị phiền muộn. Nếu tôi bị phiền muộn, thời thành một chướng ngại cho tôi.

Here an ascetic or Brahmin does not in truth know whether a thing is good or bad.

He thinks: “I might declare: ‘That is good’, or ‘That is bad’, and I might feel desire or lust or hatred or aversion.

If I felt desire, lust, hatred or aversion, that would be attachment on my part. If I felt attachment, that would distress me, and if I were distressed, that would be a hindrance to me.” [26]

iti so upādānabhayā upādānaparijegucchā nevidaṃ kusalanti byākaroti, na panidaṃ akusalanti byākaroti, tattha tattha pañhaṃ puṭṭho samāno vācāvikkhepaṃ āpajjati amarāvikkhepaṃ — ‘evantipi me no; tathātipi me no; aññathātipi me no; notipi me no; no notipi me no’ti.

Như vậy, vì sợ chấp thủ, vì chán ghét chấp thủ, nên vị ấy không trả lời: "Ðây là thiện", cũng không trả lời: "Ðây là bất thiện".

Khi bị hỏi đến vấn đề này hay vấn đề khác, vị ấy dùng lời ngụy biện trườn uốn như con lươn: "Tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế".

Thus, fearing attachment, abhorring attachment, he resorts to evasive statements ...
idaṃ, bhikkhave, dutiyaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā amarāvikkhepikā tattha tattha pañhaṃ puṭṭhā samānā vācāvikkhepaṃ āpajjanti amarāvikkhepaṃ. Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi đến vấn đề này hay vấn đề khác, dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn. This is the second case.
64. “tatiye ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha amarāvikkhepikā tattha tattha pañhaṃ puṭṭhā samānā vācāvikkhepaṃ āpajjanti amarāvikkhepaṃ? 26. Trường hợp thứ ba, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì chủ trương ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn? 2.26. [Wrong view 15] ‘What is the third way?
idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā ‘idaṃ kusalan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti, ‘idaṃ akusalan’ti yathābhūtaṃ nappajānāti. tassa evaṃ hoti — ‘ahaṃ kho “idaṃ kusalan”ti yathābhūtaṃ nappajānāmi, “idaṃ akusalan’ti yathābhūtaṃ nappajānāmi. ahañce kho pana “idaṃ kusalan”ti yathābhūtaṃ appajānanto “idaṃ akusalan”ti yathābhūtaṃ appajānanto “idaṃ kusalan”ti vā byākareyyaṃ, “idaṃ akusalan”ti vā byākareyyaṃ. santi hi kho samaṇabrāhmaṇā paṇḍitā nipuṇā kataparappavādā vālavedhirūpā, te bhindantā {vobhindantā (sī. pī.)} maññe caranti paññāgatena diṭṭhigatāni, te maṃ tattha samanuyuñjeyyuṃ samanugāheyyuṃ samanubhāseyyuṃ. ye maṃ tattha samanuyuñjeyyuṃ samanugāheyyuṃ samanubhāseyyuṃ, tesāhaṃ na sampāyeyyaṃ. yesāhaṃ na sampāyeyyaṃ, so mamassa vighāto. yo mamassa vighāto, so mamassa antarāyo’ti.

Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn không như thật biết "Ðây là thiện", không như thật biết "Ðây là bất thiện". Vị ấy nghĩ: Tôi không như thật biết: "Ðây là thiện", không như thật biết: "Ðây là bất thiện". Vì tôi không như thật biết "Ðây là thiện", không như thật biết: "Ðây là bất thiện" và nếu tôi trả lời: "Ðây là thiện" hoặc trả lời: "Ðây là bất thiện",

có những Sa-môn, Bà-la-môn, bác học, tế nhị, nghị luận biện tài, biện bác như chia chẻ sợi tóc, những vị này đi chỗ này chỗ kia, như muốn đả phá các tà kiến với trí tuệ của chúng, chúng có thể đọ tài, chất vấn và cật nạn tôi. Nếu chúng đọ tài, chất vấn, cật nạn tôi, tôi có thể không giải đáp được cho chúng.

Nếu tôi không giải đáp được cho chúng, thì tôi bị phiền muộn. Nếu tôi bị phiền muộn thời thành một chướng ngại cho tôi

Here an ascetic or Brahmin does not in truth know whether a thing is good or bad. He thinks: “I might declare: ‘That is good’, or ‘That is bad’,

but there are ascetics and Brahmins who are wise, skilful, practised debaters, like archers who can split hairs, who go around destroying others’ views with their wisdom, and they might cross-examine me, demanding my reasons and arguing.

And I might not be able to reply. Not being able to reply would distress me, and if I were distressed, that would be a hindrance to me.” 

iti so anuyogabhayā anuyogaparijegucchā nevidaṃ kusalanti byākaroti, na panidaṃ akusalanti byākaroti, tattha tattha pañhaṃ puṭṭho samāno vācāvikkhepaṃ āpajjati amarāvikkhepaṃ — ‘evantipi me no; tathātipi me no; aññathātipi me no; notipi me no; no notipi me no’ti.

- Như vậy, vì sợ bị thử thách, vì chán ghét thử thách, nên vị ấy không trả lời: "Ðây là thiện", cũng không trả lời. "Ðây là bất thiện".

Khi bị hỏi đến vấn đề này hay vấn đề khác, vị ấy dùng lời ngụy biện trườn uốn như con lươn: "Tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế".

Thus, fearing debate, abhorring debate, he resorts to evasive statements.
idaṃ, bhikkhave, tatiyaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā amarāvikkhepikā tattha tattha pañhaṃ puṭṭhā samānā vācāvikkhepaṃ āpajjanti amarāvikkhepaṃ. - Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ ba, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, chủ trương ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn. This is the third case. [27]
65. “catutthe ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha amarāvikkhepikā tattha tattha pañhaṃ puṭṭhā samānā vācāvikkhepaṃ āpajjanti amarāvikkhepaṃ? 27. Trường hợp thứ tư, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn? 2.27. [Wrong view 16] ‘What is the fourth way?
idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā mando hoti momūho. so mandattā momūhattā tattha tattha pañhaṃ puṭṭho samāno vācāvikkhepaṃ āpajjati amarāvikkhepaṃ — ‘atthi paro loko’ti iti ce maṃ pucchasi, ‘atthi paro loko’ti iti ce me assa, ‘atthi paro loko’ti iti te naṃ byākareyyaṃ, ‘evantipi me no, tathātipi me no, aññathātipi me no, notipi me no, no notipi me no’ti. ‘natthi paro loko ... pe ... ‘atthi ca natthi ca paro loko ... pe ... ‘nevatthi na natthi paro loko ... pe ... ‘atthi sattā opapātikā ... pe ... ‘natthi sattā opapātikā ... pe ... ‘atthi ca natthi ca sattā opapātikā ... pe ... ‘nevatthi na natthi sattā opapātikā ... pe ... ‘atthi sukatadukkaṭānaṃ {sukaṭadukkaṭānaṃ (sī. syā. kaṃ.)} kammānaṃ phalaṃ vipāko ... pe ... ‘natthi sukatadukkaṭānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko ... pe ... ‘atthi ca natthi ca sukatadukkaṭānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko ... pe ... ‘nevatthi na natthi sukatadukkaṭānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko ... pe ... ‘hoti tathāgato paraṃ maraṇā ... pe ... ‘na hoti tathāgato paraṃ maraṇā ... pe ... ‘hoti ca na ca hoti {na hoti ca (sī. ka.)} tathāgato paraṃ maraṇā ... pe ... ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇāti iti ce maṃ pucchasi, ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti iti ce me assa, ‘neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā’ti iti te naṃ byākareyyaṃ, ‘evantipi me no, tathātipi me no, aññathātipi me no, notipi me no, no notipi me no’ti.

Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn, Bà-la-môn đần độn ngu si. Vị này, vì đần độn ngu si, khi bị hỏi vấn đề nay hay vấn đề khác, liền dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn:

"Anh hỏi tôi có một thế giới khác hay không?" Nếu tôi nghĩ: "Có một thế giới khác", tôi có thể trả lời với anh: "Có một thế giới khác". Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế.

Nếu anh hỏi tôi: "Không có một thế giới khác phải không?" Nếu tôi nghĩ: "Không có một thế giới khác", tôi có thể trả lời với anh: "Không có một thế giới khác". Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế.

Nếu anh hỏi tôi

"Không có một thế giới khác phải không?" (... như trên... )

"Cũng có và cũng không có một thế giới khác?"

"Cũng không có và cũng không không có một thế giới khác?",

"Có loại hữu tình hóa sanh?",

"Không có loại hữu tình hóa sanh?"

"Cũng có và cũng không có loại hữu tình hóa sanh?"

"Cũng không có và cũng không không có loại hữu tình hóa sanh?",

"Có kết quả dị thục của các nghiệp thiện và ác?",

"Không có kết quả dị thục của những nghiệp thiện và ác?",

"Cũng có và cũng không có kết quả dị thục của những nghiệp thiện và ác?",

"Cũng không có và cũng không không có kết quả dị thục của những nghiệp thiện và ác?",

"Như Lai có tồn tại sau khi chết?",

"Như Lai không có tồn tại sau khi chết?",

"Như Lai có và không có tồn tại sau khi chết?",

"Như Lai không có và cũng không không có tồn tại sau khi chết?".

Anh hỏi tôi như vậy. Nếu tôi nghĩ: "Như Lai không có và cũng không không có tồn tại sau khi chết". Tôi có thể trả lời : "Như Lai không có và cũng không không có tồn tại sau khi chết". Nhưng tôi không nói là như vậy. Tôi không nói là như kia. Tôi không nói là khác như thế. Tôi không nói là không phải như thế. Tôi không nói là không không phải như thế.

Here, an ascetic or Brahmin is dull and stupid. (61) Because of his dullness and stupidity, when he is questioned he resorts to evasive statements and wriggles like an eel:

“If you ask me whether there is another world — if I thought so, I would say there is another world. But I don’t say so. And I don’t say otherwise. And I don’t say it is not, and I don’t not say it is not.”

“Is there no other world? ... ”

“Is there both another world and no other world?...”

“Is there neither another world nor no other world ?... ” (62)

“Are there spontaneously-born beings ?... ” (63)

“Are there not ... ?”

“Both ... ?”

“Neither... ?”

“Does the Tathāgata exist after death?

Does he not exist after death?

Does he both exist and not exist after death?

Does he neither exist nor not exist after death? ... ” (64)

“If I thought so, I would say so ... I don’t say it is not.”

idaṃ, bhikkhave, catutthaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā amarāvikkhepikā tattha tattha pañhaṃ puṭṭhā samānā vācāvikkhepaṃ āpajjanti amarāvikkhepaṃ. Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ tư, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn. This is the fourth case.
66. “imehi kho te, bhikkhave, samaṇabrāhmaṇā amarāvikkhepikā tattha tattha pañhaṃ puṭṭhā samānā vācāvikkhepaṃ āpajjanti amarāvikkhepaṃ catūhi vatthūhi. ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā amarāvikkhepikā tattha tattha pañhaṃ puṭṭhā samānā vācāvikkhepaṃ āpajjanti amarāvikkhepaṃ, sabbe te imeheva catūhi vatthūhi, etesaṃ vā aññatarena, natthi ito bahiddhā

28. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận. Khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác, dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn với bốn luận chấp.

Nếu có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chủ trương Ngụy biện luận, khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn, chúng sẽ chấp cả bốn luận chấp trên hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

2.28. ‘These are the four ways [28] in which those ascetics and Brahmins who are Eel-Wrigglers resort to evasive statements ... There is no other way.
... pe ...

29. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này : "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy".

Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa. Và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt.

Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết.

2.29. ‘This, monks, the Tathāgata understands: These viewpoints thus grasped and adhered to will lead to suchand-such destinations in another world... (as verse 15).

‘These, monks, are those other matters, profound, hard to see...

which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims,

yehi tathāgatassa yathābhuccaṃ vaṇṇaṃ sammā vadamānā vadeyyuṃ. Và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến. and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.
adhiccasamuppannavādo (DN 1)    
67. “santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā adhiccasamuppannikā adhiccasamuppannaṃ attānañca lokañca paññapenti dvīhi vatthūhi. te ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha adhiccasamuppannikā adhiccasamuppannaṃ attānañca lokañca paññapenti dvīhi vatthūhi? 30. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh với hai luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn ấy, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh? 2.30. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are Chance-Originationists, and who proclaim the chance origin of the self and the world on two grounds. What are they?
68. “santi, bhikkhave, asaññasattā nāma devā. saññuppādā ca pana te devā tamhā kāyā cavanti. ṭhānaṃ kho panetaṃ, bhikkhave, vijjati, yaṃ aññataro satto tamhā kāyā cavitvā itthattaṃ āgacchati. itthattaṃ āgato samāno agārasmā anagāriyaṃ pabbajati. agārasmā anagāriyaṃ pabbajito samāno ātappamanvāya padhānamanvāya anuyogamanvāya appamādamanvāya sammāmanasikāramanvāya tathārūpaṃ cetosamādhiṃ phusati, yathāsamāhite citte saññuppādaṃ anussarati, tato paraṃ nānussarati. so evamāha — ‘adhiccasamuppanno attā ca loko ca. taṃ kissa hetu? ahañhi pubbe nāhosiṃ, somhi etarahi ahutvā santatāya pariṇato’ti.

31. Này các Tỷ-kheo, có những chư Thiên gọi là Vô tưởng hữu tình. Khi một tưởng niệm khởi lên, thời chư Thiên ấy thác sanh, từ bỏ thân chư Thiên của mình.

Này các Tỷ-kheo, sự tình này xẩy ra. Một trong loài hữu tình ấy, khi thác sanh từ bỏ thân chư Thiên ấy của mình, lại sanh đến cõi này.

Khi đến tại chỗ này, vị ấy xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định.

Vị ấy nhớ đến khi tưởng niệm phát sanh, chớ không nhớ xa hơn nữa. Vị ấy nói : "Bản ngã và thế giới do vô nhân sanh.

Tại sao vậy? Vì rằng tôi trước kia không có, nay tôi có. Từ nơi trạng thái không có, tôi trở thành loài hữu tình".

2.31. [Wrong view 17] ‘There are, monks, certain devas called Unconscious. (65) As soon as a perception arises in them, those devas fall from that realm.

And it may happen that a being falls from that realm and arises in this world.

He... recalls his last existence, but none [29] before that. He thinks: “The self and the world have arisen by chance.

How so? Before this I did not exist. Now from not-being I have been brought to being.”

idaṃ, bhikkhave, paṭhamaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā adhiccasamuppannikā adhiccasamuppannaṃ attānañca lokañca paññapenti. Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ nhất, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh. This is the first case.
69. “dutiye ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha adhiccasamuppannikā adhiccasamuppannaṃ attānañca lokañca paññapenti? 32. Trường hợp thứ hai, những Sa-môn, Bà-la-môn, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh? 2.32. [Wrong view 18] ‘What is the second case?
idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā takkī hoti vīmaṃsī. so takkapariyāhataṃ vīmaṃsānucaritaṃ sayaṃpaṭibhānaṃ evamāha — ‘adhiccasamuppanno attā ca loko cā’ti. Này các Tỷ-kheo, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn là nhà biện luận, là nhà thẩm sát. Do sự chia chẻ biện bác của suy luận và sự tùy thuận theo thẩm sát, vị ấy tuyên bố : "Bản ngã và thế giới vô nhân sanh". Here, an ascetic or Brahmin is a logician, a reasoner. He hammers out his own opinion and declares: “The self and the world have arisen by chance.”
idaṃ, bhikkhave, dutiyaṃ ṭhānaṃ, yaṃ āgamma yaṃ ārabbha eke samaṇabrāhmaṇā adhiccasamuppannikā adhiccasamuppannaṃ attānañca lokañca paññapenti. Này các Tỷ-kheo, đó là trường hợp thứ hai, y chỉ như vậy, căn cứ như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh. This is the second case.
70. “imehi kho te, bhikkhave, samaṇabrāhmaṇā adhiccasamuppannikā adhiccasamuppannaṃ attānañca lokañca paññapenti dvīhi vatthūhi. ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā adhiccasamuppannikā adhiccasamuppannaṃ attānañca lokañca paññapenti, sabbe te imeheva dvīhi vatthūhi, etesaṃ vā aññatarena, natthi ito bahiddhā

33. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh với hai luận chấp.

Nếu có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh, chúng sẽ chấp cả hai luận chấp trên hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

2.33. ‘These are the two ways in which those ascetics and Brahmins who are Chance-Originists proclaim the chance origin of the self and the world. There is no other way.
... pe ... yehi tathāgatassa yathābhuccaṃ vaṇṇaṃ sammā vadamānā vadeyyuṃ.

34. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này : "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy".

Như Lai tuệ tri như vậy, Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt.

Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và tuyên thuyết. Và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

2.34. ‘This, monks, the Tathāgata understands...

‘These, monks, are those other matters, profound, hard to see,...

which the Tathāgata, having realised them by his own super knowledge, proclaims, and about which those who [30] would truthfully praise the Tathāgata would rightly
speak.

71. “imehi kho te, bhikkhave, samaṇabrāhmaṇā pubbantakappikā pubbantānudiṭṭhino pubbantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti aṭṭhārasahi vatthūhi. ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā pubbantakappikā pubbantānudiṭṭhino pubbantamārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti, sabbe te imeheva aṭṭhārasahi vatthūhi, etesaṃ vā aññatarena, natthi ito bahiddhā.

35. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều ý kiến sai khác với mười tám luận chấp trên.

Này các Tỷ-kheo, nếu có những Sa-môn hoặc Bà-la-môn luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều ý kiến sai khác, chúng sẽ chấp cả mười tám luận chấp trên hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

2.35. ‘And these, monks, are the eighteen ways in which these ascetics and Brahmins are speculators about the past... There is no other way.
72. “tayidaṃ, bhikkhave, tathāgato pajānāti — ‘ime diṭṭhiṭṭhānā evaṃgahitā evaṃparāmaṭṭhā evaṃgatikā bhavanti evaṃabhisamparāyā’ti. tañca tathāgato pajānāti, tato ca uttaritaraṃ pajānāti, tañca pajānanaṃ na parāmasati, aparāmasato cassa paccattaññeva nibbuti viditā. vedanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ viditvā anupādāvimutto, bhikkhave, tathāgato.

36. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này : "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy".

Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa. Và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

2.36. ‘This, monks, the Tathāgata understands...

73. “ime kho te, bhikkhave, dhammā gambhīrā duddasā duranubodhā santā paṇītā atakkāvacarā nipuṇā paṇḍitavedanīyā, ye tathāgato sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti, yehi tathāgatassa yathābhuccaṃ vaṇṇaṃ sammā vadamānā vadeyyuṃ.

dutiyabhāṇavāro.

Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt. Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.  
aparantakappikā (DN 1)    
74. “santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā aparantakappikā aparantānudiṭṭhino, aparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti catucattārīsāya {catucattālīsāya (syā. kaṃ.)} vatthūhi. te ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha aparantakappikā aparantānudiṭṭhino aparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti catucattārīsāya vatthūhi?

37. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai, đề xướng nhiều ý kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp.

Và những vị Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai đề xướng nhiều ý kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp?

2.37. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are speculators about the future, having fixed views about the future, and who put forward various speculative theories about the future in forty-four different ways.

On what basis, on what grounds do they do so?

saññīvādo (DN 1)    
75. “santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā saññīvādā uddhamāghātanaṃ saññiṃ attānaṃ paññapenti soḷasahi vatthūhi. te ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha uddhamāghātanikā saññīvādā uddhamāghātanaṃ saññiṃ attānaṃ paññapenti soḷasahi vatthūhi? 38. Này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương hữu tưởng sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết với mười sáu luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, với mười sáu luận chấp? 2.38. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who [31] proclaim a doctrine of Conscious Post-Mortem Survival, and do so in sixteen different ways. On what basis?
76. “‘rūpī attā hoti arogo paraṃ maraṇā saññī’ti naṃ paññapenti. ‘arūpī attā hoti arogo paraṃ maraṇā saññī’ti naṃ paññapenti. ‘rūpī ca arūpī ca attā hoti ... pe ... nevarūpī nārūpī attā hoti... antavā attā hoti... anantavā attā hoti... antavā ca anantavā ca attā hoti... nevantavā nānantavā attā hoti... ekattasaññī attā hoti... nānattasaññī attā hoti... parittasaññī attā hoti... appamāṇasaññī attā hoti... ekantasukhī attā hoti... ekantadukkhī attā hoti. sukhadukkhī attā hoti. adukkhamasukhī attā hoti arogo paraṃ maraṇā saññī’ti naṃ paññapenti.

Những vị này chủ trương : "Bản ngã có sắc, không có bệnh, sau khi chết có tưởng". Chúng chủ trương : "Bản ngã có sắc và cũng không có sắc ...", "Bản ngã cũng không có sắc và cũng không không có sắc ...", "Bản ngã là hữu biên...", "Bản ngã là vô biên ...", "Bản ngã là hữu biên và vô biên", "Bản ngã cũng không hữu biên và cũng không vô biên ...",

"Bản ngã là nhất tưởng ...", "Bản ngã là dị tưởng ...". "Bản ngã là thiểu tưởng ...", "Bản ngã là vô lượng tưởng ...", "Bản ngã là thuần lạc ...", "Bản ngã là thuần khổ ...", "Bản ngã là khổ lạc". Chúng chủ trương : "Bản ngã là không khổ không lạc, không có bệnh, sau khi chết có tưởng".

[Wrong views 19-34] ‘They declare that the self after death is healthy and conscious and (1) material, (66) (2) immaterial, (67) (3) both material and immaterial, (4) neither material nor immaterial, (5) finite, (6) infinite, (7) both, (8) neither,

(9) of uniform perception, (10) of varied perception, (11) of limited perception, (12) of unlimited perception, (13) wholly happy, (14) wholly miserable, (15) both, (16) neither.

77. “imehi kho te, bhikkhave, samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā saññīvādā uddhamāghātanaṃ saññiṃ attānaṃ paññapenti soḷasahi vatthūhi. 39. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn này chủ trương hữu tưởng sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết với mười sáu luận chấp. 2.39. ‘These are the sixteen ways in which these ascetics and Brahmins proclaim a doctrine of conscious post-mortem survival. There is no other way.
ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā uddhamāghātanikā saññīvādā uddhamāghātanaṃ saññiṃ attānaṃ paññapenti, sabbe te imeheva soḷasahi vatthūhi, etesaṃ vā aññatarena, natthi ito bahiddhā Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn này chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, chúng sẽ chấp cả mười sáu luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.  
... pe ...

40. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này : "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy".

Như Lai tuệ tri như vậy, Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sơ tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể phân biệt.

Những pháp ấy Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết.

2.40. ‘This, monks, the Tathāgata understands...

‘These, monks, are those other matters, profound, hard to see,...

which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, [32] proclaims,

yehi tathāgatassa yathābhuccaṃ vaṇṇaṃ sammā vadamānā vadeyyuṃ. Và chính những pháp ấy, những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightlyspeak.’

 [End of Second Recitation-Section]

asaññīvādo (DN 1) Tụng phẩm thứ ba  
78. “santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā asaññīvādā uddhamāghātanaṃ asaññiṃ attānaṃ paññapenti aṭṭhahi vatthūhi. te ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha uddhamāghātanikā asaññīvādā uddhamāghātanaṃ asaññiṃ attānaṃ paññapenti aṭṭhahi vatthūhi?

1. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp.

Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp?

3.1. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who proclaim a doctrine of Unconscious Post-Mortem Survival, and they do so in eight ways.

On what basis?

79. “‘rūpī attā hoti arogo paraṃ maraṇā asaññī’ti naṃ paññapenti. ‘arūpī attā hoti arogo paraṃ maraṇā asaññī’ti naṃ paññapenti. ‘rūpī ca arūpī ca attā hoti ... pe ... nevarūpī nārūpī attā hoti... antavā attā hoti... anantavā attā hoti... antavā ca anantavā ca attā hoti... nevantavā nānantavā attā hoti arogo paraṃ maraṇā asaññī’ti naṃ paññapenti. 2. Những vị này chủ trương : "Bản ngã có sắc, không có bệnh, sau khi chết không có tưởng", "Bản ngã không có sắc ...", "Bản ngã có sắc và cũng không có sắc ...", "Bản ngã không có sắc và cũng không không có sắc ...", "Là hữu biên ...", "Là vô biên ...", "Là hữu biên và vô biên ...". Các vị này chấp bản ngã là phi hữu biên và phi vô biên, không có bệnh, sau khi chết không có tưởng. 3.2. [Wrong views 35-42] ‘They declare that the self after death is healthy and unconscious and (1) material, (2) immaterial, (3) both, (4) neither, (5) finite, (6) infinite, (7) both, (8) neither. (68)
80. “imehi kho te, bhikkhave, samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā asaññīvādā uddhamāghātanaṃ asaññiṃ attānaṃ paññapenti aṭṭhahi vatthūhi. ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā uddhamāghātanikā asaññīvādā uddhamāghātanaṃ asaññiṃ attānaṃ paññapenti, sabbe te imeheva aṭṭhahi vatthūhi, etesaṃ vā aññatarena, natthi ito bahiddhā

3. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn này chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp.

- Này các Tỷ-kheo, nếu có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết, chúng sẽ chấp cả tám luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

3.3. ‘These are the eight ways in which these ascetics and Brahmins proclaim a doctrine of Unconscious Post-Mortem Survival. There is no other way.
... pe ... yehi tathāgatassa yathābhuccaṃ vaṇṇaṃ sammā vadamānā vadeyyuṃ.

4. Này các Tỷ-kheo. Như Lai tuệ tri như thế này : "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, chấp thủ như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy".

Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài lại tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết.

Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết; và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến

3.4. ‘This, monks, the Tathāgata understands ...

These, monks, are those other matters, profound, hard to see,...

which the Tathāgata, having realised them by his own super knowledge, proclaims, [33] and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.

nevasaññīnāsaññīvādo (DN 1)    
81. “santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā nevasaññīnāsaññīvādā, uddhamāghātanaṃ nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti aṭṭhahi vatthūhi. te ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha uddhamāghātanikā nevasaññīnāsaññīvādā uddhamāghātanaṃ nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti aṭṭhahi vatthūhi?

5. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng với tám luận chấp.

Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng với tám luận chấp?

3.5. ‘There are some ascetics and Brahmins who declare a doctrine of Neither-Conscious-nor-Unconscious PostMortem Survival, and they do so in eight ways.

On what basis?

82. “‘rūpī attā hoti arogo paraṃ maraṇā nevasaññīnāsaññī’ti naṃ paññapenti ‘arūpī attā hoti ... pe ... rūpī ca arūpī ca attā hoti... nevarūpī nārūpī attā hoti... antavā attā hoti... anantavā attā hoti... antavā ca anantavā ca attā hoti... nevantavā nānantavā attā hoti arogo paraṃ maraṇā nevasaññīnāsaññī’ti naṃ paññapenti. 6. Những vị này chấp: "Bản ngã có sắc, không có bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng... ", "Bản ngã là vô sắc... ", "Bản ngã có sắc và cũng không có sắc... ", "Bản ngã là phi hữu sắc và cũng phi vô sắc... ", "Bản ngã là hữu biên... ", "Bản ngã là vô biên... ", "Bản ngã là hữu biên và vô biên... ". 3.6. [Wrong views 43 — 50] ‘They declare that the self after death is healthy and neither conscious nor unconscious and (1) material, (2) immaterial, (3) both, (4) neither, (5) finite, (6) infinite, (7) both, (8) neither. (69)
83. “imehi kho te, bhikkhave, samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā nevasaññīnāsaññīvādā uddhamāghātanaṃ nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti aṭṭhahi vatthūhi. ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā uddhamāghātanikā nevasaññīnāsaññīvādā uddhamāghātanaṃ nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti, sabbe te imeheva aṭṭhahi vatthūhi 7. Những vị này chấp rằng. Bản ngã là phi hữu biên và cũng phi vô biên, không có bệnh, sau khi chết phi hữu tưởng phi vô tưởng, với tám luận chấp. Này các Tỷ-kheo, nếu có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, chủ trương phi hữu tưởng phi vô tưởng, chúng sẽ chấp cả tám luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa. 3.7. ‘These are the eight ways in which these ascetics and Brahmins proclaim a doctrine of Neither-Conscious-NorUnConscious Post-Mortem Survival. There is no other way.
... pe ... yehi tathāgatassa yathābhuccaṃ vaṇṇaṃ sammā vadamānā vadeyyuṃ.

8. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy".

Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng.

Nhờ tuệ tri vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ. Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết.

Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết; và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

3.8. ‘This, monks, the Tathāgata understands ...
These, monks, are those other matters, profound, hard to see,...

which the Tathāgata, having realised them by his own super knowledge, proclaims, and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.
[34]

ucchedavādo (DN 1)    
84. “santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā ucchedavādā sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti sattahi vatthūhi. te ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha ucchedavādā sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti sattahi vatthūhi? 9. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Ðoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, sự tiêu thất, sự hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp. Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chấp trước sự đoạn diệt, sự tiêu thất, sự hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp?

3.9. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are Annihilationists, who proclaim the annihilation, destruction and non-existence of beings, and they do so in seven ways.

On what basis?

85. “idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā evaṃvādī hoti evaṃdiṭṭhi {evaṃdiṭṭhī (ka. pī.)} — ‘yato kho, bho, ayaṃ attā rūpī cātumahābhūtiko mātāpettikasambhavo kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā, ettāvatā kho, bho, ayaṃ attā sammā samucchinno hotī’ti. ittheke sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti.

10. Này các Tỷ-kheo, có Sa-môn hoặc Bà-la-môn chủ trương lý thuyết và ý kiến: "Vì bản ngã này có sắc, do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sanh ra, khi thân hoại bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã này như thế hoàn toàn đoạn diệt".

Như vậy một số người chủ trương sự đoạn diệt, sự tiêu thất và sự hủy hoại của loài hữu tình.

3.10. [Wrong view 51] ‘Here a certain ascetic or Brahmin declares and holds the view: “Since this self is material, composed of the four great elements, (70) the product of mother and father, (71) at the breaking-up of the body it is annihilated and perishes, and does not exist after death. This is the way in which this self is annihilated.”

That is how some proclaim the annihilation, destruction and non-existence of beings.

86. “tamañño evamāha — ‘atthi kho, bho, eso attā, yaṃ tvaṃ vadesi, neso natthīti vadāmi; no ca kho, bho, ayaṃ attā ettāvatā sammā samucchinno hoti. atthi kho, bho, añño attā dibbo rūpī kāmāvacaro kabaḷīkārāhārabhakkho. taṃ tvaṃ na jānāsi na passasi. tamahaṃ jānāmi passāmi. so kho, bho, attā yato kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā, ettāvatā kho, bho, ayaṃ attā sammā samucchinno hotī’ti. ittheke sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti.

11. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có, nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt.

Lại còn một bản ngã khác có thiên tánh, có sắc, thuộc dục giới, ăn các đồ ăn đoàn thực. Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt".

Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

3.11. [Wrong view 52] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say. I don’t deny it. But that self is not wholly annihilated.

For there is another self, divine, (72) material, belonging to the sense-sphere, (73) fed on real food. (74) You don’t know it or see it, but I do. It is this self that at the breaking-up of the body perishes ... ” (75) 

87. “tamañño evamāha — ‘atthi kho, bho, eso attā, yaṃ tvaṃ vadesi, neso natthīti vadāmi; no ca kho, bho, ayaṃ attā ettāvatā sammā samucchinno hoti. atthi kho, bho, añño attā dibbo rūpī manomayo sabbaṅgapaccaṅgī ahīnindriyo. taṃ tvaṃ na jānāsi na passasi. tamahaṃ jānāmi passāmi. so kho, bho, attā yato kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā, ettāvatā kho, bho, ayaṃ attā sammā samucchinno hotī’ti. ittheke sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti.

12. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt.

Lại còn một bản ngã khác có thiên tánh, có sắc, do ý tạo thành, mọi chi tiết tay chân lớn nhỏ đều đầy đủ, không khuyết một căn nào. Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại bị hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt".

Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

3.12. [Wrong view 53] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say. I don’t deny it. But that self is not wholly annihilated.

For there is another self, divine, material, mind-made, (76)
complete with all its parts, not defective in any senseorgan... It is this self that at the breaking-up of the body perishes... ”

88. “tamañño evamāha — ‘atthi kho, bho, eso attā, yaṃ tvaṃ vadesi, neso natthīti vadāmi; no ca kho, bho, ayaṃ attā ettāvatā sammā samucchinno hoti. atthi kho, bho, añño attā sabbaso rūpasaññānaṃ samatikkamā paṭighasaññānaṃ atthaṅgamā nānattasaññānaṃ amanasikārā “ananto ākāso”ti ākāsānañcāyatanūpago. taṃ tvaṃ na jānāsi na passasi. tamahaṃ jānāmi passāmi. so kho, bho, attā yato kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā, ettāvatā kho, bho, ayaṃ attā sammā samucchinno hotī’ti. ittheke sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti.

13. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt.

Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả sắc tưởng, diệt trừ các tưởng chống đối, không ức niệm các dị tưởng, nhận hiểu hư không là vô biên. Ðạt đến không vô biên xứ. Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt".

Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

3.13. [Wrong view 54] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say...

There is another self which, by passing entirely beyond bodily sensations, by the disappearance of all sense of resistance and by non-attraction to the perception of
diversity, seeing that space is infinite, has realised the Sphere of Infinite Space. (77) [35] It is this self that at the breaking-up of the body perishes...”

89. “tamañño evamāha — ‘atthi kho, bho, eso attā yaṃ tvaṃ vadesi, neso natthīti vadāmi; no ca kho, bho, ayaṃ attā ettāvatā sammā samucchinno hoti. atthi kho, bho, añño attā sabbaso ākāsānañcāyatanaṃ samatikkamma “anantaṃ viññāṇan”ti viññāṇañcāyatanūpago. taṃ tvaṃ na jānāsi na passasi. tamahaṃ jānāmi passāmi. so kho, bho, attā yato kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā, ettāvatā kho, bho, ayaṃ attā sammā samucchinno hotī’ti. ittheke sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti.

14. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt.

Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả không vô biên xứ, nhận hiểu: Thức là vô biên. Ðạt đến Thức vô biên xứ. Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt".

Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

3.14. [Wrong view 55] ‘Another says to him: “There is another self which, by passing entirely beyond the Sphere of Infinite Space, seeing that consciousness is infinite, has
realised the Sphere of Infinite Consciousness. It is this self that at the breaking-up of the body perishes...”
90. “tamañño evamāha — ‘atthi kho, bho, so attā, yaṃ tvaṃ vadesi, neso natthīti vadāmi; no ca kho, bho, ayaṃ attā ettāvatā sammā samucchinno hoti. atthi kho, bho, añño attā sabbaso viññāṇañcāyatanaṃ samatikkamma “natthi kiñcī”ti ākiñcaññāyatanūpago. taṃ tvaṃ na jānāsi na passasi. tamahaṃ jānāmi passāmi. so kho, bho, attā yato kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā, ettāvatā kho, bho, ayaṃ attā sammā samucchinno hotī”ti. ittheke sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti.

15. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt.

Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả Thức vô biên xứ, nhận hiểu: không có sở hữu. Ðạt đến Vô sở hữu xứ. Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại bị hủy nát, tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt".

Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

3.15. [Wrong view 56] ‘Another says to him: “There is another self which, by passing entirely beyond the Sphere of Infinite Consciousness, seeing that there is no thing, has realised the Sphere of No-Thingness. It is this self that at
the breaking-up of the body perishes...”
91. ‘tamañño evamāha — “atthi kho, bho, eso attā, yaṃ tvaṃ vadesi, neso natthīti vadāmi; no ca kho, bho, ayaṃ attā ettāvatā sammā samucchinno hoti. atthi kho, bho, añño attā sabbaso ākiñcaññāyatanaṃ samatikkamma “santametaṃ paṇītametan”ti nevasaññānāsaññāyatanūpago. taṃ tvaṃ na jānāsi na passasi. tamahaṃ jānāmi passāmi. so kho, bho, attā yato kāyassa bhedā ucchijjati vinassati, na hoti paraṃ maraṇā, ettāvatā kho, bho, ayaṃ attā sammā samucchinno hotī’ti. ittheke sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti.

16. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế không bị hoàn toàn đoạn diệt.

Lại còn một bản ngã khác vượt ngoài tất cả Vô sở hữu xứ, nhận hiểu: Ðây là tịch tịnh, đây là mỹ diệu. Ðạt đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ.

Bản ngã ấy ông không biết, ông không thấy. Bản ngã ấy tôi biết, tôi thấy. Bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát tiêu diệt, sau khi chết không còn nữa, nên bản ngã ấy như thế hoàn toàn đoạn diệt".

Như vậy có một số người chủ trương sự đoạn diệt, tiêu thất và hủy hoại của loài hữu tình.

3.16. [Wrong view 57] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say. I don’t deny it. But that self is not wholly annihilated.

For there is another self which, by passing entirely beyond the Sphere of NoThingness and seeing: ‘This is peaceful, this is sublime’, has realised the Sphere of Neither-Perception-Nor-Non-Perception.

You don’t know it or see it, but I do. It is this self that at the breaking-up of the body is annihilated and perishes, and does not exist after death. This is the way in which the self is completely annihilated.”

That is how some proclaim the annihilation, destruction and non existence of beings.

92. “imehi kho te, bhikkhave, samaṇabrāhmaṇā ucchedavādā sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti sattahi vatthūhi. ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā ucchedavādā sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti, sabbe te imeheva sattahi vatthūhi

17. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy, chủ trương Ðoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu thất, hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp.

Này các Tỷ-kheo, nếu có những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào chủ trương Ðoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu thất, hủy hoại của loài hữu tình, chúng chấp cả bảy luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

3.17. ‘These are the seven ways in which these ascetics and Brahmins proclaim a doctrine of annihilation, destruction and non-existence of beings... [36] There is no
other way.
... pe ... yehi tathāgatassa yathābhuccaṃ vaṇṇaṃ sammā vadamānā vadeyyuṃ.

18. Này các Tỷ-kheo. Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy".

Như Lai tuệ tri. Như vậy, Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết.

Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết: và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

3.18. ‘This, monks, the Tathāgata understands... These, monks, are those other matters, profound, hard to see,...

which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims, and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.

diṭṭhadhammanibbānavādo (DN 1)    
93. “santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā diṭṭhadhammanibbānavādā sato sattassa paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ paññapenti pañcahi vatthūhi. te ca bhonto samaṇabrāhmaṇā kimāgamma kimārabbha diṭṭhadhammanibbānavādā sato sattassa paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ paññapenti pañcahi vatthūhi?

19. Này các Tỷ-kheo, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hiện tại Niết Bàn luận, chấp trước sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp.

Và những Sa-môn, Bà-la-môn này, y chỉ gì, căn cứ gì, chủ trương Hiện tại Niết bàn luận, chấp sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp?

3.19. ‘There are, monks, some ascetics and Brahmins who are proclaimers of Nibbāna Here and Now, and who proclaim Nibbāna here and now for an existent being in five
ways.

On what grounds?

94. “idha, bhikkhave, ekacco samaṇo vā brāhmaṇo vā evaṃvādī hoti evaṃdiṭṭhi — “yato kho, bho, ayaṃ attā pañcahi kāmaguṇehi samappito samaṅgībhūto paricāreti, ettāvatā kho, bho, ayaṃ attā paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ patto hotī’ti. ittheke sato sattassa paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ paññapenti. 20. Này các Tỷ-kheo, có Sa-môn hay Bà-la-môn chủ trương và quan niệm: "Khi nào bản ngã này tận hưởng, sung mãn năm món dục lạc, như thế bản ngã ấy đạt đến tối thượng Niết Bàn của loài hữu tình". 3.20. [Wrong view 58] ‘Here a certain ascetic or Brahmin declares and holds the view: “In as far as this self, being furnished and endowed with the fivefold sense-pleasures, indulges in them, then that is when the self realises the highest Nibbāna here and now.” (78) So some proclaim it.
95. “tamañño evamāha --‘atthi kho, bho, eso attā, yaṃ tvaṃ vadesi, neso natthīti vadāmi; no ca kho, bho, ayaṃ attā ettāvatā paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ patto hoti. taṃ kissa hetu? kāmā hi, bho, aniccā dukkhā vipariṇāmadhammā, tesaṃ vipariṇāmaññathābhāvā uppajjanti sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā. yato kho, bho, ayaṃ attā vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati, ettāvatā kho, bho, ayaṃ attā paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ patto hotī’ti. ittheke sato sattassa paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ paññapenti.

21. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng Niết Bàn.

Vì cớ sao? Vì rằng tính của dục lạc là vô thường, khổ, biến dịch. Vì tánh của chúng là biến dịch, chuyển hóa, nên ưu, bi, khổ, muộn, não phát sanh.

Khi nào bản ngã ấy ly các dục lạc, ly các ác pháp, đạt đến và an trú vào đệ nhất thiền; thiền định này có tầm, có tứ, có hỷ và có lạc, do ly dục sanh. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn". Như vậy có người chủ trương tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.

3.21. [Wrong view 59] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say. I don’t deny it. But that is not where the self realises the highest Nibbāna here and now.

Why so? Because, sir, sense-desires are impermanent, painful and subject to change, and from their change and
transformation there arise sorrow, lamentation, pain, grief and distress.

But [37] when this self, detached from sense-desires, detached from unwholesome states, enters and abides in the first jhāna, (79) which is accompanied by thinking and pondering, (80) and the delight (81) and happiness (82) born of detachment, that is when the self realises the highest Nibbāna here and now.” 

96. “tamañño evamāha — ‘atthi kho, bho, eso attā, yaṃ tvaṃ vadesi, neso natthīti vadāmi; no ca kho, bho, ayaṃ attā ettāvatā paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ patto hoti. taṃ kissa hetu? yadeva tattha vitakkitaṃ vicāritaṃ, etenetaṃ oḷārikaṃ akkhāyati. yato kho, bho, ayaṃ attā vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati, ettāvatā kho, bho, ayaṃ attā paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ patto hotī’ti. ittheke sato sattassa paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ paññapenti.

22. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn.

Vì cớ sao? Vì ở đây thiền định ấy có tầm, có tứ nên gọi là thô tháo.

Khi nào bản ngã ấy có tầm và tứ, đạt đến và an trú đệ nhị thiền. Thiền định này nội tâm yên tĩnh, trí chuyên nhất cảnh, không tầm, không tứ, hỷ lạc do định sanh. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn".

Như vậy có người chủ trương tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.

3.22. [Wrong view 60] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say. But that is not when the self attains Nibbāna.

How so? Because on account of thinking and pondering, that state is considered gross.

But when the self by the subsiding of thinking and pondering enters and abides in the second jhāna, with inner tranquillity and oneness of mind, which is free from thinking and pondering and is born of concentration, (83) and accompanied by delight and joy, that is when the self realises the highest Nibbāna here and now.”

97. “tamañño evamāha — ‘atthi kho, bho, eso attā, yaṃ tvaṃ vadesi, neso natthīti vadāmi; no ca kho, bho, ayaṃ attā ettāvatā paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ patto hoti. taṃ kissa hetu? yadeva tattha pītigataṃ cetaso uppilāvitattaṃ, etenetaṃ oḷārikaṃ akkhāyati. yato kho, bho, ayaṃ attā pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati, sato ca sampajāno, sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti, yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti “upekkhako satimā sukhavihārī”ti, tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati, ettāvatā kho, bho, ayaṃ attā paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ patto hotī’ti. ittheke sato sattassa paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ paññapenti.

23. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn.

Vì cớ sao? Vì ở đây tâm trí có hỷ và bị kích động nên gọi là thô tháo.

Khi nào bản ngã ấy không tham hỷ, trú xả, chánh niệm, chánh trí, thân hưởng lạc mà các bậc thánh gọi là Hỷ niệm lạc trú - đạt đến và an trú đệ tam thiền. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn".

Như vậy, có người chủ trương tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.

3.23. [Wrong view 61] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say. But that is not when the self attains Nibbāna.

How so? Because on account of the presence of delight there is mental exhilaration, and that state is considered gross.

But when the self, with the waning of delight, dwells in equanimity, (84) mindful and clearly aware, (85) experiencing in his own body that joy of which the Noble Ones say: ‘Happy dwells one who has equanimity and mindfulness’, and so enters and abides in the third jhāna, that is when the self realises the highest Nibbāna here and now.”

98. “tamañño evamāha — ‘atthi kho, bho, eso attā, yaṃ tvaṃ vadesi, neso natthīti vadāmi; no ca kho, bho, ayaṃ attā ettāvatā paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ patto hoti. taṃ kissa hetu? yadeva tattha sukhamiti cetaso ābhogo, etenetaṃ oḷārikaṃ akkhāyati. yato kho, bho, ayaṃ attā sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati, ettāvatā kho, bho, ayaṃ attā paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ patto hotī’ti. ittheke sato sattassa paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ paññapenti.

24. Một vị khác lại nói: "Này ông, thật có bản ngã ấy như ông nói. Tôi không nói bản ngã ấy không có. Nhưng bản ngã ấy như thế, không phải hoàn toàn đạt đến tối thượng hiện tại Niết bàn.

Vì cớ sao? Vì ở đây tâm thọ lạc nên gọi là thô tháo.

Khi nào bản ngã ấy xả lạc và xả khổ, diệt trừ hỷ và ưu về trước, đạt đến và an trú vào đệ tứ thiền. Thiền này không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như thế, bản ngã ấy đạt đến tối thượng hiện tại Niết Bàn".

Như vậy có người chủ trương tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.

3.24. [Wrong view 62] ‘Another says to him: “Sir, there is such a self as you say. I don’t deny it. But that is not where the self experiences the highest ̇Nibbāna here and now.

Why so? Because the mind contains the idea of joy, and that state is considered gross.

But when, with the abandonment of pleasure and pain, with the disappearance of previous joy and grief, [38] one enters and abides in a state beyond pleasure and pain in the fourth jhāna, which is purified by equanimity and mindfulness, that is where the self realises the highest Nibbāna here and now.”

That is how some proclaim the highest Nibbāna here and now for an existent being.

99. “imehi kho te, bhikkhave, samaṇabrāhmaṇā diṭṭhadhammanibbānavādā sato sattassa paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ paññapenti pañcahi vatthūhi. ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā diṭṭhadhammanibbānavādā sato sattassa paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ paññapenti, sabbe te imeheva pañcahi vatthūhi

25. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy chủ trương Hiện tại Niết-bàn luận, chấp trước sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp.

Này các Tỷ-kheo, nếu có những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương Hiện tại Niết-bàn luận, chấp sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình, những vị này sẽ chấp cả năm luận chấp trên, hay một trong năm luận chấp trên, ngoài ra không còn một luận chấp nào khác nữa.

3.25. ‘These are the five ways in which these ascetics and Brahmins proclaim a doctrine of Nibbāna here and now.

There is no other way.

... pe ... yehi tathāgatassa yathābhuccaṃ vaṇṇaṃ sammā vadamānā vadeyyuṃ.

26. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy".

Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn không có chấp thủ.

Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết.

Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và truyền thuyết; và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

3.26. ‘This, monks, the Tathāgata understands...
100. “imehi kho te, bhikkhave, samaṇabrāhmaṇā aparantakappikā aparantānudiṭṭhino aparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti catucattārīsāya vatthūhi. ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā aparantakappikā aparantānudiṭṭhino aparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti, sabbe te imeheva catucattārīsāya vatthūhi

27. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai, sẽ đề xướng nhiều sở kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác. Chúng sẽ chấp bốn mươi bốn luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa.

3.27. ‘These are the forty-four ways in which those ascetics and Brahmins who are speculators about the future, having fixed ideas about the future, put forward various speculative views about the future. There is no other way.
... pe ... yehi tathāgatassa yathābhuccaṃ vaṇṇaṃ sammā vadamānā vadeyyuṃ. 28. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mạng như vậy". Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sư tập khởi, sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ. 3.28. ‘This, monks, the Tathāgata understands... [39]
101. “imehi kho te, bhikkhave, samaṇabrāhmaṇā pubbantakappikā ca aparantakappikā ca pubbantāparantakappikā ca pubbantāparantānudiṭṭhino pubbantāparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti dvāsaṭṭhiyā vatthūhi.

29. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy luận bàn về quá khứ tối sơ và luận bàn về tương lai, luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với sáu mươi hai luận chấp.

3.29. ‘These are the sixty-two ways in which those ascetics and Brahmins who are speculators about the past, the future, or both, put forward views about these.
102. “ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā pubbantakappikā vā aparantakappikā vā pubbantāparantakappikā vā pubbantāparantānudiṭṭhino pubbantāparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti, sabbe te imeheva dvāsaṭṭhiyā vatthūhi, etesaṃ vā aññatarena; natthi ito bahiddhā. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, luận bàn về quá khứ tối sơ, luận bàn về tương lai, luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác. Những vị ấy sẽ chấp sáu mươi hai luận chấp trên, hay một trong những luận chấp trên, ngoài ra không có luận chấp nào khác nữa. There is no other way.
103. “tayidaṃ, bhikkhave, tathāgato pajānāti — ‘ime diṭṭhiṭṭhānā evaṃgahitā evaṃparāmaṭṭhā evaṃgatikā bhavanti evaṃabhisamparāyā’ti. tañca tathāgato pajānāti, tato ca uttaritaraṃ pajānāti, tañca pajānanaṃ na parāmasati, aparāmasato cassa paccattaññeva nibbuti viditā. vedanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ viditvā anupādāvimutto, bhikkhave, tathāgato.

30. Này các Tỷ-kheo, Như Lai tuệ tri như thế này: "Những sở kiến ấy, chấp trước như vậy, sẽ đưa đến những cõi thú như vậy, sẽ tác thành những định mệnh như vậy".

Như Lai tuệ tri như vậy. Ngài tuệ tri hơn thế nữa, và Ngài không chấp sở tri ấy. Nhờ không chấp trước sở tri ấy, nội tâm được tịch tịnh. Ngài như thật tuệ tri sự tập khởi sự diệt trừ của các thọ, vị ngọt, những nguy hiểm và sự xuất ly của chúng. Nhờ tuệ tri như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai được giải thoát hoàn toàn, không có chấp thủ.

3.30. ‘This, monks, the Tathāgata understands: These viewpoints thus grasped and adhered to will lead to suchand-such destinations in another world.

This the Tathāgata knows, and more, but he is not attached to that knowledge. And being thus unattached he has experienced for himself perfect peace, and having truly understood the arising and passing away of feelings, their attraction and peril and the deliverance from them, the Tathāgata is liberated without remainder.

104. “ime kho te, bhikkhave, dhammā gambhīrā duddasā duranubodhā santā paṇītā atakkāvacarā nipuṇā paṇḍitavedanīyā, ye tathāgato sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti, yehi tathāgatassa yathābhuccaṃ vaṇṇaṃ sammā vadamānā vadeyyuṃ.

31. Những pháp ấy, này các Tỷ-kheo, là những pháp sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ diệu, vượt ngoài tầm của luận lý suông, tế nhị, chỉ những người có trí mới có thể nhận biết.

Những pháp ấy Như Lai tự chứng tri, giác ngộ và tuyên thuyết, và chính những pháp ấy những ai như thật chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến.

3.31. ‘These, monks, are those other matters, profound, hard to see, hard to understand, peaceful, excellent, beyond
mere thought, subtle, to be experienced by the wise,

which the Tathāgata, having realised them by his own super-knowledge, proclaims, and about which those who would truthfully praise the Tathāgata would rightly speak.’

paritassitavipphanditavāro (DN 1) Kết luận: [Conclusion]
105. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā sassatavādā sassataṃ attānañca lokañca paññapenti catūhi vatthūhi, tadapi tesaṃ bhavataṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ ajānataṃ apassataṃ vedayitaṃ taṇhāgatānaṃ paritassitavipphanditameva.

32. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường trú với bốn luận chấp.

Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

3.32. [Wrong views 1-4] ‘Thus, monks, when those ascetics and Brahmins who are Eternalists proclaim the eternity of the self and the world in four [40] ways,

that is merely the feeling of those who do not know and see, the worry and vacillation of those immersed in craving.

106. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā ekaccasassatikā ekaccāsassatikā ekaccaṃ sassataṃ ekaccaṃ asassataṃ attānañca lokañca paññapenti catūhi vatthūhi, tadapi tesaṃ bhavataṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ ajānataṃ apassataṃ vedayitaṃ taṇhāgatānaṃ paritassitavipphanditameva.

33. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác với bốn luận chấp.

Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

3.33. [Wrong views 5 — 8] ‘When those who are partly Eternalists and partly Non-Eternalists proclaim the partial eternity and the partial non-eternity of the self and the world in four ways,

that is merely the feeling of those who do not know and see...

107. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā antānantikā antānantaṃ lokassa paññapenti catūhi vatthūhi, tadapi tesaṃ bhavataṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ ajānataṃ apassataṃ vedayitaṃ taṇhāgatānaṃ paritassitavipphanditameva.

34. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên với bốn luận chấp.

Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

3.34. [Wrong views 9-12] ‘When those who are Finitists and Infinitists proclaim the finitude and infinitude of the world on four grounds,

that is merely the feeling of those who do not know and see...

108. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā amarāvikkhepikā tattha tattha pañhaṃ puṭṭhā samānā vācāvikkhepaṃ āpajjanti amarāvikkhepaṃ catūhi vatthūhi, tadapi tesaṃ bhavataṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ ajānataṃ apassataṃ vedayitaṃ taṇhāgatānaṃ paritassitavipphanditameva.

35. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận. Khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn với bốn luận chấp.

Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

3.35. [Wrong views 13-16] ‘When those who are EelWrigglers resort to evasive statements, and wriggle like eels on four grounds,

that is merely the feeling...

109. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā adhiccasamuppannikā adhiccasamuppannaṃ attānañca lokañca paññapenti dvīhi vatthūhi, tadapi tesaṃ bhavataṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ ajānataṃ apassataṃ vedayitaṃ taṇhāgatānaṃ paritassitavipphanditameva.

36. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh với hai luận chấp.

Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

3.36. [Wrong views 17 — 18] ‘When those who are Chance Originationists proclaim the chance origin of the self and the world on two grounds,

this is merely the feeling...

110. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā pubbantakappikā pubbantānudiṭṭhino pubbantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti aṭṭhārasahi vatthūhi, tadapi tesaṃ bhavataṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ ajānataṃ apassataṃ vedayitaṃ taṇhāgatānaṃ paritassitavipphanditameva.

37. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều ý kiến sai khác với mười tám luận chấp.

Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

3.37. [Wrong views 1 — 18] ‘When those who are speculators about the past, having fixed views about the past, put forward various speculative theories about the past
in eighteen different ways,

this is merely the feeling of those who do not know and see, the worry and vacillation of those immersed in craving.

111. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā saññīvādā uddhamāghātanaṃ saññiṃ attānaṃ paññapenti soḷasahi vatthūhi, tadapi tesaṃ bhavataṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ ajānataṃ apassataṃ vedayitaṃ taṇhāgatānaṃ paritassitavipphanditameva.

38. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết với mười sáu luận chấp.

Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

3.38. [Wrong views 19 — 34] ‘When those who proclaim a doctrine of Conscious Post-Mortem Survival do so in sixteen different ways,

that is merely the feeling... [41]

112. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā asaññīvādā uddhamāghātanaṃ asaññiṃ attānaṃ paññapenti aṭṭhahi vatthūhi, tadapi tesaṃ bhavataṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ ajānataṃ apassataṃ vedayitaṃ taṇhāgatānaṃ paritassitavipphanditameva.

39. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp.

Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

3.39. [Wrong views 35 — 42] ‘When those who proclaim a doctrine of Unconscious Post-Mortem Survival do so in eight different ways,

that is merely the feeling...

113. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā nevasaññīnāsaññīvādā uddhamāghātanaṃ nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti aṭṭhahi vatthūhi, tadapi tesaṃ bhavataṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ ajānataṃ apassataṃ vedayitaṃ taṇhāgatānaṃ paritassitavipphanditameva.

40. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng sau khi chết với tám luận chấp.

Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

3.40. [Wrong views 43 — 50] ‘When those who proclaim a doctrine of Neither Conscious-nor-Unconscious PostMortem survival do so in eight ways,

that is merely the feeling...

114. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā ucchedavādā sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti sattahi vatthūhi, tadapi tesaṃ bhavataṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ ajānataṃ apassataṃ vedayitaṃ taṇhāgatānaṃ paritassitavipphanditameva. 41. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ðoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

3.41. [Wrong views 51 — 57] ‘When those who are Annihilationists proclaim the annihilation, destruction and non-existence of beings in seven ways,

that is merely the feeling...

115. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā diṭṭhadhammanibbānavādā sato sattassa paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ paññapenti pañcahi vatthūhi, tadapi tesaṃ bhavataṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ ajānataṃ apassataṃ vedayitaṃ taṇhāgatānaṃ paritassitavipphanditameva.

42. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hiện tại Niết Bàn luận, chấp trước sự hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp.

Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

3.42. [Wrong views 58 — 62] ‘When those who are proclaimers of Nibbāna Here and Now proclaim Nibbāna here and now for an existent being on five grounds,

that is merely the feeling...

116. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā aparantakappikā aparantānudiṭṭhino aparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti catucattārīsāya vatthūhi, tadapi tesaṃ bhavataṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ ajānataṃ apassataṃ vedayitaṃ taṇhāgatānaṃ paritassitavipphanditameva.

43. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp.

Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

3.43. [Wrong views 19 — 62] ‘When those who are speculators about the future in forty-four different ways...
117. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā pubbantakappikā ca aparantakappikā ca pubbantāparantakappikā ca pubbantāparantānudiṭṭhino pubbantāparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti dvāsaṭṭhiyā vatthūhi, tadapi tesaṃ bhavataṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ ajānataṃ apassataṃ vedayitaṃ taṇhāgatānaṃ paritassitavipphanditameva.

44. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, luận bàn về tương lai, luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với sáu mươi hai luận chấp.

Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

3.44. [Wrong views 1 — 62] ‘When those ascetics and Brahmins who are speculators about the past, the future, or both, having fixed views, put forward views in sixty-two
different ways,

that is merely the feeling of those who do not know and see, the worry and vacillation of those immersed in craving.

phassapaccayāvāro (DN 1)    
118. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā sassatavādā sassataṃ attānañca lokañca paññapenti catūhi vatthūhi, tadapi phassapaccayā.

45. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường trú với bốn luận chấp.

Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).

3.45. ‘When those ascetics and Brahmins who are [42] Eternalists proclaim the eternity of the self and the world in
four ways,

that is conditioned by contact. (86)

119. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā ekaccasassatikā ekaccāsassatikā ekaccaṃ sassataṃ ekaccaṃ asassataṃ attānañca lokañca paññapenti catūhi vatthūhi, tadapi phassapaccayā.

46. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác với bốn luận chấp.

Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).

3.46. ‘When those who are partly Etemalists and partly Non-Eternalists ...
120. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā antānantikā antānantaṃ lokassa paññapenti catūhi vatthūhi, tadapi phassapaccayā.

47. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên với bốn luận chấp.

Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).

3.47. ‘When those who are Finitists and Infinitists...
121. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā amarāvikkhepikā tattha tattha pañhaṃ puṭṭhā samānā vācāvikkhepaṃ āpajjanti amarāvikkhepaṃ catūhi vatthūhi, tadapi phassapaccayā.

48. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận. Khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn với bốn luận chấp.

Chủ trương ấy phát khởi là do sự xúc chạm (của các căn).

3.48. ‘When those who are Eel-Wrigglers...
122. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā adhiccasamuppannikā adhiccasamuppannaṃ attānañca lokañca paññapenti dvīhi vatthūhi, tadapi phassapaccayā.

49. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh với hai luận chấp.

Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).

3.49. ‘When those who are Chance-Originationists...
123. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā pubbantakappikā pubbantānudiṭṭhino pubbantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti aṭṭhārasahi vatthūhi, tadapi phassapaccayā.

50. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y chỉ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều ý kiến sai khác với mười tám luận chấp.

Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).

3.50. ‘When those who are speculators about the past in eighteen ways...
124. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā saññīvādā uddhamāghātanaṃ saññiṃ attānaṃ paññapenti soḷasahi vatthūhi, tadapi phassapaccayā.

51. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết với mười sáu luận chấp.

Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).

3.51. ‘When those who proclaim a doctrine of Conscious Post-Mortem Survival...
125. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā asaññīvādā uddhamāghātanaṃ asaññiṃ attānaṃ paññapenti aṭṭhahi vatthūhi, tadapi phassapaccayā.

52. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp.

Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).

3.52. ‘When those who proclaim a doctrine of Unconscious Post-Mortem Survival...
126. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā nevasaññīnāsaññīvādā uddhamāghātanaṃ nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti aṭṭhahi vatthūhi, tadapi phassapaccayā.

53. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng sau khi chết với tám luận chấp.

Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).

3.53. ‘When those who proclaim a doctrine of NeitherConscious-Nor-Unconscious Post-Mortem Survival...
127. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā ucchedavādā sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti sattahi vatthūhi, tadapi phassapaccayā.

54. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ðoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp.

Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).

3.54. ‘When those who are Annihilationists...
128. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā diṭṭhadhammanibbānavādā sato sattassa paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ paññapenti pañcahi vatthūhi, tadapi phassapaccayā.

55. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hiện tại Niết bàn luận, chấp trước sự hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp.

Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).

3.55. ‘When those who are proclaimers of Nibbāna Here and Now...
129. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā aparantakappikā aparantānudiṭṭhino aparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti catucattārīsāya vatthūhi, tadapi phassapaccayā.

56. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp.

Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).

3.56. ‘When those who are speculators about the future... [43]
130. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā pubbantakappikā ca aparantakappikā ca pubbantāparantakappikā ca pubbantāparantānudiṭṭhino pubbantāparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti dvāsaṭṭhiyā vatthūhi, tadapi phassapaccayā.

57. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, luận bàn về tương lai, luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với sáu mươi hai luận chấp.

Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).

3.57. ‘When those ascetics and Brahmins who are speculators about the past, the future, or both, having fixed views, put forward views in sixty-two different ways,

that is conditioned by contact.

netaṃ ṭhānaṃ vijjativāro (DN 1)

 

 

131. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā sassatavādā sassataṃ attānañca lokañca paññapenti catūhi vatthūhi, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati.

58. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn với bốn luận chấp.

Những vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.

3.58 — 70. ‘That all of these (Eternalists and the rest) should experience that feeling without contact is impossible. [44]
132. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā ekaccasassatikā ekacca asassatikā ekaccaṃ sassataṃ ekaccaṃ asassataṃ attānañca lokañca paññapenti catūhi vatthūhi, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati.

59. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới, là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác với bốn luận chấp.

Những vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.

 
133. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā antānantikā antānantaṃ lokassa paññapenti catūhi vatthūhi, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati.

60. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên với bốn luận chấp.

Những vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.

 
134. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā amarāvikkhepikā tattha tattha pañhaṃ puṭṭhā samānā vācāvikkhepaṃ āpajjanti amarāvikkhepaṃ catūhi vatthūhi, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati.

61. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ngụy biện luận. Khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn với bốn luận chấp.

Những vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.

 
135. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā adhiccasamuppannikā adhiccasamuppannaṃ attānañca lokañca paññapenti dvīhi vatthūhi, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati.

62. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh với hai luận chấp.

Các vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.

 
136. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā pubbantakappikā pubbantānudiṭṭhino pubbantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti aṭṭhārasahi vatthūhi, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati.

63. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y chỉ về quá khứ tối sơ, đề xướng nhiều ý kiến sai khác với mười tám luận chấp.

Những vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.

 
137. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā saññīvādā uddhamāghātanaṃ saññiṃ attānaṃ paññapenti soḷasahi vatthūhi, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati.

64. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết với mười sáu luận chấp.

Các vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.

 
138. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā asaññīvādā, uddhamāghātanaṃ asaññiṃ attānaṃ paññapenti aṭṭhahi vatthūhi, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati.

65. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp.

Các vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.

 
139. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā nevasaññīnāsaññīvādā uddhamāghātanaṃ nevasaññīnāsaññiṃ attānaṃ paññapenti aṭṭhahi vatthūhi, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati.

66. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng sau khi chết với tám luận chấp.

Các vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.

 
140. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā ucchedavādā sato sattassa ucchedaṃ vināsaṃ vibhavaṃ paññapenti sattahi vatthūhi, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati.

67. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ðoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp.

Các vị này không có thể cảm thọ những chủ trương, trên, nếu không có cảm xúc.

 
141. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā diṭṭhadhammanibbānavādā sato sattassa paramadiṭṭhadhammanibbānaṃ paññapenti pañcahi vatthūhi, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati.

68. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hiện tại Niết Bàn luận, chấp trước hiên tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp.

Các vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.

 
142. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā aparantakappikā aparantānudiṭṭhino aparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti catucattārīsāya vatthūhi, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati.

69. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về tương lai, chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp.

Các vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.

 
143. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā pubbantakappikā ca aparantakappikā ca pubbantāparantakappikā ca pubbantāparantānudiṭṭhino pubbantāparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti dvāsaṭṭhiyā vatthūhi, te vata aññatra phassā paṭisaṃvedissantīti netaṃ ṭhānaṃ vijjati.

70. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, luận bàn về tương lai, luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với sáu mươi hai luận chấp.

Những vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.

 
diṭṭhigatikādhiṭṭhānavaṭṭakathā (DN 1)    
144. “tatra, bhikkhave, ye te samaṇabrāhmaṇā sassatavādā sassataṃ attānañca lokañca paññapenti catūhi vatthūhi, yepi te samaṇabrāhmaṇā ekaccasassatikā ekaccāsassatikā ... pe ... yepi te samaṇabrāhmaṇā antānantikā... yepi te samaṇabrāhmaṇā amarāvikkhepikā... yepi te samaṇabrāhmaṇā adhiccasamuppannikā... yepi te samaṇabrāhmaṇā pubbantakappikā... yepi te samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā saññīvādā... yepi te samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā asaññīvādā... yepi te samaṇabrāhmaṇā uddhamāghātanikā nevasaññīnāsaññīvādā... yepi te samaṇabrāhmaṇā ucchedavādā... yepi te samaṇabrāhmaṇā diṭṭhadhammanibbānavādā... yepi te samaṇabrāhmaṇā aparantakappikā... yepi te samaṇabrāhmaṇā pubbantakappikā ca aparantakappikā ca pubbantāparantakappikā ca pubbantāparantānudiṭṭhino pubbantāparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti dvāsaṭṭhiyā vatthūhi, sabbe te chahi phassāyatanehi phussa phussa paṭisaṃvedenti tesaṃ vedanāpaccayā taṇhā, taṇhāpaccayā upādānaṃ, upādānapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti.145. “yato kho, bhikkhave, bhikkhu channaṃ phassāyatanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ pajānāti, ayaṃ imehi sabbeheva uttaritaraṃ pajānāti.

71. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn với bốn luận chấp;

những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận; những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Ngụy biện luận; những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Vô nhân luận; những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết; những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng sau khi chết; những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ðoạn diệt luận; những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương hiện tại Niết Bàn luận; những Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về quá khứ tối sơ; những Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ vào quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với sáu mươi hai luận chấp.

Tất cả những vị này có những cảm thọ (những chủ trương trên) do sự xúc chạm qua sáu xúc xứ. Do duyên với những cảm thọ mà tham ái phát khởi; do duyên tham ái, thủ phát khởi; do duyên thủ, hữu phát khởi; do duyên hữu, sanh phát khởi, do duyên sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não phát khởi.

3.71. ‘With regard to all of these..., [45]

they experience these feelings by repeated contact through the six sense-bases; (87) feeling conditions craving; craving conditions clinging; clinging conditions becoming; becoming conditions birth; birth conditions ageing and death, sorrow, lamentation, sadness and distress. (88)

145. “yato kho, bhikkhave, bhikkhu channaṃ phassāyatanānaṃ samudayañca atthaṅgamañca assādañca ādīnavañca nissaraṇañca yathābhūtaṃ pajānāti, ayaṃ imehi sabbeheva uttaritaraṃ pajānāti. Này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo như thật biết sự tập khởi, sự diệt trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu chỗ xuất xứ, vị ấy sẽ có một sự hiểu biết vượt ra ngoài những điều trên. ‘When, monks, a monk understands as they really are the arising and passing away of the six bases of contact, their attraction and peril, and the deliverance from them, he
knows that which goes beyond all these views
vivaṭṭakathādi (DN 1)    
146. “ye hi keci, bhikkhave, samaṇā vā brāhmaṇā vā pubbantakappikā vā aparantakappikā vā pubbantāparantakappikā vā pubbantāparantānudiṭṭhino pubbantāparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti, sabbe te imeheva dvāsaṭṭhiyā vatthūhi antojālīkatā, ettha sitāva ummujjamānā ummujjanti, ettha pariyāpannā antojālīkatāva ummujjamānā ummujjanti. 72. Này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn nào luận bàn về quá khứ tối sơ, hay luận bàn về tương lai, hay luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ vào quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác tất cả những vị này đều bị bao trùm bởi lưới của sáu mươi hai luận chấp này, dầu chúng nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây. 3.72. ‘Whatever ascetics and Brahmins who are speculators about the past or the future or both, having fixed views on the matter and put forth speculative views about it, these are all trapped in the net with its sixty-two divisions, and wherever they emerge and try to get out, they are caught and held in this net.
♦ “seyyathāpi, bhikkhave, dakkho kevaṭṭo vā kevaṭṭantevāsī vā sukhumacchikena jālena parittaṃ udakadahaṃ {udakarahadaṃ (sī. syā. pī.)} otthareyya. tassa evamassa — ‘ye kho keci imasmiṃ udakadahe oḷārikā pāṇā, sabbe te antojālīkatā. ettha sitāva ummujjamānā ummujjanti; ettha pariyāpannā antojālīkatāva ummujjamānā ummujjantī’ti; evameva kho, bhikkhave, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā pubbantakappikā vā aparantakappikā vā pubbantāparantakappikā vā pubbantāparantānudiṭṭhino pubbantāparantaṃ ārabbha anekavihitāni adhimuttipadāni abhivadanti, sabbe te imeheva dvāsaṭṭhiyā vatthūhi antojālīkatā ettha sitāva ummujjamānā ummujjanti, ettha pariyāpannā antojālīkatāva ummujjamānā ummujjanti.

Này các Tỷ-kheo, cũng ví như người đánh cá lành nghề hay người học đánh cá vung lưới trên mặt hồ nước nhỏ có mắt sít sao. Người ấy nghĩ: "Những con cá lớn ở trong hồ nước nhỏ này, tất cả chúng đều bị bao phủ trong tấm lưới này, dầu chúng có nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây".

Cũng như vậy này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào, luận bàn về quá khứ tối sơ, hay luận bàn về tương lai, hay luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác, tất cả những vị này đều bị bao phủ trong lưới của sáu mươi hai luận chấp này; dầu có nhảy vọt lên, những vị này vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây.

Just as a skilled fisherman or his apprentice might cover a small piece of water with a fine-meshed net, thinking:
“Whatever larger creatures there may be in this water, they are all trapped in the net, [46] caught, and held in the net”, so it is with all these: they are trapped and caught in this net.
147. “ucchinnabhavanettiko, bhikkhave, tathāgatassa kāyo tiṭṭhati. yāvassa kāyo ṭhassati, tāva naṃ dakkhanti devamanussā. kāyassa bhedā uddhaṃ jīvitapariyādānā na naṃ dakkhanti devamanussā.

73. Này các Tỷ-kheo, thân của Như Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến đời sống khác đã bị chấm dứt.

Khi thân của vị này còn tồn tại thời chư Thiên và loài Người còn có thể thấy thân ấy.

Khi thân hoại mạng chung, thời chư Thiên và loài Người không thể thấy được.

3.73. ‘Monks, the body of the Tathāgata stands with the link that bound it to becoming cut. (89)

As long as the body subsists, devas and humans will see him.

But at the breaking-up of the body and the exhaustion of the life-span, devas and humans will see him no more.

“seyyathāpi, bhikkhave, ambapiṇḍiyā vaṇṭacchinnāya yāni kānici ambāni vaṇṭapaṭibandhāni {vaṇṭūpanibandhanāni (sī. pī.), vaṇḍapaṭibaddhāni (ka.)}, sabbāni tāni tadanvayāni bhavanti; evameva kho, bhikkhave, ucchinnabhavanettiko tathāgatassa kāyo tiṭṭhati, yāvassa kāyo ṭhassati, tāva naṃ dakkhanti devamanussā, kāyassa bhedā uddhaṃ jīvitapariyādānā na naṃ dakkhanti devamanussā”ti.

Này các Tỷ-kheo, như nhánh có một chùm xoài bị chặt đứt, tất cả trái xoài dính với nhánh ấy đều bị chung một số phận với nhánh kia. Cũng như vậy này các Tỷ-kheo, thân của Như Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.

Khi thân của vị này còn tồn tại thời chư Thiên và loài Người có thể thấy thân ấy.

Khi thân hoại mạng chung thời chư Thiên và loài Người không thể thấy được.

Monks, just as when the stalk of a bunch of mangoes has been cut, all the mangoes on it go with it, just so the Tathāgata’s link with becoming has been cut.

As long as the body subsists, devas and humans will see him.

But at the breaking-up of the body and the exhaustion of the life-span, devas and humans will see him no more.’

148. evaṃ vutte āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca — “acchariyaṃ, bhante, abbhutaṃ, bhante, ko nāmo ayaṃ, bhante, dhammapariyāyo”ti?

“tasmātiha tvaṃ, ānanda, imaṃ dhammapariyāyaṃ atthajālantipi naṃ dhārehi, dhammajālantipi naṃ dhārehi, brahmajālantipi naṃ dhārehi, diṭṭhijālantipi naṃ dhārehi, anuttaro saṅgāmavijayotipi naṃ dhārehī”ti.

idamavoca bhagavā.

74. Khi nghe nói vậy, đại đức Ananda bạch đức Thế Tôn:
- Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Pháp môn này gọi là gì, bạch Thế Tôn?

- Này Ananda, pháp môn này gọi là "Lợi Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Pháp Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Phạm Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Kiếm Võng", hãy như vậy mà phụng trì; gọi là "Vô thượng Chiến thắng", hãy như vậy mà phụng trì.

Thế Tôn thuyết như vậy.

3.74. At these words the Venerable Ānanda said to the Lord:

‘It is marvellous, Lord, it is wonderful. What is the name of this exposition of Dhamma?’

‘Ānanda, you may remember this exposition of Dhamma as the Net of Advantage, (90) the Net of Dhamma, the
Supreme Net, the Net of Views, or as the Incomparable Victory in Battle.’

Thus the Lord spoke,

149. attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne dasasahassī {sahassī (katthaci)} lokadhātu akampitthāti.

brahmajālasuttaṃ niṭṭhitaṃ paṭhamaṃ.

Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Trong khi kinh này được truyền thuyết, một ngàn thế giới đều rung động.

[Dứt Kinh Phạm Võng là Kinh thứ nhất].

and the monks rejoiced and were
delighted at his words.

And as this exposition was being proclaimed, the ten-thousand world-system shook.

 

Notes: The numbers in square brackets [ ] in the actual text refer to the page number of the Dīgha Nikāya of the Pali Text Society's edition in Pali.

---oOo---

 

(11) There is a separate translation of this Sutta by Bhikkhu Bodhi, The All-Embracing Net of Views: The Brahmajāla Sutta and its Commentaries (BPS 1978). This is most valuable for its introduction as well as the translated commentarial material. Beside the Rhys Davids translation (RD) there is also the somewhat abridged version by Mrs A.A.G. Bennett in Long Discourses of the Buddha (Bombay
1964, Suttas 1-16 only), and that by David Maurice in The Lion’s Roar (London 1962), both of which I have occasionally found useful. I have also consulted the German partial translation (Suttas 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, 11, 13, 16, 21, 26, 27) by R.O. Franke (1913), and, as far as my limited knowledge of Thai would allow, the Thai translation (2nd ed., Bangkok 2521 (1978)). Brahma- in the title has the meaning of  supreme’.

(12) Nālandā, afterwards the seat of a famous Buddhist university, was about 12 km north of Rajagaha (modern Rajgir), the Magadhan capital.

(13) A follower of Sañjaya Belatthaputta (see DN 2.31f.). Sāriputta and Moggallana, the Buddha’s most famous disciples, were originally followers of Sañjaya, and it was their defection, besides the loss of his gains, that angered Suppiya (DA).

(14) Lit. ‘That is not in us’.

(15) DA points out that ‘morality is inferior in comparison with higher qualities, for morality does not reach the excellence of  oncentration, nor concentration the excellence of wisdom.’ Cf. verse 28.

(16) Puthujjana: an ‘ordinary person’ who, not having broken through the first three fetters (personality-view, doubt, attachment to rites and rituals), has not yet ‘entered the stream’ and so started on the higher (supramundane) path.

(17) The Buddha’s usual way of referring to himself. See Introduction, p. 46.

(18) These three sections on morality occur verbatim in all of the first 13 Suttas and may once have formed a separate ‘tract’ (RD).

(19) This ‘refrain’ is repeated throughout.

(20) Brahmacariyā is the supreme or holy life, i.e. celibacy. DA points out that it involves refraining from other forms of erotic behaviour besides intercourse.

(21) Atthavādī: attha may also mean ‘that which is profitable’ (see next note).

(22) Atthasaṁhhitaṁ: here the meaning of attha as ‘the profitable’ is clear.

(23) ‘At improper times’ means between midday and the following dawn.

(24) Verses 8 — 9 embrace the first four precepts undertaken by novices (sāmaṇeras). The elaboration of the different forms of wrong  peech here (and elsewhere) reflects the importance of controlling the tongue. Curiously, there is no mention of abstaining from intoxicants, but instead a reference to ‘damaging seeds and crops’. The next five items correspond to the novices’ precepts 6 — 10.

(25) The Buddha did, however, accept land from Anāthapiṇdika and others for the Sangha.

(26) Sobha-nagarakaṁ: ‘of the city Sobha’ (this was the city of the gandhabbas or heavenly musicians). RD thinks of a ballet with fairy scenes. BB renders it ‘art exhibitions’ —which surely gives the wrong impression for modern readers!

(27) Caṇḍālaṁ vaṁsaṁ dhopanaṁ: rather obscure. The performers were presumably low-caste. DA thinks of an iron ball (used for juggling?).

(28) Chess, with a board of 64 or 100 squares, originated in India. Though previously not unknown, it was popularised in Europe by the Crusaders.

(29) Mental chess, played without a board.

(30) Written in the air, or on one’s back. Writing was known, but was not used by the Buddha or other teachers of the day.

(31) A guessing game, not telepathy.

(32) Pallanka: (whence, ultimately, our ‘palanquin’), also means ‘sitting cross-legged’ (see n.519, 520).

(33) Tiracchāna-kathā: lit. ‘animal-talk’. As animals walk parallel to the earth, so this kind of talk does not lead upward (DA). See also n.244.

(34) Lokakkhāyikaṁ: philosophical speculations of a materialist kind (DA).

(35) Iti-bhavâbhava-kathā: also rendered ‘profit and loss’, but the philosophical sense (as in the Horner and Ñāṇamoli translations of MN 76) is preferable.

(36) Also at MN 77, and SN 46.9.

(37) For a detailed account of these practices, see VM 1.61-82.

(38) Angaṁ : including soles as well as palms.

(39) Knowing charms to be used by one dwelling in an earthen house.

(40) Kaṇṇika-lakkhaṇaṁ: from kaṇṇa ‘ear’. DA thinks it means either ear-rings or house-gables, both of which are incongruous here. I follow the Thai translation which, probably following an old tradition, has tun ‘bamboo-rat’ (see McFarland, Thai-English Dictionary, p. 371). Franke says ‘an animal that is always mentioned with the hare’, and considers that it must mean an animal with long ears.

(41) Raññaṁ (gen. pl.): i.e. the joint leaders of a republican state.

(42) Viruddha-gabbha-karaṇaṁ: Or perhaps ‘reviving the foetus’.

(43) It is the practice of medicine for gain that is here condemned.

(44) These wrong views are summarised in verse 3.32ff.

(45) I.e., producing nothing new.

(46) Saṁvaṭṭaṁ-vivaṭṭaṁ: ‘The PED definitions should be reversed’ (BB). See VM 13.28ff.

(47) Takkī: BB renders this ‘rationalist’, which is somewhat misleading.

(48) This is part of the world of Form (rūpaloka) which escapes destruction. For this and other such ‘locations’ see Introduction, p. 37.

(49) Manomayā: mentally created, not sexually generated. They are devas. In another sense, all dhammas are said to be mind-made (Dhp. 1-2).

(50) Not requiring material food, but nourished by the jhāna factor pīti ‘delight’ (n.81).

(51) Brahmā is allotted a relatively humble position, and his creator-role explained away, in Buddhism. See also MN 49.8 (= MLS i, 391).

(52) The life-span of beings is fixed in some realms, and variable in others. Merit (puñña) is karmically wholesome action, leading to a favourable rebirth.

(53) Khiḍḍapadosikā: these devas and the next group are mentioned only here and in Suttas 20, 24. They illustrate the consequences of desire and aversion even in the (relatively) ‘higher’ worlds. Moral progress is virtually impossible outside the human state, so that they are actually fortunate to fall back to that state. Mindfulness (sati) is all-important. DA says the bodies of these devas are so delicate that if by
forgetfulness they miss a single meal they will pass away from that place. Even if they eat immediately afterwards, it is too late!

(54) Manopadosikā. DA says these dwell on the plane of the Four Great Kings (i.e. only just above the human realm). Interestingly, if only one of the devas gets angry while the other remains calm, this prevents the first from passing away, which would seem to illustrate the  sentiment of Dhp. 5, 6. These devas are not essentially different from those mentioned in verses 1-2, though on a lower level.

(55) Citta: more or less synonymous with mano ‘mind’, but often used much like ‘heart’ in English (‘to know in one’s heart’, etc.).

(56) Antânantikā: or ‘Extensionists’ (RD).

(57) DA associates these various views with the higher jhānas (see Introduction, p. 42), obtained with the aid of the kasiṇas (coloured discs, etc., cf. VM chs. 4, 5). DA says: ‘

(1) Without having extended the counterpart sign to the boundaries of the world-sphere, he abides perceiving the world as finite.

(2) But he who has extended the kasiṇaimage to the boundaries of the world-sphere perceives the world to be infinite.

(3) Not extending the sign in the upward and downward directions, but extending it across, he perceives the world as finite in the upward and downward directions, and infinite across.

(4) The rationalist doctrine should be understood by the method stated.’ [This is unexplained, though the Sub-Commentary attempts an explanation: ‘If the self were finite, its rebirth in distant places could not be recollected. And if it were infinite, one living in this world would be able to experience the happiness of the heavenly worlds and the  suffering of the hells, etc. If one holds it to be both finite and infinite, one would incur the errors of both the previous positions. Therefore the self cannot be declared to be either finite or infinite.’] (Translated by BB, pp. 172, 171).

(58) Amarā-vikheppikā can be interpreted as either ‘eelwriggling’ (RD) or ‘endless equivocation’ (BB): amarā (lit. ‘deathless’) is the name of a slippery fish, perhaps an eel, which escapes capture by wriggling (DA). A deliberate pun may well be intended.

(59) Either for the higher training or for a heavenly rebirth (DA). Cf. verse 1.5, where the former is certainly meant.

(60) Due to moral shame and moral dread (hiri-ottappa) (DA), i.e. shame at doing what is wrong, and dread of it. These two qualities are called ‘guardians of the world’ (cf. Nyānaponika Thera, Abhidhamma Studies, 2nd. ed., Colombo 1965, p. 80). Thus it is recognised that the first three classes of ‘eel-wrigglers’ have a moral conscience. Their equivocation stems from lack of understanding, not of scruple.

(61) The following views are attributed in DN 2.31f. to Sañjaya (see n.13).

(62) The four ‘alternatives’ of Indian logic: a thing (a) is, (b) is not, (c) both is and is not, (d) neither is nor is not.

(63) See n.185.

(64) See also DN 9.25 and n.219.

(65) Having attained a high absorption, and fearing the perils of conscious existence, they have wished for, and gained, an unconscious state. With the first stirring of perception, however, they fall away from that realm (DA).

(66) The view of the Ajivikas (DA): see DN 2.19-20 and nn.102-109 there. Cf. A.L. Basham, History and Doctrine of the Ājīvikas,  (London 1951).

(67) This is the view of the Jains. DA says the other views mentioned are based on various meditational experiences.

(68) The Sub-Commentary (see BB, p. 190) is helpful here:

(1) is based on experience of the unconscious realm (see n.65),

(2) takes perception to be the self,

(3) takes the material, or material and immaterial dhammas + perception to be the self,

(4) is based on reasoning, (5 — 8) are to be understood as at n.57.

(69) (1) is based on a subtle perception incapable of performing this function at death and rebirth-linking (see n.125). The rest as in n.68.

(70) ‘Earth’ (paṭhavī) or extension, ‘water’ (āpo) or cohesion, ‘fire’ (tejo) or temperature, ‘air’ (vāyo) or motion: the traditional names for the four qualities present, in varying proportions, in all matter.

(71) In the Buddhist view, there is additionally required the presence of the gandhabba or ‘being-to-be-born’, i.e. the arising of a new  ‘continuity of consciousness’ dependent on that of some being just deceased. Cf. MN 38.1-7. See p. 45.

(72) Dibba (Skt. divya): derived from the same stem as deva: cf. Latin divus.

(73) Kāmâvacara: belonging to the sensuous sphere (kāmaloka ), the lowest of the three worlds.

(74) Kabalinkārâhāra generally means ‘material food’. Here it denotes the kind of nutriment on which the lower devas subsist.

(75) DA says this one takes the divine form (dibb’atthabhāva), i.e. the form of the devas of the sensuous sphere, for the self. The  assumption is that this survives the break-up of the physical body for a period of time (of unspecified duration), ‘annihilation’ occurring at its
cessation, and similarly with the remaining ‘selves’. As BB points out (p. 32), ‘Only the first form of annihilationism is materialistic; six admit that the doctrine can take on a spiritual garb.’

(76) ‘Produced by the jhāna-mind’ (DA).

(77) The next four correspond to the 4th-7th ‘liberations’ (DN 15.35) or the four higher, ‘formless’ jhanas.

(78) This is not, of course, the real Nibbāna of Buddhism (see Introduction, p. 27). DA says it means the subsiding of suffering (dukkhavūpasama) in this very individual form (subsiding being something far short of cessation). The New Sub-Commentary (quoted by BB, p. 197) adds: ‘It is not the supreme fruit and not the unconditioned element (asankhata-dhātu = nibbāna), for these are beyond the
domain of these theorists.’

(79) The various jhānas are mistaken for Nibbāna.

(80) Vitakka-vicāra: otherwise rendered ‘initial and sustained thought’, and the like. I am indebted to L.S. Cousins for the suggestion that I should adopt the Ven. Ñāṇamoli’s original rendering ‘thinking and pondering’ (altered by the editor) in his MN translation (forthcoming).
Cf. n.611.

(81) Pīti: a difficult word to translate. Renderings vary from ‘interest’ through ‘zest’ to ‘rapture’. It is classified not as a feeling (vedanā) but as part of the group of mental formations (sankhārā), i.e. as a mental reaction. BDic says: ‘It may be described psychologically as “joyful interest”’ - for which the simplest term would seem to be ‘delight’.

(82) Sukha: pleasant feeling, physical or mental (though for the latter the word somanassa exists). The difference between this and pīti may seem subtle but is important.

(83) Samādhi here has its basic meaning of ‘concentration’.

(84) Upekkhaka.

(85) Sampajāna: not ‘self-possessed’ as so many translators have repeated after RD.

(86) Phassa is the ‘contact’ between sense-base and its object, e.g. eye and visible object. Such contact is the basis of feeling (vedanā).

(87) Eye, ear, nose, tongue, body as base of the tactile sense, and mind (which is always the sixth sense in Buddhism).

(88) This is the first, partial, exposition of dependent origination (paṭicca-samuppāda) in the Canon. See Introduction, p. 34, and Suttas 14, 15.

(89) All that formerly bound him to the cycle of rebirth.

(90) Attha: cf. nn. 21 and 22.

 

 

Nguồn (Source):
Vietnamese:
khemarama.net
Pāḷi - English:
 digitalpalireader.online

 

Những tập kinh khác:

DN 1: Brahmajāla – Kinh Phạm Võng – The All-embracing Net of Views

DN 2: Sāmannaphala sutta – Kinh Sa Môn Quả – The Fruits of the Contemplative Life

DN 3: Ambaṭṭhasuttaṃ – Kinh Ambaṭṭha (A-Ma-Trú) – A Young Brahman’s Rudeness And An Old One’s Faith

DN 4: Soṇadaṇḍasuttaṃ – Kinh Chủng Đức – The Qualities Of The True Brahman

DN 5: Kūṭadantasuttaṃ – Kinh Cứu La Đàn Đầu – About Kūṭadanta – A Bloodless Sacrifice

DN 6: Mahālisuttaṃ – Kinh Mahāli – About Mahāli

DN 7: Jāliyasuttaṃ – Kinh Jāliya – About Jāliya

DN 8: Mahāsīhanādasuttaṃ – Kinh Ca-diếp Sư tử hống – The Great Lion’s Roar (The Lion’s Roar to Kassapa)

DN 9: Poṭṭhapādasuttaṃ – Kinh Bố-Sá-Bà-Lâu – About Poṭṭhapāda (States of Consciousness)

Những bộ Kinh khác :