Khái Niệm Bồ Tát Và Phật Trong Phật Giáo Nam Truyền
Tác giả: Khemārāma

I) BỒ TÁT
1) Sự phát nguyện và thọ kí
a) Sự phát nguyện
- Vị Bồ-tát phát nguyện thành Phật trước mặt vô số chư Phật trải qua hằng A-tăng-kỳ kiếp.
- Sau thời gian lâu dàu như vậy chỉ khi trong người đầy đủ 8 yếu tố vị ấy mới được 1 vị Phật thọ kí.
- Sự phát nguyện trải qua 2 thời kì:
- Từ khi có 8 yếu tố trở về trước: phát nguyện trong tâm.
- Từ khi có 8 yếu tố trở về sau: khi có đủ 8 yếu tố vị đó sẽ phát nguyện trước chư Phật từ vị này đến vị khác.
***
Lưu ý: Hành động này chưa trọn vẹn thì vị ấy chưa thể được gọi là Bồ Tát.
(Hành động phát nguyện được tròn đủ này là đại thiện tâm (mahākusala-citt’uppāda): Tâm đại thiện này có một năng lực phi thường là thúc đẩy các pháp Ba-la-mật đến chỗ viên mãn. Vị ấy tự đặt mình vào con đường dẫn đến Nhất Thiết Trí. Nhờ đại thiện tâm như vậy, vị ấy tự quyết trạch các pháp Ba-la-mật và xác định thứ tự các pháp Ba-la-mật để thực hành).
*5 pháp đại thí xả của vị Bồ Tát:
- thí của cải.
- thí vợ.
- thí con.
- thí tứ chi.
- thí mạng sống.
*3 đại hạnh độ sanh của vị Bồ Tát:
- Lokattha-cariya: Thế gian lợi ích hạnh, tức là sự thực hành vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
- Ñātattha-cariya: Thân thích lợi ích hạnh, tức là sự thực hành vì lợi ích cho thân bằng quyến thuộc.
- Buddhattha-cariya: Giác ngộ lợi ích hạnh, tức là sự thực hành và tinh tấn để mưu cầu sự giác ngộ.4 pháp tu tập của vị Bồ Tát
*Sau khi chánh thức được thọ kí, vị Bồ Tát không ngừng hoàn thiện các Ba-la-mật bằng 4 pháp tu tập:
- Sabbasambhāra-bhāvanā: sự tu tập đầy đủ hết thảy các pháp Ba-lamật.
- Nirantara-bhāvanā: sự tu tập không gián đoạn. Sự tu tập các pháp Ba-la-mật thời gian ngắn nhất là 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, hoặc thời gian trung bình là 8 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, hoặc thời gian dài nhất là 16 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp, không có sự gián đoạn dầu chỉ một kiếp.
- Cirakāla-bhāvanā: sự tu tập trong thời gian lâu dài. Sự tu tập các pháp Ba-la-mật trong thời gian không ngắn hơn 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp.
- Sakkacca bhāvanā: sự thực hành các pháp Ba-la-mật một cách cẩn trọng và đầy tôn kính.
b) Sự thọ kí
Lưu ý: Tất cả chư vị Bồ-tát đều được thọ ký vào ngày rằm tháng tư.
b.1) Các điều kiện để được thọ kí
Điều ấy chỉ xảy ra khi người ta có đầy đủ 8 yếu tố sau đây:
- Làm người.
- Người nam thực sự.
- Đã thực hành viên mãn những điều kiện cần thiết như các pháp Ba-la-mật để có thể chứng ngộ đạo quả A-la-hán ngay trong kiếp ấy.
- Gặp được một vị Phật Toàn giác đang tại tiền.
- Làm một đạo sĩ có niềm tin vào định luật Nghiệp báo (Kammavādī) hay trở thành một vị Sa-môn trong Tăng chúng của Đức Phật.
- Đã chứng đắc các pháp chứng của thiền.
- Có sự tinh tấn mãnh liệt để tu tập các pháp Ba-la-mật mà không kể đến mạng sống của mình.
- Có ước muốn thiện đủ mạnh để phát nguyện thành Phật.
b.2) 32 hiện tượng hi hữu khi một vị được thọ kí để trở thành Bồ Tát
- Khi được thọ kí vị Bồ Tát ngồi kiết già.
- Thời tiết không nóng quá.
- Thời tiết không lạnh quá.
- Có sự tĩnh lặng hoàn toàn.
- Tuyệt đối không có sự náo động khắp mười ngàn thế giới.
- Không có những cơn gió mạnh dấy lên.
- Những con sông ngưng chảy.
- Tất cả bông hoa trên đất đồng loạt nở hoa,
- Tất cả bông hoa dưới nước đều đồng loạt nở hoa.
- Tất cả cây leo đồng loạt ra trái.
- Tất cả cây khác đồng loạt ra trái.
- Tất cả châu báu ở trên trời đồng loạt phát sáng.
- Tất cả châu báu dưới đất đều phát sáng.
- Những tiếng nhạc trên trời đều được nghe thấy, Những nhạc cụ ấy tự phát ra tiếng mà không cần chư thiên hay nhân loại tấu lên.
- Những tiếng nhạc ở cõi người được nghe thấy.
- Những đóa hoa lạ tuyệt đẹp từ trên trời rơi xuống như mưa.
- Đại dương quay cuồng và mười ngàn thế giới rung chuyển tạo ra những tiếng gầm to lớn.
- Các ngọn lửa địa ngục khắp mười ngàn thế giới đều tắt lịm.
- Mặt trời hoàn toàn sáng rực, tất cả những vì sao và tinh tú đều có thể được thấy rõ suốt ngày.
- Nước từ dưới đất phun lên mà không cần có mưa.
- Tinh tú và các thiên thể chiếu sáng rực rỡ. Sao visākha xuất hiện cùng với trăng tròn.
- Các loài rắn, loài cầy và những loài thú sống trong hang, những loài chồn cáo và các loài thú sống trong núi đều ra khỏi chỗ ở của chúng.
- Không có dấu hiệu bực bội trong tâm của chúng sanh hữu tình và tất cả đều hài lòng với những gì chúng có.
- Tất cả chúng sanh hữu tình đều hết bịnh và không đói khát.
- Chúng sanh không tham luyến dục trần, không sân hận và đần độn si mê.
- Tất cả chúng sanh không có sự sợ hãi.
- Không gian trong lành, không bụi bặm, không sương khói.
- Không gian không có những mùi khó chịu và hoàn toàn ngập tràn hương thơm của chư thiên.
- Chư thiên và Phạm thiên (ngoại trừ những vị Phạm thiên vô sắc) đều được mọi người trông thấy.
- Tất cả mọi cõi khổ đều hiện rõ.
- Tất cả vách tường, cửa và ngay cả các ngọn núi đều luôn mở rộng, không có vật chắn.
- Không có sự mạng chung hay thọ sanh của chúng sanh.
2) 3 loại Bồ Tát
a) Phân loại Bồ Tát theo đặc tánh:
a.1) Bồ Tát trí tuệ (Paññādhika Bodhisatta):
- Có trí tuệ làm hướng đạo.
- Thành Phật sau 4 A-tăng-kỳ (asaṅkhyeyya) và một trăm ngàn đại kiếp.
- Ở những vị này trí tuệ mạnh nhưng đức tin yếu.
- Cũng được gọi là Lược khai trí Bồ-tát (Ugghātitaññū Bodhisattā):
- Là Bồ-tát có khả năng chứng đắc đạo quả A-la-hán cùng với sáu Thắng trí (abhiññā) và bốn Tuệ phân tích (paṭisambhida).
- Có thể chứng đắc ngay trước khi kết thúc câu thứ ba của bài kệ do Thế Tôn thuyết nếu vị ấy muốn trở thành thinh văn thánh đệ tử trong chính kiếp sống ấy.
a.2) Bồ Tát đức tin (Saddhādhika Bodhisatta):
- Niềm tin là hướng đạo.
- niềm tin giữ vai trò lớn hơn trí tuệ trên con đường thực hành các pháp Ba-la-mật.
- Thành Phật sau 8 A-tăng-kỳ (asaṅkhyeyya)
- Và một trăm ngàn đại kiếp.
- Ở những vị này trí tuệ trung bình nhưng đức tin mạnh.
- Cũng được gọi là Quảng viễn tri Bồ-tát (Vipañcitaññū Bodhisattā): Là những vị Bồ-tát có khả năng chứng đắc đạo quả A-la-hán cùng với sáu Thắng trí (abhiññā) và bốn Tuệ phân tích (paṭisambhida).
- Có thể chứng đắc trước khi kết thúc câu thứ tư của bài kệ do Thế Tôn thuyết nếu vị ấy muốn trở thành thinh văn thánh đệ tử trong chính kiếp sống ấy.
a.3) Bồ Tát tinh tấn (Vīriyādhika Bodhisatta):
- Chỉ dựa vào sự tinh tấn.
- Không lấy trí tuệ hay niềm tin làm hướng đạo vì họ cho rằng sự tinh tấn giúp họ thành tựu Phật quả.
- Trải qua 16 A-tăng-kỳ (asaṅkhyeyya)và 100 ngàn đại kiếp mới thành Phật.
- Đức tin và trí tuệ yếu, chỉ có tinh tấn là mạnh.
- Cũng gọi là Sở dẫn đạo Bồ-tát (Neyya Bodhisattā):
- Là những vị Bồ-tát có khả năng chứng đắc đạo quả A-la-hán cùng với sáu Thắng trí (abhiññā) và bốn Tuệ phân tích (paṭisambhida).
- Có thể chứng đắc như vậy vào lúc kết thúc bài kệ do Thế Tôn thuyết nếu vị ấy muốn trở thành thinh văn thánh đệ tử trong chính kiếp sống ấy.
b) Phân loại Bồ Tát theo loại giác ngộ:
- Toàn Giác Bồ-tát phải thực hành các pháp Ba-la-mật trong thời gian tối thiểu là 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp kể từ khi được thọ ký cho đến kiếp cuối cùng để thành Phật Chánh Đẳng Giác.
- Độc Giác Bồ-tát (Pacceka-Bodhisatta) phải thực hành Ba-la-mật trong thời gian 2 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp để trở thành một vị Bích Chi Phật.
- Thinh Văn Bồ Tát (Sāvaka-Bodhisatta) được chia làm 3:
+ Tối thắng Thinh văn Bồ-tát (Agga-sāvaka): 2 đại đệ tử; thời gian một A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp.
+ Đại Thinh văn Bồ-tát (Mahā-sāvaka): 80 đệ tử biệt hạnh; thời gian 100 ngàn đại kiếp.
+ Phổ thông Thinh văn Bồ-tát (Pakati-sāvaka): các vị thinh văn còn lại; thời gian ít hơn hoặc bằng 100 ngàn đại kiếp.
3) Những đức tánh của một vị Bồ Tát:
- Vị Bồ Tát có tâm bi mẫn vô biên đối với sự đau khổ trong sanh tử của chúng sanh.- - Vị Bồ Tát biết rằng nhẫn nại là cách duy nhất để cứu độ chúng sanh thoát khỏi mê lầm.
- Ngài chẳng hề khởi lên chút sân hận nào đối với những kẻ làm khổ Ngài bằng nhiều cách như chặt tay, xẻo mũi, móc mắt, v.v… (ngài chánh tư duy rằng kiếp quá khứ mình đã tạo nên ác nghiệp nên giờ đây xứng đáng phải chịu trả quả như vậy).
- Các vị Bồ Tát do tạo quá nhiều công đức nên thường được sanh thiên tuy vậy các ngài thường dùng Thắng giải tử - adhimutti maraṇa để rút ngắn tuổi thọ để tái sanh làm người tiếp tục tu tập.
- Giống khi trời nóng nực một người xuống nước và ngâm mình trong hồ nước sâu nên người ấy không bị cái nóng phủ xuống, cũng vậy vị Bồ Tát thấm nhuần lòng từ bi nên khi bị những kẻ khác móc mắt, xẻo tai, v.v… các ngài không hề cảm thấy đau đớn.
* Sự bố thí của vị Bồ Tát:
+ Bố thí máu nhiều hơn nước trong 4 biển.
+ Bố thí thịt trong thân nhiều hơn đất trong quả địa cầu.
+ Bố thí đầu của mình chất đống cao hơn núi Tu-di.
+ Bố thí đôi mắt sáng rực màu đen tuyền của mình nhiều hơn các vì sao trong vũ trụ.
*Thắng giải tử - Adhimuttimaraṇa của một vị Bồ Tát:
+ Chỉ có vị Bồ Tát mới có thể chết bằng thắng giải tử, các chúng sanh khác thì không thể có được.
+ Thắng giải tử: là sự mạng chung khi vị Bồ Tát khởi nguyện xin cho cái chết hãy đến với tôi.
+ Các vị Bồ Tát vì có quá nhiều công đức nên thường được sanh vào cõi chư thiên tuy vậy các vị lại cảm thấy nhàm chán vì nơi ấy không có điều kiện để thực hành các pháp Ba-la-mật nên đã dùng thắng giải tử để mệnh chung và thường sanh lại làm người.
II) PHẬT
1) Vô thượng Chánh đẳng giác (Sammā-Sambodhi):
- Khi giác ngộ có kèm theo 4 loại đạo tuệ - Maggañāṇa và nhất thiết trí - Sabbaññutañāṇa.
- Tự mình tỏ ngộ tứ thánh đế không có đạo sư.
- Tự đoạn tận các pháp ô nhiễm và tiền khiên tật – vāsanā.
- Có nhất thiết trí là trí thấy rõ các pháp cần biết.
- Những đức tánh của một vị Phật là vô biên (ananta) và vô lượng (aparimeyya).
- Nếu một vị Phật tán dương những đức tính của một vị Phật khác trong một đại kiếp, thì đại kiếp có thể kết thúc nhưng những đức tính ấy vẫn chưa hết.
- Các ngài là những bậc Độ thoát Tha nhân giả (Tārayitu): sau khi tự mình vượt qua biển luân hồi, đều đưa chúng sanh vượt qua bến bờ kia.
- Chỉ có chư Phật Toàn giác có pháp tinh tấn siêu việt (payatta), là một trong những oai lực (bhaga) của Phật.
- Trong mỗi kiếp không có kiếp nào vắng mặt sự thực hành Ba-la-mật và không có kiếp nào trôi qua một cách uổng phí.
*Có 5 hiện tượng khó đạt được, đó là:
- Buddh’ uppāda - Sự xuất hiện của một vị Phật.
- Manussattabhāva - Được sanh làm người.
- Saddhāsampattibhāva - Có niềm tin Tam bảo và định luật nghiệp báo.
- Pabbajitabhāva - Được xuất gia trong Tăng chúng.
- Saddhammasavana - Được nghe chánh Pháp của Đức Phật.
*Các năng lực của Phật Toàn Giác:
- Thập lực trí:
- Thānāṭṭhāna ñāṇa (Xứ phi xứ trí): Trí thấy biết thuận theo thực tại về những điều có thể xảy ra thì xảy ra và những điều không thể xảy ra thì không thể xảy ra.
- Kammavipāka ñāṇa (Nghiệp dị thục trí): Trí biết rõ những kết quả của những nghiệp trong quá khứ, hiện tại và vị lai.
- Sabbatthagāminī paṭipadā ñāṇa (Biến hành đạo trí): Trí biết rõ con đường dẫn đến lợi ích cho tất cả chúng sanh.
- Anekadhātu nānādhātu lokañāṇa (Chủng chủng giới thế gian trí): Trí biết rõ thế gian với nhiều nguyên chất khác nhau của nó.
- Nānādhimuttikata ñāṇa (Chủng chủng giải thoát trí): Trí biết rõ những khuynh hướng (căn tánh) khác nhau của tất cả chúng sanh.
- Indriya paropariyatta ñāṇa (Căn thượng hạ trí): Trí biết rõ các căn quyền từ bậc thấp đến bậc cao của chúng sanh.
- Jhānadi saṃkilesa vodānavuṭṭhāna ñāṇa: Trí biết rõ những pháp ô nhiễm, sự thanh tịnh và sự sanh khởi của định (jhāna), các pháp chứng, v.v…
- Pubbenivāsa ñāṇa (Túc mạng trí): Trí nhớ lại tất cả những kiếp quá khứ.
- Cutūpapāta ñāṇa hay Dibbacakkhu ñāṇa (Thiên nhãn trí): Thiên nhãn thấy được chúng sanh chết ở chỗ này và tái sanh ở chỗ kia theo nghiệp của họ.40 Đại Phật Sử - Tập 1.A
- Āsavakkhaya ñāṇa (Lậu tận trí): Trí đoạn diệt tất cả phiền não trong tâm, tức là A-la-hán đạo tuệ.
- Tứ vô sở uý tuệ (Catu-vesārajja-ñāṇa):
- Antarāyikadhamme vā jānatā: Tuệ thông suốt những yếu tố làm chướng ngại sự chứng đắc Niết bàn.
- Niyyānikadhamme passatā: Tuệ thấy rõ những yếu tố dẫn đến sự thoát khỏi vòng sanh tử.
- Kilesārīnaṃ hatā arahatā: Tuệ đoạn diệt kẻ thù phiền não.
- Sammā samañ ca sabbadhammānaṃ buddhattā sammāsambuddhena: Nhất thiết trí.
- Lục Bất Cộng Trí - Cha-asādhārana-ñāṇa:
- Indriyaparopariyatta-ñāṇa: Trí biết rõ các giai đoạn phát triển trong các quyền của chúng sanh.
- Āsayānussaya-ñāṇa: Trí biết rõ những khuynh hướng tiềm ẩn của chúng sanh để hóa độ họ (tức Tuỳ miên trí).
- Yamakapāṭihāriya-ñāṇa: Song thông trí.
- Mahākarunā- ñāṇa: (Đại bi trí), trí liên quan đến tâm đại bi đối với chúng sanh.
- Sabbaññuta- ñāṇa: Nhất thiết trí.
- Anāvaraṇa-ñāṇa: Vô chướng trí.
*Sự xuất hiện của 1 vị Phật là vô cùng hi hữu. Thời kì có Đức Phật xuất hiện đượcc xem là kiếp sống hạnh phúc.
Chú giải Kinh Tăng chi đề ra 8 kiếp bất hạnh (kiếp không có Thế Tôn ra đời):
- Sanh vào địa ngục: chúng sanh ở cõi này không thể làm được việc phước nào vì họ luôn luôn lãnh chịu mọi cực hình đau đớn.
- Sanh vào cõi súc sanh: chúng sanh ở cõi này luôn luôn sống trong sợ hãi, không phân biệt thiện ácm không thể làm phước.
- Sanh vào cõi ngạ quỷ: không thể làm được việc phước nào, luôn luôn cảm thọ sự nóng cháy và khô hạn, chịu đói khát dữ dội.
- Sanh vào Phạm thiên Vô tưởng: không thể làm phước cũng không thể nghe pháp vì họ không có nhĩ căn.
- Sanh nơi biên địa: không thể tiếp cận tứ chúng của Thế Tôn, biên địa là chỗ ở của những người lạc hậu, không thể làm việc phước thiện nào, không thể nghe pháp dẫu rằng có nhĩ căng.
- Sanh làm kẻ tà kiến: không thể nghe và hành pháp dầu ở nơi Trung ấn, nơi Đức Phật xuất hiện và giáo pháp của Ngài được truyền bá khắp nơi.
- Làm người mà ngũ căn không vẹn toàn: do ác nghiệp quá khứ nên thức tái sanh không có vô tham, vô sân và vô si; vì không đủ căn môn nên khônng thể nhìn thấy Thế Tôn, nhìn thấy các bậc chân nhân hay nghe giáo pháp dẫu rằng sống ở trung ấn và không cố chấp tà kiến.
- Sanh vào thời kì không có Thế Tôn xuất hiện: người ta không thể trau dồi và thực hành ba pháp tu là Giới - Định - Tuệ dù họ đang sống ở xứ Trung ấn, có ngũ căn toàn vẹn, có niềm tin vào lý nhân quả.
2) Độc giác hay Bích chi bồ đề (Pacceka-Bodhi):
- Các ngài chứng đắc đạo tuệ nhưng lại không có nhất thiết trí và thập lực trí.
- Tự ngộ không thầy chỉ dạy.
- Là những bậc Đáo bỉ ngạn giả (Tarita), là những bậc thánh nhân không thể cứu độ chúng sanh thoát khỏi khổ.
- Phật Độc giác không xuất hiện trong thời kỳ có Đức Phật Toàn giác.
- Các Ngài chỉ xuất hiện trong thời kỳ giữa hai vị Phật.
- Không đủ khả năng thuyết giảng và làm cho kẻ khác tỏ ngộ được tứ thánh đế.
- Sau khi chứng Đạo, Quả và Niết bàn (Paṭivedha), vị ấy không thể thuật lại những kinh nghiệm của mình về những pháp chứng này bởi vì vị ấy không có thuật ngữ về những pháp siêu thế này.
- Chư Phật Độc giác có thể truyền pháp xuất gia cho những ai muốn trở thành Sa-môn và có thể chỉ cho họ những pháp đặc biệt của đời sống Sa-môn (ābhisamācārika - Tăng thượng hành) như vầy: “Ngươi nên bước tới, bước lui, nhìn, nói, v.v… ở một chỗ yên tịnh này”.
- Nhưng các Ngài không đủ khả năng dạy cho họ biết cách phân biệt Danh và Sắc, và cách quan sát những đặc tánh của chúng như vô thường, khổ và vô ngã.
3) Thinh văn giác (Sāvaka-Bodhi):
- Chứng đắc giác ngộ gồm có Tuệ Đạo tỏ thông Tứ Diệu Đế (Thinh văn giác tuệ - Sāvaka-bodhiñāṇa) với sự chỉ dạy của vị đạo sư là Đức Phật.
- Là những bậc Đáo bỉ ngạn giả vì họ được Đức Phật Chánh đẳng giác tế độ vượt qua biển luân hồi.
- Vị Thanh văn không thể tự thuyết pháp mà không có sự phụ giúp và hướng dẫn từ giáo pháp của Đức Phật.
Ý kiến đóng góp xin gửi về: Khemarama.com@gmail.com hoặc Nhulienbl@gmail.com