Phật giáo Nguyên thủy Therāvāda
Khemārāma – Tịnh An Lan Nhã
***
AN CƯ NHẬP HẠ
(VASSĀVĀSA)
Tổng hợp và trình bày: Khemārāma
Tài liệu lưu hành nội bộ
Kayirā ce kayirath’ enaṁ
Daḷham-enaṁ parakkame.
Sithilo hi paribbājo
Bhiyyo ākirate rajaṁ.
Những gì cần phải làm,
Hãy làm với nhiệt tâm
Đời xuất gia biếng trễ,
chỉ tạo thêm phiền não.
MỤC LỤC
I) PHÁT NGUYỆN NHẬP HẠ (VASSA ADHIṬṬHĀNA)
II) VỀ VIỆC XIN ĐI TRONG 7 NGÀY (SATTĀHA-KARAṆĪYA)
1) Các Lý Do Được Rời Đi Trong 7 Ngày
2) Sự Phát Nguyện Trở Lại Trú Xứ Sau 7 Ngày
III) NGHI THỨC TÁC BẠCH DÂNG Y TẮM MƯA (VASSIKASĀṬIKADĀNA)
I) TĂNG TỰ TỨ (SAṄGHAPPAVĀRAṆĀ)
1) Hỏi Đáp Luật Trước Pavāraṇā (Pubbakaraṇaṃ & Pubbakiccaṃ) (Sự Đặt Câu Hỏi Về Các Thể Lệ Trước Tự Tứ)
2) Tuyên Ngôn Tự Tứ (Pavāraṇā Ñatti)
2.1) Tevācikā pavāraṇā
2.2) Dvevācikā pavāraṇā
2.3) Ekavācikā pavāraṇā
2.4) Samānavassikā pavāraṇā
2.5) Aññathā pavāraṇā
3) Thỉnh Cầu Pavāraṇā
II) NHÓM TỰ TỨ (GAṆAPPAVĀRAṆĀ)
1) Pavāraṇā Của 3 Hoặc 4 Vị TKN
2) Pavāraṇā Của 2 Vị TKN
3) Pavāraṇā Của 1 Vị TKN
III) PAVĀRAṆĀ CỦA VỊ TKN BỊ BỆNH
1) Gửi Lời Thỉnh Cầu Cho Một Vị TKN Khác
2) Pavāraṇā Của Vị TKN Bị Bệnh
IV) PAVĀRAṆĀ VỚI HỘI CHÚNG TỲ-KHƯU
1) Chỉ Định Một Vị Tỳ-Khưu-Ni Có Năng Lực Để Thỉnh Cầu Hội Chúng Tỷ-Kheo
2) Vị Tỳ-Khưu-Ni Được Chỉ Định Đưa Hội Chúng Tỳ-Khưu-Ni Đến Thỉnh Cầu Pavāraṇā Ở Hội Chúng Tỳ-Khưu
3) Các Trường Hợp Pavāraṇā Ở Hội Chúng Tỳ-Khưu: [Samantapāsādikā]
3.1) Pavāraṇā của 2-4 vị Tỳ-khưu-ni đến hội chúng Tỳ-khưu
3.2) Pavāraṇā của 1 Tỳ-khưu-ni đến hội chúng Tỳ-khưu
3.3) Pavāraṇā của hội chúng Tỳ-khưu-ni với 2-3 vị Tỳ-khưu
3.4) Pavāraṇā của hội chúng Tỳ-khưu-ni với 1 vị Tỳ-khưu
3.5) Pavāraṇā của 2-4 vị Tỳ-khưu-ni với 2-3 vị Tỳ-khưu
3.6) Pavāraṇā của 2-4 vị Tỳ-khưu-ni với 1 vị Tỳ-khưu
I) VỀ VIỆC DÂNG Y KAṬHINA ĐẾN CHƯ TỲ-KHƯU-NI
II) TĂNG SỰ TRAO Y KAṬHINA CỦA CHƯ TỲ-KHƯU-NI
1) Apalokanakaṃma: Việc Tường Trình
2) Hành Tăng Sự Trao Y Kaṭhina
3) Nghi Thức Làm Lễ Thọ Y Kaṭhina
3.1) Làm dấu tấm y Saṅghāṭi
3.2) Xả tấm y Saṅghāṭi cũ của mình
3.3) Nguyện tấm y Saṅghāṭi mới của chư Ni
3.4) Làm lễ thọ y Kaṭhina của chư Ni với tấm y Saṅghāṭi
--oOo--
— Đại Phẩm (Mahāvagga), Tiểu Phẩm (Cullavagga) thuộc Tạng luật, Bhikkhu Indacanda dịch Việt.
— Bhikkhunī Pātimokkha (Fourth Edition, edited by Tathālokā Bhikkhunī and Nimmalā Bhikkhunī)
— Luật Nghi Tổng Quát (TK. Giác Giới soạn dịch, 2002)
— Và nhiều tài liệu khác nữa…
--oOo--
Namo Buddhāya.
Kính lễ đức Thế Tôn – bậc Chánh Biến Tri!
Cuốn sách nhỏ này là một trong những tài liệu lưu hành nội bộ, được sử dụng trong mỗi mùa an cư nhập hạ tại Khemārāma – Tịnh An Lan Nhã. Chúng tôi tổng hợp nội dung các điều học được quy định tại Đại Phẩm (Mahāvagga), Tiểu Phẩm (Cullavagga) thuộc Tạng luật (từ trang web BuddhaSasana), các thuật ngữ Pāḷi từ từ điển Pāḷi – Việt của Sư Toại Khanh, tham khảo phần đếm thời tiết và các phận sự bố tát trong cuốn Luật Nghi Tổng Quát, phần nghi thức (Pāḷi) từ Bhikkhunī Pātimokkha hiệu đính bởi Ni sư Tathālokā và Ni sư Nimmalā v.v… và rất nhiều tài liệu khác nữa. Ngoài ra, một số phần được dịch sang tiếng Anh và Việt bởi ban biên tập Khemārāma.
Theo Phật giáo Nguyên thủy Therāvāda, chư Tăng - Ni làm lễ nhập hạ ngày 16 tháng 6 âm lịch. Nhập Hạ tiếng Pali gọi là Vassa. Chữ Vassa dịch là "Hạ" hay "Nhập hạ, có nghĩa là chư Tăng - Ni phải đình trú trong một nơi không ra khỏi chỗ ngụ trước khi mặt trời mọc, trong 3 tháng mưa, trừ ra khi hữu sự cần thiết (1) (trong khuôn khổ cho phép theo Vinaya). Cuốn sách nhỏ này tổng hợp toàn bộ nghi thức cần thiết trong một mùa an cư nhập hạ cho chư Tỳ-khưu-ni Therāvāda từ việc phát nguyện nhập hạ, dâng y tắm mưa, xin đi trong 7 ngày, cho đến tự tứ và dâng y Kaṭhina. Ở đây, có một số phần được chỉnh sửa và dịch tiếng Việt bởi Khemārāma, chúng tôi tin rằng không thể không có sai sót. Nếu quý vị (tu sĩ, cư sĩ) có duyên được tham khảo cuốn sách này và thấy có lỗi sai, chúng tôi vô cùng hoan hỷ được nghe lời góp ý. Trong Trường bộ kinh, đức Thế Tôn đã dạy rằng:
“Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh. Người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh. Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thắng ở trên đời”. |
“Yattha sīlaṃ tattha paññā, yattha paññā tattha sīlaṃ. Sīlavato paññā, paññavato sīlaṃ. Sīlapaññāṇañca pana lokasmiṃ aggamakkhāyati”. DN 4 Soṇadaṇḍa Sutta. |
Cho nên, giới luật là nền tảng của các giáo pháp. Giáo pháp của đức Thế Tôn chỉ được trường tồn là khi tứ chúng đồng tu, chư Tăng – Ni là mạng mạch hoằng hóa và giữ gìn chánh pháp, hàng cư sĩ hộ trì Phật pháp bằng chánh tín và trí tuệ.
Mọi góp ý xin gửi về: khemarama.com@gmail.com
Mong cho được sự an vui!
Tháng 02, 2023
Ban biên tập Khemārāma – Tịnh An Lan Nhã
--oOo--
I) PHÁT NGUYỆN NHẬP HẠ (VASSA ADHIṬṬHĀNA)
- Kỳ nhập hạ bắt đầu vào ngày 16 tháng 6 âm lịch.
- Sau khi ranh giới đã được xác định, tất cả các Tỷ-kheo-ni đồng phát nguyện như sau:
“Imasmiṁ {āvāse hoặc vihāre hoặc ārāme hoặc upassaye} imaṁ te-māsaṁ vassaṁ upema.” (×3) Chúng tôi nguyện nhập hạ 3 tháng tại trú xứ này. |
Nếu phát nguyện riêng từng vị thì: upema → upemi
II) VỀ VIỆC XIN ĐI TRONG 7 NGÀY (SATTĀHA-KARAṆĪYA)
1) Các Lý Do Được Rời Đi Trong 7 Ngày:
1. Này các Tỳ-khưu, ta cho phép đi khi được thỉnh mời với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày của bảy hạng người là Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, cô ni tu tập sự, sa di, sa di ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, nhưng không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Này các Tỳ-khưu, ta cho phép đi khi được thỉnh mời với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày của bảy hạng người này, nhưng không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc quay trở về nên được thực hiện trong bảy ngày. (2)
2. Này các Tỳ-khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày của năm hạng người là Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, cô ni tu tập sự, sa di, sa di ni, ta cho phép đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt. Này các Tỳ-khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày của năm hạng người này, ta cho phép đi dầu không được thỉnh mời, nếu được thỉnh mời thì càng tốt. Việc quay trở về nên được thực hiện trong bảy ngày. (3)
3. Trường hợp mẹ … cha … người làm công việc cho vị Tỳ-khưu (bhikkhussa bhatiko) … thân quyến nói chung bị bệnh có nhờ sứ giả đến gửi lời mong mỏi được gặp. Này các Tỳ-khưu, với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày thì nên đi nếu được thỉnh mời, không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc quay trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.
4. Này các Tỳ-khưu, ta cho phép đi với công việc cần phải làm của hội chúng. Việc quay trở về nên được thực hiện trong bảy ngày. (4)
(Xem kĩ phần này tại Mahavagga – chương Vào Mùa Mưa).
*
2) Sự Phát Nguyện Trở Lại Trú Xứ Sau 7 Ngày:
Trước khi rời khỏi ranh giới, vị TKN có thể phát nguyện bằng tiếng Pāḷi hoặc bằng ngôn ngữ địa phương của mình như sau:
“Mayaṁ, ayye, sattāha karaṇīyaṁ kiccaṁ no atthi tasmā amhehi gantabbāyo, imasmiṁ sattāhabbhantare nivattissāma.” Thưa chư Đại đức Ni, chúng tôi có việc phải làm trong 7 ngày nên phải đi, chúng tôi sẽ trở về trong khoảng 7 ngày. Hoặc “Sace no antarāyo natthi, sattāhabbhantare mayaṁ puna nivattissāma.” Nếu không có sự rủi ro đến chúng tôi, chúng tôi sẽ trở về trong khoảng 7 ngày). |
***
*Lưu ý: Mặc định cho TKN là số nhiều (vì vị TKN ra đi thì phải đi 2 vị), nếu số ít thì thay đổi từ như sau:
mayaṁ → ahaṁ; no → me; amhehi → mayā; (gantabb)-āyo → -aṁ; (nivattissā)-ma → -mi |
* * *
III) NGHI THỨC TÁC BẠCH DÂNG Y TẮM MƯA (VASSIKASĀṬIKADĀNA)
Thí chủ:
Mayaṃ Ayye, samasaddhā samachandā samacittā saṅgamma, Buddhaṃ, Dhammaṃ, Saṅghañceva kammaṃ kammaphalañca sadda-hitvā, saṃsāravaṭṭadukkhato mocanatthāya, Nibbānassa sacchikaraṇatthāya, imāni sapari-vārāni vassikasāṭikadānāni Khemārāma ārāme bhikkhunisaṅghassa sakkaccaṃ damma.
Sādhu no Ayye, bhikkhunisaṅgho imāni saparivārāni vassikasāṭikadānāni paṭiggaṇhātu, amhākaṃ dīgharattaṃ atthāya, hitāya, sukhāya.
Kính bạch chư Tỳ-khưu-ni được rõ: Tất cả chúng con có đồng đức tin, đồng nguyện vọng, đồng tâm trí, tin nơi Ðức Phật, Ðức Pháp, Ðức Tăng, tin nghiệp và quả của nghiệp, có nguyện vọng mong chứng ngộ Niết Bàn, để giải thoát khổ tử sanh luân hồi, cho nên, tất cả chúng con thành kính làm lễ dâng những y tắm mưa cùng với các thứ vật dụng này đến chư Tỳ-khưu-ni sẽ nhập hạ tại Tịnh An Lan Nhã.
Kính bạch chư Ðại Ðức Ni, kính xin quý vị từ bi tế độ thọ nhận những y tắm mưa cùng với các thứ vật dụng này, để cho tất cả chúng con được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.
Chư Tỳ-khưu-ni hoan hỉ:
Sādhu! Sādhu! Sādhu!
Lành thay! Lành thay! Lành thay!
*
- Những thí chủ tự tay mình dâng y tắm mưa, cùng những thứ vật dụng đến chư TKN.
- Chư thí chủ trở lại chỗ ngồi của mình, mỗi người thành tâm phát nguyện rằng:
Idaṃ me dānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu. Nguyện cầu phước thiện bố thí thanh cao này, dẫn dắt con chứng đắc đến A-ra-hán Thánh Ðạo – A-ra-hán Thánh Quả, diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não trầm luân.
Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo. Cầu mong phước thiện bố thí thanh cao này được thành tựu đến thân bằng quyến thuộc của chúng con, cầu mong thân bằng quyến thuộc thoát khỏi cảnh khổ, được an lạc lâu dài.
Imaṃ puññabhāgaṃ mātā-pitu-ācariya-ñāti-mittānañceva sesasabbasattānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna, sukhitā hontu. Chúng con thành tâm chia phần phước thiện thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân bằng quyến thuộc, bạn bè cùng tất cả chúng sinh đồng nhau cả thảy, cầu mong tất cả quý vị hoan hỉ thọ hưởng phần phước thanh cao này rồi, thoát khỏi mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài. |
CHƯƠNG 2: TỰ TỨ
(PAVĀRAṆĀ) (5)
Nguồn: Mahāvagga, Pavāraṇākkhandhakaṃ & Cullavagga, Bhikkhunīkhandhakaṃ (Bhikkhu Indacanda dịch Việt); Luật Nghi Tổng Quan (Ht. Giác Giới)
“Này các Tỳ-khưu, đối với các Tỳ-khưu đã sống qua mùa (an cư) mưa ta cho phép thỉnh cầu dựa trên ba tình huống là do đã được thấy, hoặc do đã được nghe, hoặc do sự nghi ngờ. Bằng cách ấy, các ngươi sẽ có được sự hòa thuận lẫn nhau, có được sự thoát ra khỏi tội, và có được sự hiểu rõ thêm về Luật”. [Mahāvagga, Pavāraṇākkhandhakaṃ]
- Cuối mùa an cư, tất cả các TKN đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa nên tập trung lại với nhau và làm lễ Pavāraṇā thay vì tụng giới bổn Pātimokkha như thường lệ.
- Tất cả Samānasaṁvāsa Bhikkhunī trong cùng một sīmā thì đều phải thỉnh cầu Pavāraṇā. Nếu một vị TKN bị bệnh và không thể tham dự, vị ấy nên chuyển đạt lời thỉnh cầu Pavāraṇā qua một vị TKN khác.
- Sau ngày Pavāraṇā, các TKN phải thực hành Pavāraṇā ở Bhikkhu Saṅgha.
- Có 3 loại Tự tứ:
1. Tăng Tự tứ (saṅghappavāraṇā): nơi có từ 5 vị tỳ-kheo trở lên làm lễ Tự tứ, gọi là saṅghappa-vāraṇā.
2. Nhóm Tự tứ (gaṇappavāraṇā): nơi chỉ có hai, ba, hoặc bốn vị Tỳ-kheo làm lễ Tự tứ, gọi là gaṇappavāraṇā.
3. Cá nhân Tự tứ (puggalappavāraṇā): chỉ có một vị Tỳ-kheo đơn thân làm lễ Tự tứ, gọi là pugga-lappavāraṇā.
I) TĂNG TỰ TỨ (SAṄGHAPPAVĀRAṆĀ)
“Này các Tỳ-khưu, ta cho phép thỉnh cầu hội chúng đối với năm (vị)”. [Mahāvagga, Pavāraṇākkhandhakaṃ]
- Khi bắt đầu vào lễ Tự tứ, hội chúng phải cử ra hai vị rành mạch để hỏi đáp luật.
- Tăng Tự tứ đủ 3 phần: hỏi đáp luật trước Tự tứ, tuyên ngôn Tự tứ và việc thỉnh tội từ mỗi TKN.
1) Hỏi Đáp Luật Trước Pavāraṇā (Pubbakaraṇaṃ & Pubbakiccaṃ)
Bản dịch tiếng Việt: Khemārāma
(việc chuyển ngữ có tham khảo bản dịch Anh ngữ Bhikkhu Ṭhānissaro; bản dịch Việt ngữ của Hòa thượng Giác Giới, Ni sư Pháp Hỷ)
Tất cả: Namo Tassa Bhagavato Sammāsambuddhassa (3x)
(Desakā là vị TKN sẽ hỏi về các thể lệ trước lễ Tự tứ
Āradhakā là vị TKN sẽ trả lời về các thể lệ trước lễ Tự tứ.).
***
[D]: Desakā (vị TKN hỏi luật):
Suṇātu me ayye saṇgho yadi saṇghassa pattakallaṁ ahaṁ āyasmantiṁ (Tên vị thỉnh mời – Ārādhakā) bhikkhuniṁ vinayaṁ puccheyyaṁ.
Xin các Đại đức Ni hãy lắng nghe tôi. Nếu đã hợp thời với chúng Ni, tôi xin được hỏi luật với vị Ni tên … (tên vị đáp luật - Ārādhakā).
[A] Ārādhakā (vị TKN đáp luật):
Suṇātu me ayye bhikkhunī saṇgho, yadi Saṇghassa pattakallaṁ ahaṁ ayyāya (tên vị hỏi luật – Desakā) bhikkhuniyāya vinayaṁ puṭṭho visajjheyyaṁ.
Kính bạch chư Đại đức Ni, nếu đã hợp thời với chúng Ni, tôi xin trả lời luật được hỏi bởi TKN… (tên vị hỏi luật – Desakā).
[D]: Desakā (vị TKN hỏi luật):
Sammajjanī padīpo ca, udakaṁ āsanena ca, Pavāraṇāya etāni, pubbakaraṇanti vuccati. Okāsa sammajjanī?
Quét dọn, đèn, nước cùng với chỗ ngồi (sắp sẵn) – những điều này gọi là việc phải làm trước lễ Tự tứ; bắt đầu từ việc quét dọn, thưa Ni Sư, đã làm chưa?
[A] Ārādhakā (vị TKN đáp luật):
Sammajjanakaraṇañca.
Đã quét dọn rồi.
[D]: Desakā (vị TKN hỏi luật):
Padīpoca?
Đã thắp đèn chưa?
[A] Ārādhakā (vị TKN đáp luật):
Padīpa-ujjalanañca. (HOẶC idāni suriyālokassa atthitāya padīpakiccaṁ natthi).
Đèn cũng đã thắp. (HOẶC: bây giờ có ánh sáng mặt trời, không cần thắp đèn).
[D]: Desakā (vị TKN hỏi luật):
Udakaṁ āsanena ca?
Nước và chỗ ngồi?
[A] Ārādhakā (vị TKN đáp luật):
Āsanena saha pānīya paribhocanīya udakaṭṭhapanañca.
Chỗ ngồi đã sắp sẵn, nước (nước uống, nước rửa) cũng đã chế vào bình.
[D]: Desakā (vị TKN hỏi luật):
Pavāraṇāya etāni pubbakaraṇan’ti vuccati?
Sao gọi là những phận sự cần làm trước Tự tứ?
[A] Ārādhakā (vị TKN đáp luật):
Etāni cattāri sammajjanakaraṇādīni, saṇghasannipātato paṭhamaṁ kattabbattā Pavāraṇāya Pavāraṇākammassa pubbakaraṇan’ti vuccati pubbakaraṇānī’ti akkhātāni.
Bốn phận sự cần phải làm trước lễ Tự tứ bắt đầu từ việc quét dọn, bất cứ nơi đâu Tăng già hội họp lấy sự thống nhất làm đầu cho việc Tự tứ; đây gọi là phận sự làm trước lễ Tự tứ. Các phận sự phải làm đã được thông báo.
D]: Desakā (vị TKN hỏi luật):
Chandappavāraṇā utukkhānaṁ, bhikkhunī gaṇanā ca ovādo pavāraṇāya etāni, pubbakiccanti vuccati, chandappavāraṇā?
Trình lời tùy thuận cùng lời Tự tứ, thông báo về mùa (thời tiết), đếm số Tỳ-khưu-ni có mặt, xin được sách tấn (từ một vị trưởng lão tăng). Đây gọi là những nhiệm vụ cần phải có trước lễ Tự tứ. Từ việc trình lời tùy thuận cùng lời Tự tứ (đã làm chưa)?
[A] Ārādhakā (vị TKN đáp luật):
Chadārahānānaṁ bhikkhunīnaṁ chandappavāraṇā āharaṇañca idha natthi (HOẶC: chandapārisuddhi āharaṇaṁ idha atthi).
Một vị Tỳ-khưu-ni chuyển lời nhắn gửi lời tùy thuận cùng lời Tự tứ khi vị đó không thể đến dự lễ Tự tứ (có hay không).
[*Lưu ý: Nếu trong ngày Tự tứ ấy không có vị TKN nào gửi lời Chandappavāraṇā thì nói “idha natthi”.
Còn nếu có vị TKN bệnh và gửi lời thì phải nói “idha atthi” để cho vị nào có trách nhiệm thì đứng ra trình với hội chúng]. (6)
[D]: Desakā (vị TKN hỏi luật):
Utukkhānaṁ? (7) Hemantādīnaṁ tiṇṇaṁ utūnaṁ ettakaṁ atikkantaṁ ettakaṁ avasiṭṭhanti evaṁ utu acikkhānaṁ.
Nay là mùa nào? Có 3 mùa: mùa lạnh, mùa nóng và mùa mưa. Việc kể mùa tiết như sau: kể rằng đây là mùa nào trong 3 mùa, đã trải qua bao nhiêu kỳ, còn lại bao nhiêu kỳ.
[A] Ārādhakā (vị TKN đáp luật):
Utūnī’dha pana sāsane hemantagimha vassāna vasena tīṇi honti.
Có 3 mùa là mùa lạnh, mùa nóng và mùa mưa.
* * *
Nếu Tự tứ vào rằm tháng 9 ÂL thì trả lời tiếp như sau:
“Ayaṃ vassāna-utu asmiṃ utumhi satta ca uposathā ekā ca pavāraṇā. Iminā pakkhena pavāraṇādivaso sampatto pañca uposathā atikkantā dve uposathā avasiṭṭhā.”
Đây là mùa mưa, trong mùa này có 7 kỳ Bố tát và 1 kỳ Tự tứ. Nay là kỳ Tự tứ đang diễn ra, đã trải qua 5 kỳ Bố tát, vậy còn lại 2 kỳ Bố tát.
*
Nếu Tự tứ vào rằm tháng 10 ÂL thì trả lời tiếp như sau:
Ayaṃ vassāna-utu asmiṃ utumhi satta ca uposathā ekā ca pavāraṇā. Iminā pakkhena pavaraṇādivaso sampatto satta uposathā atikkantā satta ca uposathā ekā ca pavāraṇā paripuṇṇā.
Đây là mùa mưa, trong mùa này có 7 kỳ Bố tát và 1 kỳ Tự tứ. Nay là 1 kỳ Tự tứ đang diễn ra, đã trải qua 7 kỳ bố-tát, 7 kỳ bố-tát và một kỳ Tự tứ tròn đủ rồi.
[D]: Desakā (vị TKN hỏi luật):
Bhikkhunī gaṇanā ca? Imasmiṁ Pavāraṇagge sannipatitānaṁ bhikkhunīnaṁ gaṇanā khittakhanaṁ honti?
Có bao nhiêu vị TKN đang có mặt?
[A] Ārādhakā (vị TKN đáp luật):
Imasmiṁ Pavāraṇagge sannipatitānaṁ bhikkhunīnaṁ gaṇanānaṁ … (number of bhikkhuni) bhikkhuniyo honti.
Tại sīmā này có số lượng TKN tụ hội là … vị TKN.
Đếm số TKN như sau:
- Tùy theo số Tỳ-kheo-ni mà nói như hiện có 5 vị thì nói gaṇanā pañca bhikkhuniyo honti. Hiện có 8 vị thì nói gaṇanā aṭṭha bhikkhiyo honti .v.v...
- Số đếm bằng tiếng Pāḷi:
eka : 1 | ekādasa, ekārasa : 11 | ekavīsati : 21 |
dvi : 2 |
dvādasa, bārasa : 12 |
dvāvīsati,bāvīsati:22 |
ti : 3 | terasa : 13 | tevīsati : 23 |
catu : 4 |
catuddasa,cuddasa,coddasa :14 |
catuvīsati : 24 |
pañ : 5 | pañcadasa, paṇṇarasa : 15 | pañcavīsati : 25 |
cha : 6 |
soḷasa : 16 |
chabbīsati : 26 |
chatta : 7 | sattarasa : 17 | sattavīsati : 27 |
aṭṭha : 8 |
aṭṭhārasa : 18 |
aṭṭhavīsati : 28 |
nava : 9 | ekūnavīsati : 19 | ekūnatiṃsati : 29 |
dasa : 10 |
vīsati, vīsā : 20 |
tiṃsati, tiṃsā : 30 |
[D]: Desakā (vị TKN hỏi luật):
Ovādo? Bhikkhuniyo bhikkhūnaṁ santike ovādo adātabbo?
Đã nhận lời sách tấn từ trưởng lão tăng chưa?
[A] Ārādhakā (vị TKN đáp luật):
Idāni pana so ca ovādo gahito hoti.
Thưa, các TKN đã gặp và nhận lời sách tấn, ở đây là những người có sách tấn.
[D]: Desakā (vị TKN hỏi luật):
Pavāraṇāya etāni pubbakiccan’ti vuccati?
“Đây là những tiền phận sự của lễ Tự tứ” có nghĩa là gì?
[A] Ārādhakā (vị TKN đáp luật):
Etāni pañcakammāni chandappavāraṇādīni ñattiyā ṭhapanato paṭhamaṃ kattabbattā pa-vāraṇāya pāvāraṇākammassa pubbakiccan'ti vuccati pubbakiccānī' ti akkhātāni.
Gọi là tiền phận sự của lễ Tự tứ, tức là nói những việc phải làm trước; trong ngày Tự tứ có năm việc cần làm trước khi sắp đặt tuyên ngôn, như là đưa lời thỏa hiệp, lời Tự tứ v.v...
[D]: Desakā (vị TKN hỏi luật):
Pavāraṇā yāvatikā ca bhikkhuniyo kammappattā sabhāgāpattiyo ca na vijjanti, vajjanīyā ca puggalā tasmiṁ na honti pattakallan’ti vuccati. Uposatho? Tīsu Pavāraṇādivasesu catuddasī paṇṇarasī sāmaggīsu ajjuposatho?
Hôm nay là ngày lễ Pavāraṇā, các vị Tỳ-khưu-ni với số lượng cần thiết đã có đủ, trường hợp các vị Ni vi phạm tội giống nhau không xảy ra, ở đây không có những nhân vật cần phải tách ly, như thế gọi là thời điểm thích hợp. Trong 3 ngày lễ Tự tứ gồm ngày thứ 14, ngày rằm và ngày hòa hợp tăng. Hôm nay là ngày lễ Tự tứ nào? (8)
[A] Ārādhakā (vị TKN đáp luật):
Dvisu pavāraṇādivasesu catuddasīpaṇṇarasīsu. Ajja pavāraṇā "paṇṇarasī".
Làm lễ trong hai ngày Tự tứ, là ngày 14 ÂL hoặc ngày rằm. Hôm nay lễ Tự tứ "ngày rằm". (9)
[D]: Desakā (vị TKN hỏi luật):
Yāvatikā ca bhikkhuniyo kammappattāni?
Chừng bao nhiêu vị TKN làm được tăng sự?
[A] Ārādhakā (vị TKN đáp luật):
Yattakā bhikkhunī tassa Pavāraṇākamassa pattā yuttā anurupā sabbantimena paricchedena cattassa bhikkhuniyo pakatattā saṇghena anukkhittā tā ca kho hatthapāsaṁ avijahitvā ekasīmāyaṁ ṭhitā.
Có bao nhiêu vị TKN cũng được, cũng thích hợp làm tăng sự Tự tứ cả; nhưng tối thiểu cũng là 4 vị TKN thanh tịnh không bị tăng nghị tội và các vị ấy cùng trụ trong một giới Sīmā không cách biệt hắc tay.
[D]: Desakā (vị TKN hỏi luật):
Sabhāgāpattiyo ca na vijanti?
Không có những vị TKN cùng tội nghĩa là sao?
[A] Ārādhakā (vị TKN đáp luật):
Vikālabhojanādi vatthu sabhāgāpattiyo ca na vijjanti.
Là không có các tội bị phạm giống nhau như thể là đồng phạm tội ăn phi thời chẳng hạn.
[D]: Desakā (vị TKN hỏi luật):
Vaccanīyā ca puggalā tasmiṁ na honti?
Trong chúng không có hạng người cần tránh là sao?
[A] Ārādhakā (vị TKN đáp luật):
Gahaṭṭha paṇḍakādayo ekavīsati vaccanīyā ca puggalā hatthapāsato bahikaraṇa vasena vaccetabbā. Te asmiṁ Pavāraṇāgge na honti.
Là trong chỗ hội chúng ấy không có 21 hạng người cần phải cách ly chẳng hạng người thế tục, người đồng tính luyến ái, v.v… nên cách xa ngoài hắc tay. (10)
[D]: Desakā (vị TKN hỏi luật):
Pattakallanti vuccati?
Sao gọi là hợp thời?
[A] Ārādhakā (vị TKN đáp luật):
Bhikkhunī saṇghasa Pavāraṇākammaṁ imehi catūhi lakkhaṇehi saṁgahitaṁ pattakallan’ti vuccati pattakālavattan’ti akkhātaṁ.
Gọi là hợp thời, tức là nói đến tăng sự đúng thời điểm để làm, như việc Tự tứ của hội chúng TKN đã hội đủ bốn yếu tố này vậy.
* * *
☸️ Khi hỏi luật xong, vị vấn ( Desakā) phải bạch thỉnh tụng tuyên ngôn Tự tứ như sau:
Pubbakaraṇapubbakiccāni samāpetvā desitā-pattikassa samaggassa bhikkhunīsaṅghassa anumatiyā ñattiṃ ṭhapetuṃ ajjhesanaṃ karomi.
Các công việc chuẩn bị và các phận sự trước tiên đã được hoàn tất, hội chúng Tỳ-khưu-ni đã sám hối tội lỗi và có sự hợp nhất, với sự đồng ý của hội chúng Tỳ-khưu-ni, tôi xin thỉnh cầu Ngài đọc tuyên ngôn.
Tất cả: Sādhu, sādhu, sādhu.
* * *
2) Tuyên Ngôn Tự Tứ (Pavāraṇā Ñatti)
Phần vấn đáp luật vừa xong, tiếp theo vị luật sư xướng tuyên ngôn Tự tứ. Tùy theo hoàn cảnh cho phép mà xướng tuyên ngôn cáo bạch; có các trường hợp:
1. Tevācikā pavāraṇā
2. Dvevācikā pavāraṇā
3. Ekavācikā pavāraṇā
4. Samānavassikā pavāraṇā
5. Aññathā pavāraṇā
2.1) Tevācikā Pavāraṇā:
Rộng thời gian và không có điều chi trở ngại, thì mỗi vị Tỳ-kheo-ni phải tác bạch ba lời Tự tứ (Tevācikā pavāraṇā), trường hợp này tuyên ngôn như sau:
Suṇātu me ayye saṅgho ajjappavāraṇā paṇṇarasī. Yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho tevacikaṃ pavāreyya. Bạch Đại đức Ni, xin hãy nghe tôi, hôm nay ngày rằm là ngày Tự tứ, nếu đã hợp thời với hội chúng, hội chúng phải Tự tứ ba lời. |
2.2) Dvevācikā Pavāraṇā:
Hoàn cảnh gấp rút vì có điều trở ngại xảy ra, như có hiểm nạn phạm hạnh v.v... cần làm tăng sự nhanh chóng thì cáo bạch cho Tăng biết chỉ nên mỗi vị Tự tứ hai lời (dvevācikā pavāraṇā), trường hợp này tuyên ngôn như sau:
Suṇātu me ayye saṅgho, ayaṃ brahmacariyantarāyo sace saṅgho tevācikaṃ pavāressati appavārito va saṅgho bhavissati. Yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho dvevācikaṃ pavāreyya. Bạch Đại đức Ni, xin hãy nghe tôi, nay có điều trở ngại cho phạm hạnh, nếu hội chúng Tự tứ ba lời, e hội chúng chúng sẽ không được Tự tứ đủ cả. Nếu đã hợp thời với hội chúng, hội chúng nên Tự tứ hai lời. |
2.3) Ekavācikā Pavāraṇā:
Hoàn cảnh khẩn cấp nữa, không đủ thời gian để mỗi vị Tự tứ hai ba lời, thì nên đề nghị mỗi vị chỉ Tự tứ một lời (ekavācikā pavāraṇā), trường hợp này tuyên ngôn như sau:
Suṇātu me ayye saṅgho, ayaṃ brahmaca-riyantarāyo sace saṅgho tevācikaṃ pavāressati appavārito va saṅgho bhavissati yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho ekavācikaṃ pavāreyya. Bạch Đại đức Ni, xin hãy nghe tôi, nay có điều trở ngại cho phạm hạnh, nếu hội chúng Tự tứ ba lời, e hội chúng chúng sẽ không được Tự tứ đủ cả. Nếu đã hợp thời với hội chúng, hội chúng nên Tự tứ một lời. |
2.4) Samānavassikā Pavāraṇā:
Hoàn cảnh thúc bách hơn, không đủ thời gian để mỗi vị Tự tứ một, hai, ba lời, thì nên đề nghị chư Tăng các vị đồng hạ cùng Tự tứ một lượt (samānavassikā pavāraṇā), trường hợp này tuyên ngôn như sau:
Suṇātu me ayye saṅgho, ayaṃ brahmacariyantarāyo sace saṅgho tevācikaṃ pavāressati appavārito va saṅgho bhavissati yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho samānavassikaṃ pavāreyya. Bạch Ðại đức Ni, xin hãy nghe tôi, nay có điều trở ngại cho phạm hạnh, nếu hội chúng Tự tứ ba lời, e hội chúng chúng sẽ không được Tự tứ đủ cả. Nếu đã hợp thời với hội chúng, hội chúng nên Tự tứ đồng hạ lạp. |
2.5) Aññathā Pavāraṇā:
Còn một trường hợp khác, dù không có xảy ra điều tai hại chi, nhưng trong tăng hội có các vị niên cao lạp lớn sức khỏe kém không thể ngồi lâu để nghe từng vị Tự tứ, vậy phải đề nghị hội chúng TKN Tự tứ theo đồng hạ lạp, bằng cách khác (aññathā pavāraṇā), trường hợp này sẽ tuyên ngôn như sau:
Suṇātu me ayye saṅgho, ajjappavāraṇā paṇṇarasī ayaṃ ca bhikkhunisaṅgho bahutaro hoti sace ekeko bhikkhunī paccekaṃ pavāressati saṅghassa pavāraṇākammaṃ aticiraṃ pavattissati mahallakā ca mahātherī ciraṃ nisīdituṃ na sakkhissanti. Yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho samānavassikaṃ pavāreyya. Bạch Ðại đức Ni, hãy nghe tôi, hôm nay ngày rằm là ngày Tự tứ, TKN này quá đông nếu mỗi vị TKN Tự tứ riêng biệt thì việc Tự tứ sẽ diễn ra rất lâu, các vị đại lão Ni già cả không thể ngồi lâu được, vậy nếu đã hợp thời với hội chúng, hội chúng phải nên Tự tứ theo đồng hạ lạp. |
* * *
3) Thỉnh Cầu Pavāraṇā
- Sau lời tuyên ngôn (ñatti), mỗi vị TKN, theo hạ lạp từ lớn đến nhỏ, thỉnh cầu Pavāraṇā như sau:
“Saṅgham, ayye, pavāremi, diṭṭhena vā sutena vā parisaṅkāya vā. Vadantu maṁ ayyāyo anukampaṁ upādāya. Passantī paṭikkarissāmi. Bạch chư Đại đức Ni, tôi xin thỉnh cầu các Đại đức Ni. Do đã được thấy, hoặc do đã được nghe, hoặc do sự nghi ngờ, vì lòng thương xót xin các Đại đức Ni hãy nói với tôi. Khi nhận ra tôi sẽ sửa chữa. |
- Có thể yêu cầu ba lần, hoặc hai, hoặc một, tùy theo hoàn cảnh thời gian mà trong tuyên ngôn vị luật sư đã đề nghị.
- Lại nữa trong lời Tự tứ tỏ với hội chúng ấy, nếu đối với vị cao hạ nhất trong hội chúng thì vị ấy sẽ nói āvuso (các hiền giả) thay vì ayye (quí ngài).
II) NHÓM TỰ TỨ (GAṆAPPAVĀRAṆĀ)
- Nhóm (gaṇa) là chỉ 2 hoặc 3 hoặc 4 vị TKN. không gọi là tăng Tự tứ vì nếu có 2 vị thì một Tự tứ với một, nếu có 3 vị thì một Tự tứ với hai, nếu có 4 vị Tỳ-kheo một Tự tứ với 3, như vậy không thành Tự tứ với tăng (4 vị TKN).
- Tự tứ với nhóm, không cần vấn đáp luật, chỉ cần có tuyên ngôn cáo bạch, rồi lần lượt mỗi vị Tự tứ. Một vị TKN thông hiểu hãy tuyên ngôn như sau:
“Này các Tỳ-khưu, ta cho phép thỉnh cầu lẫn nhau đối với bốn (vị)”.
“Này các Tỳ-khưu, ta cho phép thỉnh cầu lẫn nhau đối với ba (vị)”.
*Lưu ý: “Này các Tỳ-khưu, trường hợp ở nơi có ba vị Tỳ-khưu cư ngụ, không nên chuyển đạt lời thỉnh cầu của một vị rồi thỉnh cầu lẫn nhau bởi hai (vị). Nếu các vị thỉnh cầu thì phạm tội dukkaṭa (tác ác)”.
[Mahāvagga, Pavāraṇākkhandhakaṃ]
1) Pavāraṇā Của 3 Hoặc 4 Vị Tkn
- Khi các phận sự trước lễ Tự tứ đã hoàn thành, các vị TKN ấy nên được thông báo bởi vị TKN có kinh nghiệm, đủ năng lực:
“Suṇantu me ayyāyo. Ajja pavāraṇā paṇṇarasī. Yadi ayyānaṁ pattakallaṁ, mayaṁ aññamaññaṁ tevācikaṃ pavāreyyāma.” Xin các Đại đức Ni hãy lắng nghe tôi, hôm nay là ngày lễ Pavāraṇā. Nếu là thời điểm thích hợp cho các Đại đức Ni, chúng ta nên Tự tứ với nhau 3 lần.” |
- Tiếp đến các vị Tỳ-kheo sẽ lần lượt nói lời Tự tứ, như sau (theo hạ lạp từ lớn đến nhỏ):
“Ahaṁ, ayye, ayyāyo pavāremi, diṭṭhena vā sutena vā Bạch chư Đại đức Ni, tôi xin thỉnh cầu chư TKN, hãy vì lòng thương tưởng mà nhắc nhở tôi do đã thấy, đã nghe hoặc nghi ngờ gì; khi thấy lỗi tôi sẽ sám hối. |
2) Pavāraṇā Của 2 Vị Tkn
Trường hợp có 2 vị Tự tứ với nhau, không cần phải vấn đáp cũng khỏi tuyên ngôn (ñatti), chỉ tỏ lời Tự tứ là đủ, nói như sau (vị lớn hạ hơn nói trước):
“Ahaṁ, ayye, ayyaṁ pavāremi, diṭṭhena vā sutena vā parisaṅkāya vā. Vadatu maṁ ayyā anukampaṁ upādāya. Bạch Ni sư/Sư cô, tôi xin thỉnh cầu Ngài, xin Ngài hãy vì thương tưởng mà nhắc nhở tôi do đã thấy, đã nghe, hoặc đã nghi ngờ gì; khi thấy lỗi tôi sẽ sám hối. Lần thứ nhì ... lần thứ ba. |
3) Pavāraṇā Của 1 Vị Tkn
Ðến ngày Tự tứ, Tỳ-kheo chỉ có một mình tại trú xứ nhập hạ, phải chú nguyện ngày Tự tứ như sau:
Ajja me pavāraṇā paṇṇarasī. Hôm nay ngày rằm là ngày Tự tứ của ta. |
III) PAVĀRAṆĀ CỦA VỊ TKN BỊ BỆNH
1) Gửi Lời Thỉnh Cầu Cho Một Vị Tkn Khác:
“Này các Tỳ-khưu, ta cho phép vị Tỳ-khưu bệnh được bày tỏ lời thỉnh cầu. Và này các Tỳ-khưu, nên bày tỏ như vầy:
Vị TKN bệnh nên đi đến gặp một vị TKN khác, nên đắp thượng y một bên vai, nên ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy: [Mahāvagga, Pavāraṇākkhandhakaṃ]
“Pavāraṇaṁ dammi; pavāraṇaṁ me {hara}; mam’atthāya {pavārehi}.” “Tôi xin bày tỏ lời thỉnh cầu. Hãy chuyển đạt lời thỉnh cầu của tôi. Hãy thỉnh cầu vì sự lợi ích của tôi.” *Lưu ý: Nếu vị TKN bệnh nhỏ hạ hơn: |
2) Pavāraṇā Của Vị Tkn Bị Bệnh:
Pavāraṇā của vị TKN bị bệnh (ví dụ tên Susantā) được chuyển đến hội chúng theo thứ tự hạ lạp:
“{Susantā }, ayye, bhikkhunī gilāno saṅghaṁ pavāreti, Bạch chư Đại đức Ni, TKN bệnh “Susantā Bhikkhunī” có làm Pavāraṇā với chư TKN; với những sự thấy, nghe hoặc nghi, mong quý Ngài vì lòng thương xót mà nhắc nhở cho vị ấy để thấy biết mà hành theo. Lần thứ nhì… |
IV) PAVĀRAṆĀ VỚI HỘI CHÚNG TỲ-KHƯU
Pāḷi: Bhikkhunī Pātimokkha (English translation by Ṭhanissaro Bhikkhu)
1) Chỉ Định Một Vị Tỳ-Khưu-Ni Có Năng Lực Để Thỉnh Cầu Hội Chúng Tỷ-Kheo:
‘Này các Tỳ-khưu, TKN sau khi hành lễ Pavāraṇā nơi hội chúng TKN rồi không nên không hành lễ Pavāraṇā nơi hội chúng Tỳ-khưu; vị TKN nào không hành lễ Pavāraṇā nên được hành xử theo Pháp”.
“Này các Tỳ-khưu, ta cho phép hành lễ Pavāraṇā nơi hội chúng Tỳ-khưu-ni ngày hôm nay và hành lễ Pavāraṇā nơi hội chúng Tỳ-khưu vào ngày kế”.
“Này các Tỳ-khưu, ta cho phép chỉ định một vị Tỳ-khưu-ni có kinh nghiệm đủ năng lực để thỉnh cầu hội chúng Tỳ-khưu vì lợi ích của hội chúng Tỳ-khưu-ni. Và này các TK, nên chỉ định như vầy: Trước tiên, vị Tỳ-khưu-ni nên được yêu cầu; sau khi yêu cầu hội chúng cần được thông báo bởi vị Tỳ-khưu-ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:
[Cullavagga, Bhikkhunīkhandhakaṃ]
Suṇātu me, ayye, saṅgho. Yadi saṅghassa pattakallaṁ, “Suṇātu me, ayye, saṅgho. Saṅgho {itthannāmaṁ} “Sammatā saṅghena {itthannāmā} bhikkhunī Bạch chư Đại đức Ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên chỉ định Tỳ-khưu-ni tên … để thỉnh cầu hội chúng Tỳ-khưu vì lợi ích của hội chúng Tỳ-khưu-ni. Đây là lời đề nghị. Bạch chư Đại đức Ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Hội chúng chỉ định Tỳ-khưu-ni tên … để thỉnh cầu hội chúng Tỳ-khưu vì lợi ích của hội chúng TKN. Đại đức Ni nào đồng ý việc chỉ định Tỳ-khưu-ni tên … để thỉnh cầu hội chúng Tỳ-khưu vì lợi ích của hội chúng Tỳ-khưu-ni xin im lặng; vị ni nào không đồng ý có thể nói lên. Tỳ-khưu-ni tên … đã được hội chúng chỉ định để thỉnh cầu hội chúng Tỳ-khưu vì lợi ích của hội chúng Tỳ-khưu-ni. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.” |
2) Vị Tỳ-Khưu-Ni Được Chỉ Định Đưa Hội Chúng Tỳ-Khưu-Ni Đến Thỉnh Cầu Pavāraṇā Ở Hội Chúng Tỳ-Khưu:
“Vị Tỳ-khưu-ni đã được chỉ định ấy nên đưa hội chúng Tỳ-khưu-ni đi đến gặp hội chúng Tỳ-khưu, nên đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các Tỳ-khưu, ngồi chồm hổm, chắp tay lên và nên nói như vầy: [Cullavagga, Bhikkhunīkhandhakaṃ]
Bhikkhunīsaṅgho, ayya (11) [*bhante], bhikkhusaṅghaṁ pavāreti, diṭṭhena vā sutena vā parisaṅkāya vā. Vadatu, ayya [*bhante], bhikkhusaṅgho bhikkhunisaṅghaṁ anukampaṁ upādāya. Passanto paṭikarissati. “Dutiyampi, ayya [*bhante], bhikkhunīsaṅgho … “Bạch các ngài, hội chúng Tỳ-khưu-ni xin thỉnh cầu hội chúng Tỳ-khưu. Bạch các ngài, do được thấy, hoặc do được nghe, hoặc vì nghi ngờ, bởi lòng thương xót đối với hội chúng Tỳ-khưu-ni xin hội chúng Tỳ-khưu hãy nói lên; khi thấy (lỗi) rồi sẽ sửa đổi. Đến lần thứ nhì, bạch các ngài … (như trên) … |
3) Các Trường Hợp Pavāraṇā Ở Hội Chúng Tỳ-Khưu: [Samantapāsādikā]
3.1) Pavāraṇā của 2-4 vị Tỳ-khưu-ni đến hội chúng Tỳ-khưu:
“Bhikkhuniyo, ayya [*bhante], bhikkhusaṅghaṁ “Bạch các ngài, các Tỳ-khưu-ni xin thỉnh cầu hội chúng Tỳ-khưu. Bạch các ngài, do được thấy, hoặc do được nghe, hoặc vì nghi ngờ, bởi lòng thương xót đối với các Tỳ-khưu-ni xin hội chúng Tỳ-khưu hãy nói lên; khi thấy (lỗi) rồi sẽ sửa đổi. Đến lần thứ nhì, bạch các ngài … (như trên) … |
3.2) Pavāraṇā của 1 Tỳ-khưu-ni đến hội chúng Tỳ-khưu:
“Ahaṁ, ayya [*bhante], bhikkhusaṅghaṁ pavāremi, diṭṭhena vā sutena vā parisaṅkāya vā. Vadatu maṁ, ayya [*bhante], bhikkhusaṅgho anukampaṁ upādāya. Passantī paṭikarissāmi … dutiyampi … tatiyampi ….” “Bạch các ngài, tôi xin thỉnh cầu hội chúng Tỳ-khưu. Bạch các ngài, do được thấy, hoặc do được nghe, hoặc vì nghi ngờ, bởi lòng thương xót đối với tôi, xin hội chúng Tỳ-khưu hãy nói lên; khi thấy (lỗi) rồi sẽ sửa đổi. Đến lần thứ nhì, bạch các ngài … (như trên) … |
3.3) Pavāraṇā của hội chúng Tỳ-khưu-ni với 2-3 vị Tỳ-khưu:
“Bhikkhunīsaṅgho, ayyā [*bhante], ayye [*āyasmante] pavāreti, diṭṭhena vā sutena vā parisaṅkāya vā. Vadantu ayyā [*āyasmanto] bhikkhunisaṅghaṁ anukampaṁ upādāya. Passanto paṭikarissati…dutiyampi…tatiyampi…” “Bạch các ngài, hội chúng Tỳ-khưu-ni xin thỉnh cầu chư Tỳ-khưu. Bạch các ngài, do được thấy, hoặc do được nghe, hoặc vì nghi ngờ, bởi lòng thương xót đối với hội chúng Tỳ-khưu-ni, xin chư Tỳ-khưu hãy nói lên; khi thấy (lỗi) rồi sẽ sửa đổi. Đến lần thứ nhì, bạch các ngài … (như trên) … |
3.4) Pavāraṇā của hội chúng Tỳ-khưu-ni với 1 vị Tỳ-khưu:
“Bhikkhunīsaṅgho, ayya [*bhante], ayyaṁ “Bạch ngài, hội chúng Tỳ-khưu-ni xin thỉnh cầu Đại đức (ngài). Bạch ngài, do được thấy, hoặc do được nghe, hoặc vì nghi ngờ, bởi lòng thương xót đối với hội chúng Tỳ-khưu-ni, Đại đức (ngài) hãy nói lên; khi thấy (lỗi) rồi sẽ sửa đổi. Đến lần thứ nhì, bạch ngài … (như trên) … |
3.5) Pavāraṇā của 2-4 vị Tỳ-khưu-ni với 2-3 vị Tỳ-khưu:
“Bhikkhuniyo, ayyā [*bhante], ayye [*āyasmante] “Bạch các ngài, chư Tỳ-khưu-ni xin thỉnh cầu chư Tỳ-khưu. Bạch các ngài, do được thấy, hoặc do được nghe, hoặc vì nghi ngờ, bởi lòng thương xót đối với chư Tỳ-khưu-ni, xin chư Tỳ-khưu hãy nói lên; khi thấy (lỗi) rồi sẽ sửa đổi. Đến lần thứ nhì, bạch các ngài … (như trên) … |
3.6) Pavāraṇā của 2-4 vị Tỳ-khưu-ni với 1 vị Tỳ-khưu:
“Bhikkhuniyo, ayya [*bhante], ayyaṁ [*āyasmantaṁ] “Bạch ngài, chư Tỳ-khưu-ni xin thỉnh cầu ngài. Bạch ngài, do được thấy, hoặc do được nghe, hoặc vì nghi ngờ, bởi lòng thương xót đối với chư Tỳ-khưu-ni, xin ngài hãy nói lên; khi thấy (lỗi) rồi sẽ sửa đổi. Đến lần thứ nhì, bạch các ngài … (như trên) … |
3.7) Pavāraṇā của 1 vị Tỳ-khưu-ni với 2-3 vị Tỳ-khưu:
“Ahaṁ, ayyā [*bhante], ayye [*āyasmante] pavāremi, “Bạch quý ngài, tôi xin thỉnh cầu quý ngài. Bạch quý ngài, do được thấy, hoặc do được nghe, hoặc vì nghi ngờ, bởi lòng thương xót đối với tôi, xin quý ngài hãy nói lên; khi thấy (lỗi) rồi sẽ sửa đổi. Đến lần thứ nhì, bạch các ngài … (như trên) … |
3.8) Pavāraṇā của 1 vị Tỳ-khưu-ni với 1 vị Tỳ-khưu:
“Ahaṁ, ayya [*bhante], ayyaṁ [*āyasmantaṁ] pavāremi, diṭṭhena vā sutena vā parisaṅkāya vā. Vadatu maṁ ayyo [*āyasmā] anukampaṁ upādāya. Passantī paṭikarissāmi … dutiyampi … tatiyampi ….” “Bạch ngài, tôi xin thỉnh cầu ngài. Bạch ngài, do được thấy, hoặc do được nghe, hoặc vì nghi ngờ, bởi lòng thương xót đối với tôi, xin ngài hãy nói lên; khi thấy (lỗi) rồi sẽ sửa đổi. |
I) VỀ VIỆC DÂNG Y KAṬHINA ĐẾN CHƯ TỲ-KHƯU-NI:
- Sau khi mãn hạ, thời gian từ 16 tháng 9 ÂL đến rằm tháng 10 ÂL, tháng cuối của mùa mưa, nếu có thí chủ cúng dường vải may y đến chư Tỳ-khưu-ni, vị Tỳ-khưu-ni được phép thọ lãnh để làm y Kaṭhina.
- Tại một chùa hay một trú xứ an cư chư Tỳ-khưu-ni chỉ được phép lãnh y Kaṭhina một lần, một dịp sau khi ra hạ; chư Ni sẽ chọn giao y Kaṭhina cho một vị Tỳ-khưu-ni nào đó, vị ấy thọ lãnh (atthataṃ) và các vị khác trong chùa sẽ tùy hỷ (anumodanā), và như thế tất cả Tỳ-khưu-ni ở đó sẽ được hưởng năm lợi ích (anisaṃsa) đồng nhau; tức là suốt thời gian từ ngày thọ y đến hết mùa nắng (gimha-utu) vị Tỳ-khưu-ni lìa tam y cách đêm không phạm tội ưng xả đối trị (1), cất giữ y dư quá mười ngày không phạm tội ưng xả đối trị (2), rủ nhau thành nhóm thọ thực biết trước món ăn không phạm tội ưng đối trị (3), đi vào xóm chưa kiếu từ vị sư bạn cũng không phạm ưng đối trị (4) và được hưởng chia bất cứ lợi lộc nào phát sanh tại đấy (5). Ðó là năm lợi ích cho vị lãnh và vị tùy hỷ y Kaṭhina.
- Tăng sự giao y Kaṭhina phải có tối thiểu năm vị Tỳ-khưu-ni, 4 vị giao cho một vị, phải cử hành trong phạm vi Sīmā (ngoại trừ việc nguyện thọ y và tùy hỷ y, có thể làm ngoài Sīmā).
- Vị Tỳ-khưu-ni được chọn để giao thọ y Kaṭhina phải là vị đã nhập hạ tròn đủ (không đứt hạ, không phải hậu thời an cư rằm tháng bảy), vị ấy có y cũ rách, thông hiểu cách thức làm Kaṭhina.
II) TĂNG SỰ TRAO Y KAṬHINA CỦA CHƯ TỲ-KHƯU-NI:
- Gồm có 3 phận sự:
1. Việc tường trình
2. Tăng sự thọ y Kaṭhina
3. Nghi thức thọ y Kaṭhina
- Chư Tỳ-khưu-ni thỉnh 2 vị luật sư làm lễ trao y Kaṭhina của chư Ni, nghi lễ theo tuần tự như sau:
1) Việc Tường Trình (Apalokanakaṃma)
Vị Tỳ-khưu-ni luật sư thứ nhất tường trình y Kaṭhina giữa chư Tỳ-khưu-ni đang tụ họp tại sīmā như sau:
− Luật sư 1:
Kính bạch chư Tỳ-khưu-ni được rõ, y Kaṭhina cùng với các thứ vật dụng này của những thí chủ, người thay mặt là: …………… Cùng với các bà con, bạn bè là những người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, mong tạo phước thiện ba-la-mật, gieo duyên lành để mong chứng ngộ Niết Bàn, giải thoát khỏi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Cho nên những thí chủ ấy đã cùng nhau làm lễ dâng y Kaṭhina cùng với các thứ vật dụng này đến chư Tỳ-khưu-ni đã an cư nhập hạ suốt trong 3 tháng mùa mưa tại “…………….”
Y Kaṭhina này đã phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch, ví như từ trên hư không rơi xuống giữa chư Tỳ-khưu-ni, không phải dành riêng cho một vị Tỳ-khưu-ni nào cả.
Đức Phật cho phép chư Tỳ-khưu-ni chọn một vị Tỳ-khưu-ni biết đầy đủ 8 chi pháp, để xứng đáng làm lễ thọ y Kaṭhina của chư Ni. Sự chọn lựa đặc biệt ưu tiên cho vị Tỳ-khưu-ni nào có y rách, y cũ hoặc bậc Trưởng lão ni cao hạ nhất, là bậc có giới đức trong sạch, có hiểu biết đầy đủ 8 chi pháp để xứng đáng làm lễ thọ y Kaṭhina của chư Ni.
Vậy bây giờ tất cả chư Tỳ-khưu-ni đồng nhận xét thấy vị Tỳ-khưu-ni nào xứng đáng, kính xin chư Tỳ-khưu-ni cho phép dâng tấm y Kaṭhina của chư Ni này đến vị Tỳ-khưu-ni ấy.
* * *
− Luật sư 2: Giới Thiệu Vị Tỳ-khưu-ni thọ Y Kaṭhina:
Kính bạch chư Tỳ-khưu-ni được rõ: Con xét thấy vị Đại đức Ni “Susantā” là bậc xứng đáng làm lễ thọ y Kaṭhina của chư Tỳ-khưu-ni. Nếu vị Tỳ-khưu-ni nào không chấp thuận, xin phát biểu lên giữa chư Tỳ-khưu-ni. (ngừng một lát)
Nếu chư Tỳ-khưu-ni đều chấp thuận, kính xin quý Tỳ-khưu-ni nói lên lời hoan hỷ: Sādhu! Sādhu! Sādhu!
* * *
− Luật sư 1:
Kính bạch chư Tỳ-khưu-ni được rõ: Chư Tỳ-khưu-ni đã chấp thuận dâng y Kaṭhina đến Đại Đức ni Susantā, để làm lễ thọ y Kaṭhina, không phải bằng lời apalokanakamma, mà phải bằng cách hành Tăng sự ñattidutiyakammavācā đúng theo luật của Đức Phật đã ban hành, chúng con xin phép hành Tăng sự bây giờ.
* * *
2) Hành Tăng Sự Trao Y Kaṭhina:
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa (3x)
− Ñatti:
Suṇātu me Bhikkhunī Saṅgho, / idaṃ Bhikkhunī Saṅghassa / Kaṭhinacīvaraṃ uppannaṃ. / Yadi Saṅghassa pattakallaṃ, / Bhikkhunī Saṅgho / imaṃ Kaṭhinacīvaraṃ / “Susantāya” bhikkhuniyā dadeyya / Kaṭhinaṃ attharituṃ. / Esā ñatti.
− Kammavācā:
Suṇātu me Bhikkhunī Saṅgho, / idaṃ Bhikkhunī Saṅghassa / Kaṭhinacīvarạm uppannaṃ, / Bhikkhunī Saṅgho / imaṃ Kaṭhinacīvaraṃ / “Susantāya” bhikkhuniyā deti. / Kaṭhinaṃ attharituṃ. / Yassāyasmati khamati, / imaṃ Kaṭhinacīvaraṃ / “Susantāya” bhikkhuniyā dānaṃ / Kaṭhinaṃ attharituṃ. / Sā tuṇhassā yassa nakkhamati / sā bhāseyya.
Dinnaṃ idaṃ Bhikkhunī Saṅghena / Kaṭhinacīvaraṃ “Susantāya” bhikkhuniyā / Kaṭhinaṃ attharituṃ. / Khamati Saṅghassa, / tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārayāmi.
(Kaṭhinatthāra kaṃmavācā niṭṭhitā).
− Ñatti:
Kính bạch chư Đại Đức ni, kính xin chư Tỳ-khưu-ni nghe rõ lời tuyên ngôn của con. Y Kaṭhina của chư Ni đã được phát sinh, nếu việc hành Tăng sự hợp thời đối với chư Tỳ-khưu-ni, xin chư Ni dâng y Kaṭhina này đến Tỳ-khưu-ni “Susantā”, để làm lễ thọ y Kaṭhina. Đó là lời tuyên ngôn. Kính bạch chư Ni được rõ.
− Kammavācā:
Kính bạch chư Đại Đức ni, kính xin chư Tỳ-khưu-ni nghe lời thành sự ngôn của con. Y Kaṭhina của chư Tỳ-khưu-ni đã phát sinh, chư Đại Đức ni dâng y Kaṭhina này đến Tỳ-khưu-ni “Susantā” để làm lễ thọ y Kaṭhina.
Lễ dâng y Kaṭhina của chư Đại đức Ni dâng đến Tỳ-khưu-ni “Susantā” để làm lễ thọ y Kaṭhina, vị Tỳ-khưu-ni nào hài lòng với việc này, xin hãy ngồi im lặng, vị nào không hài lòng, xin phát biểu lên giữa chư Đại đức Ni. (Ngưng vài giây).
Chư Đại Đức ni đã dâng y Kaṭhina này đến Tỳ-khưu-ni “Susantā” để làm lễ thọ y Kaṭhina, chư Tỳ-khưu-ni đều hài lòng chấp nhận, vì vậy, nên ngồi im lặng. Con xin ghi nhận trạng thái hài lòng bằng cách im lặng ấy.
(Hành Tăng sự thọ y Kaṭhina xong).
* * *
3) Nghi Thức Làm Lễ Thọ Y Kaṭhina:
- Vị Tỳ-khưu-ni chỉ chọn 1 tấm y trong 3 tấm y: tấm y Saṅghāṭi, tấm y Uttarāsaṅga, tấm y Antaravāsaka, để làm lễ thọ y Kaṭhina. Ví dụ: trường hợp nhận y Saṅghāti để làm lễ thọ y Kaṭhina.
- Nghi thức làm lễ thọ y Kaṭhina theo tuần tự như sau:
3.1) Làm dấu tấm y Saṅghāṭi:
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa (3x) “Imaṃ bindukappaṃ karomi.” |
3.2) Xả tấm y Saṅghāṭi cũ của mình:
“Imaṃ saṅghāṭiṃ paccuddharāmi.” |
3.3) Nguyện tấm y Saṅghāṭi mới của chư Ni :
“Imaṃ saṅghāṭiṃ adhiṭṭhāmi”. |
3.4) Làm lễ thọ y Kaṭhina của chư Ni với tấm y Saṅghāṭi:
- Vị Tỳ-khưu-ni thọ y xong, hướng về Đức Phật đảnh lễ 3 lạy, đọc:
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa (3x) “Imāya saṅghāṭiyā Kaṭhinacīvaraṃ attharāmi”. (3x) |
- Vị Đại đức ni đã thọ y Kaṭhina của chư Ni xong, chắp tay thỉnh mời chư Tỳ-khưu-ni đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y Kaṭhina của chư Ni rằng:
Atthataṃ Ayye (Āvuso) Saṅghassa Kaṭhinaṃ, / dhammiko Kaṭhinatthāro anumodātha (3x). Sādhu, Sādhu, Sādhu! |
- Tất cả Tỳ-khưu-ni nhập hạ tại ngôi chùa đó, đồng thanh nói lên lời hoan hỷ như sau:
+ Vị Đại đức ni lớn hạ nói lên lời hoan hỷ: Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa (3x) |
+ Vị Đại đức ni nhỏ hạ nói lên lời hoan hỷ: Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa |
Tăng sự trao y Kaṭhina tại Khemārāma
Hành tăng sự trao y Kaṭhina tại Khemārāma
--oOo--
(1) Nhập Hạ An cư, BuddhaSasana, https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha314.htm.
(2) Công việc cần giải quyết ở đây là các công trình được xây dựng để cúng dường cho Saṅgha hoặc được cho xây dựng bởi vì nhu cầu của bản thân như phòng ngủ, chuồng trại, phòng tắm … Nếu người mời gửi sứ giả đến và bày tỏ muốn được cúng dường, nghe pháp hoặc nhìn thấy các vị TKN, thì các vị TKN nên đi đến khi được thỉnh mời với công việc có thể giải quyết trong bảy ngày, nhưng không (nên đi) khi không được thỉnh mời. Việc quay trở về nên được thực hiện trong bảy ngày.
(3) Khi một trong những hạng người nêu trên bị bệnh … bị bực bội khởi sanh … bị hối hận khởi sanh … bị tà kiến khởi sanh … phạm tội nặng và là vị xứng đáng hành phạt parivāsa … trường hợp vị tỳ khưu là vị xứng đáng (thực hành) trở lại từ đầu … (và những trường hợp tương tự như vậy) và mong mỏi sự viếng thăm của mình.
(4) Vào lúc bấy giờ, trú xá lớn của hội chúng bị sụp đổ. Có nam cư sĩ nọ đã cho xẻ một số gỗ ở trong rừng. Người ấy đã phái sứ giả đi đến gặp các tỳ khưu (nói rằng): “Nếu các đại đức có thể chuyển đi số gỗ ấy thì tôi sẽ dâng số gỗ ấy.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
(5) Pavāraṇā: nghĩa là “sự thỉnh cầu” đồng thời là tên của buổi lễ dành cho các Tỳ-khưu đã hoàn tất mùa (an cư) mưa thời điểm trước (Lễ này đã được dịch là Tự Tứ, chúng tôi mạn phép giữ nguyên từ Pāli). Pavāreti là động từ. Với động từ này, chúng tôi sẽ dịch theo hai lối là “thỉnh cầu” hoặc “tiến hành lễ Pavāraṇā” tùy theo ngữ cảnh (Bhikkhu Indacanda). [Bhikkhu Indacanda]
(6) Trong ngày tự tứ, nếu ở chùa có vị Tỳ-kheo-ni hữu sự bệnh duyên không vào hội chúng TKN được thì phải gởi lời chanda và lời pavāraṇā của mình, nhờ vị khác trình lại Tăng. Nếu có thì vị lãnh lời ấy phải trình tăng trước khi làm lễ; nếu không thì nói không có.
(7) Việc kể mùa tiết xác định thời điểm bố-tát (utukkhānaṃ), vị Tỳ-kheo đáp luật phải rành rẽ cách tính, như thông thường mỗi mùa có 8 kỳ bố-tát, riêng mùa mưa (vāssāna utu) thì có 7 kỳ bố-tát và 1 kỳ tự tứ (satta ca uposathā ekā ca pavāraṇā); gặp năm nhuần, mùa có tháng nhuần thì có 10 kỳ bố-tát (dasa uposathā), phải kể: nay là mùa gì, trong mùa có mấy kỳ bố-tát, hiện đang kỳ bố-tát, đã trải qua mấy kỳ hay chưa trải qua (natthi uposatho atikkanto); sẽ còn mấy kỳ hay đã đủ (aṭṭha uposathā paripuṇṇā).
(8) Theo lịch Ấn Độ thời xưa, tính một tháng có hai thời kỳ: Sukkhapakkha (thời sáng trăng) được 15 ngày, và kāḷapakkha (thời tối trăng) được 15 ngày hoặc 14 ngày (tháng đủ, tháng thiếu). Ngày cuối của mỗi thời (pakkha) gọi là paṇṇarasī (nhằm ngày rằm và 30 âl), ngày cuối của hạ huyền (kālapakkha) tháng thiếu gọi là catuddasī (nhằm ngày 29 âl tháng thiếu). Ngày paṇṇarasī và ngày catuddasī nhất định là ngày bố-tát; còn ngày samaggī, tức là ngày hòa hợp, nghĩa là chư tỳ-kheo trước có bất hòa nhưng nay hòa hợp lại, thì ngày hòa hợp bất luận là ngày nào trong tháng cũng đều phải làm bố-tát để thanh tịnh Tăng. Nên nói có 3 ngày làm bố-tát là vậy. Ở đây có một số thuật ngữ cần hiểu thêm: sāmaggī-uposatha: Tăng Hòa Bố Tát – chữ gọi lễ Bố Tát được thực hiện ngay khi tăng chúng đang cần có cơ hội để tái hiện sự đoàn kết từ một cuộc xích mích vừa xảy ra (Pali Việt – Tỳ-khưu. Giác Nguyên); saṅghasāmaggī: Sơn Môn Đạo Tình: ngay sau khi trong tăng chúng có xảy ra chuyện bất hòa nghiêm trọng, các Tỳ-khưu nên nhân một tăng sự nào đó hay tranh thủ ngày Bố Tát sớm nhất để triệu tập tất cả tăng chúng, kể cả vị Tỳ-khưu đang bệnh, để dùng Nhị Tác Bạch tuyên ngôn kêu gọi sự đoàn kết và sau đó cùng nhau Phát Lộ (có tụng giới bổn), trường hợp này gọi là sự khôi phục Sơn Môn Đạo Tình (Pali Việt – Tỳ-khưu. Giác Nguyên).
(9) Ngày tự tứ thường là ngày rằm tháng 9 ÂL, ngày mãn hạ, nhưng tăng có thể dời lại trể hơn cuối tháng 9 hoặc rằm tháng 10; nếu cuối tháng 9 mà thiếu ngày thì nói catuddasī.
(10) Hai mươi mốt hạng người không nên cho vào tăng sự bố-tát (tụng giới TKN) là: người thế tục, Tỳ-kheo tăng, học nữ, sa-di, sa-di-ni, người xả giới, người phạm tội cực nặng, người bị treo tội vì nghi, người bị treo tội vì không hối cải, người bị treo tội vì không bỏ ác kiến, người lại cái, người giả tu, người ngoại giáo, loài súc sanh, người giết mẹ, người giết cha, người giết vị A-La-Hán, người dâm Tỳ-kheo ni, người chia rẽ tăng, người trích máu Phật, người lưỡng tính.
(11) *Lưu ý: “AYYA” ở đây chia theo nam tánh chủ cách, nghĩa là Đại đức (Tăng), bậc đáng kính, là từ mà các Tỳ-khưu-ni dùng để gọi các vị Tỷ-kheo. Nó được tìm thấy nhiều trong Pāḷi Canon.
Tuy nhiên ngày nay, từ “AYYA” được thay bằng “Bhante” cho hô cách và “Āyasmant” cho các cách (declensions) khác.
--oOo--
👉👉 DOWNLOAD FILE PDF:
An Cư Nhập Hạ_ Khemārāma_Bản in màu_Official
An Cư Nhập Hạ_ Khemārāma_Bản in trắng đen_Official
🙅♂️🙅♂️👉👉(Xin hoan hỷ: đây là tài liệu lưu hành nội bộ, được tổng hợp, bổ sung và trình bày bởi Khemārāma. Nếu quý vị có copy hay tham khảo để làm tài liệu viết lách, hoan hỷ ghi nguồn. Trong trường hợp có sai sót, Khemārāma sẽ hoan hỉ đón nhận và chỉnh sửa. Lành thay!)
Khemārāma – Tịnh An Lan Nhã
Địa chỉ: Quốc lộ 56, Quảng Thành 2, Nghĩa Thành, Châu Đức, BRVT.
Email: Khemarama.com@gmail.com
Website: https://khemarama.net/