Tác giả: Rick Hanson - Việt dịch: SC. Nguyên Hương

CẢM NHẬN TRỌN VẸN
Cần thiết ư?
Khi chúng ta nhìn lại những lỗi lầm mà mình đã phạm phải – như đổ giận lên ai đó, vội vã kết luận vì ‘tưởng’ là thế này thế kia, tiệc tùng nhiều quá, không kiểm soát được thần kinh, sợ nên không dám nói thật tâm – trong tất cả các trường hợp đó một phần trong con người mình đã bị lấn lướt, khoogn được quan tâm đến. Bạn biết tôi hàm ý gì. Những phần của chúng ta có cái nhìn một chiều (biên kiến), bị lái đi bởi một mục tiêu, giẫm đạp lên những phần khác, khăng khăng muốn có một kinh nghiệm đặc biệt nào đó, hay chỉ đơn thuần là để ăn, uống, hút xách theo cách riêng, chỉ trích ầm lên, hay ôm ấp bực bội với người khác.
Phần to tướng- ông chủ lớn – dĩ nhiên là cái quyết đoán bên trong, kẻ quyết định và cầm bánh lái – một số gọi là bản ngã – chính là những mạch thần kinh trung tâm trên bán cầu não trước, ngay dưới trán của bạn. Phần này được quyết định như một lỗi, chạy từ trên xuống, làm ngơ những tín hiệu từ dưới lên của các mệt mỏi đang tăng dần, khó chịu, hết năng lượng, và những vấn đề với các người khác. Nó dồn lại và vội gói ghém trong sự nối tiếp, toan tính, và các tiến trình ngôn ngữ hóa, là những phần của bạn có cơ sở trên vùng trái của não. (Điều này là ngược lại cho một nửa số người thuận tay trái, nghĩa là phần xử lý này nằm trên bán cầu phải của não họ). Trong lúc đó phần ông chủ (cảm thấy) làm nhục, chối bỏ, và đè nén –đàn áp những phần khác của bạn, đặc biệt là cái mềm yếu, dễ tổn thương và trẻ con hơn.
Nhưng khi bạn mở ra cho toàn bộ trải nghiệm, bạn có nhiều thông tin hơn và có thể làm quyết định tốt hơn. Bạn nhận thức đầy đủ hơn, nhìn thấy bức tranh lớn, đặt các sự việc vào trong tầm nhìn. Bạn giải phóng được năng lượng mà đã bị dùng vào việc đè nén các cảm xúc thực. Bạn trở nên hòa điệu hơn với cơ thể, với trái tim. Bạn không còn bị đóng đinh vào các quan điểm cố hữu của mình. Bạn nhận ra những điều tốt đẹp trong bạn và quanh bạn khi có sự hòa điệu. bạn cảm thấy được hỗ trợ và bảo vệ nhiều hơn. Bạn không còn đánh giá/cảm nhận quá chủ quan nữa.
Bạn cảm thấy thoải mái với chính mình như ở nhà
Tâm giống như một sân khấu lớn mà trên đó có nhiều thứ hình ảnh, âm thanh, mùi vị, xúc chạm, cảm giác, nhớ tưởng - những thứ xuất hiện chút xíu rồi biến mất. Tất cả những thứ này đều ở trong tâm thức của bạn, nhưng hầu hết đều ở phía sau làm nền (trong tiềm thức). Ánh đèn của sự hướng tâm nháy xung quanh sân khấu, chiếu sáng từ cái này đến cái khác.
Trong những thực hành tiếp theo, bạn sẽ tăng tọa độ vùng sáng – nơi bạn hướng sự chú ý tới – để có thể bao hàm nhiều hơn và nhiều hơn trên toàn bộ sân khấu.
Sau một lúc, bạn sẽ cảm nhận được những âm thanh khác nhau quanh mình. Hãy để cho chúng như chúng đang là, tồn tại và biến đổi. Đừng để tâm chen vào những lời bình phẩm về chúng; cứ nghe như nghe một cách sâu lắng và toàn diện. Chú ý xem điều này – chỉ lắng nghe - cảm nhận như thế nào: có lẽ thoải mái và dễ chịu hơn.
Quan sát dịu dàng hơn và tỉnh giác trước các dấu hiệu quanh bạn, toàn bộ hình ảnh qua con mắt, toàn bộ hiện tượng như một tổng thể. Hướng tầm nhìn xa ra đến chân trời, điều này sẽ kích hoạt các mạng nơ ron thần kinh làm việc với các dấu hiệu theo cách toàn cầu. Gửi đi thông điệp: Ta là một phần tiếp nối của toàn bộ thế giới này.(See James Austin's book, Selfless Insight, for more on this.)
Mấy chục giây sau hay độ 1 phút, hãy tỉnh giác trước những cảm giác về hơi thở trước ngực , xung quanh tim … cảm nhận toàn bộ vùng này. Rồi cảm nhận toàn bộ vùng ngực khi đang thở, xuống phía bụng, dạ dày, lá lách, … các xương sườn và trở lại ngực. Cảm nhận toàn bộ vùng ngực như một thể riêng biệt – vùng giữa người đang phập phồng hơn là chú tâm đến từng cảm nhận riêng biệt nối nhau. Chuyển lên phía trên làm phạm vi theo dõi rộng hơn – cảm giác không khí đang chuyển động trong họng, đến cả vai, gáy, đầu, rồi chuyển dần xuống vùng bẹn, vùng đùi, xuống chân, rồi lại lên đầu, mặt, cảm nhận cảm giác nơi mắt, mũi, miệng, hàm, môi trên… dần dần xem cả cơ thể như một thể thống nhất – là đối tượng của sự chú tâm trên toàn bộ hơi thở. Chú ý xem bạn đang cảm nhận điều gì? Để cho cảm xúc này chìm xuống vài lần, là lại để quen thuộc dần với nó và sẽ dễ dàng làm hơn trong tương lai.
Và bạn có thể đi xa hơn, với những cảm giác của hơi thở cùng với âm thanh, dấu hiệu hay hình ảnh, tất cả những nhận thức đó được kinh nghiệm như một tổng thể, tất cả đều được biết một cách toàn cầu, không có cái nào bị bỏ sót. Hơi thở sau hơi thở.
Đồng thời thư giản nghỉ ngơi, cảm nhận sự thư thái dễ chịu, mở tâm ra với các tình cảm bạn có thể cảm thấy bạn đã và đang đẩy nó ra. Bạn có thể cho chúng đến gần hơn không? Và để cho chúng tan chảy trong bạn…
Và mở tâm ra với cả những thèm khát ham muốn mà có lẽ từ lâu bạn đẩy chúng ra xa, mở ra với cả những khát khao, yếu đuối mà khá lâu rồi bạn đã cố gắng dập tắt/đặt qua một bên hay làm chúng phải im lặng.
Chào đón những tình cảm phức hợp đó vào sự tỉnh giác. Bạn không phải hành động theo chúng. Thực ra thì bởi thái độ cởi mở với chúng bạn làm cho chúng cảm thấy yên ổn hơn nên chúng không ‘nổi loạn’ hay càm ràm, ấm ức trong tiềm thức nữa. và điều này cũng làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn khi “về nhà” – sống trọn vẹn với con người là chính bạn.
Với những khoảng khắc thực hành thêm dần lên cùng thời gian, bạn sẽ cảm thấy mình tròn vẹn hơn như một con người, giảm đi cảm giác chắp vá và thiếu thốn, giảm thiểu những khát ái và hoang mang không biết theo cái thích, cái muốn nào trong tâm trí. Khi điều này xẩy ra, bạn sẽ cảm thấy no đủ & mãn nguyện hơn, và như vậy sẽ không phản ứng tự vệ thái quá, bớt đi cảm giác chia cắt với người khác, bớt xa cách –và thêm kết nối, thêm cảm giác là một phần của thế giới như một thể trọn vẹn.
Hãy chú ý xem cảm giác này như thế nào, hình như an toàn hơn, tương tác dễ dàng hơn, được yêu thương hơn và yêu thương dễ dàng hơn. Hãy tắm mình trong cảm giác này thêm nhiều lần nữa. Trở về và toàn vẹn.