👉❓❓DUYÊN SỰ:
👉-- Sāḷha cháu trai của Migāra có ý định xây dựng trú xá cho hội chúng TKN.
-- Người ấy yếu cầu 1 TKN rành rẽ việc xây dựng.
-- Có bốn chị em là: Nandā, Nandavatī, Sundarīnandā, Thullanandā. Trong sốcác cô ấy, TKN Sundarīnandā đã xuất gia lúc còn trẻ, đẹp dáng, đáng nhìn, khả ái, trí tuệ, kinh nghiệm, thông minh, sắc sảo, cần cù, biết cách suy xét tính toán, có khả năng để xây dựng, có khả năng để hoàn thành công việc ấy nên đã được gia nhiệm vụ.
-- Do sự thường xuyên gặp gỡ, hai người đã sanh tâm quyến luyến.
Sāḷha muốn có cơ hội gần gũi để thân mật với TKN ấy nên đã làm bữa trai phạn; cậu ta sắp xếp cho các TKN trưởng lão ngồi bên này, các TKN non trẻ ngồi bên kia, TKN ấy là vị có thâm niên ở giữa 2 khoảng ấy; cậu ta sắp xếp cho cô ta ngồi che khuất sau góc tường.
-- TKN ấy biết được nguyên cớ nên đã không đến và sai người đến cáo bệnh.
-- TKN Sundarīnandā đứng ở bên ngoài cổng ra vào của tu viện trông ngóng Sāḷha và cậu ta đã tới.
-- Sau khi nhìn thấy đã đi vào tu viện lấy thượng y trùm đầu lại rồi nằm xuống ở chiếc giường.
-- Sau cuộc hội thoại về chuyện tình cảm cậu ta đã thực hiện việc xúc chạm cơ thể với TKN Sundarīnandā.
-- Có vị ni sư già chứng kiến việc ấy.
-- Vị TKN ấy đã kể lại sự việc ấy cho các
-- Đức Phật quy định điều học.
🚫✍️☸️ QUY ĐỊNH LẦN 1:
“Vị TKN nào nhiễm dục vọng ưng thuận sự sờ vào hoặc sự vuốt ve hoặc sự nắm lấy hoặc sự chạm vào hoặc sự ôm chặt từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng, vị ni này cũng là vị phạm tội Pārājika, không được cộng trú, là người nữ sờ phần trên đầu gối.”
🙅♂️👉KHÔNG PHẠM TỘI:
Không cố ý, vị ni thất niệm, vị ni không hay biết vị ni không ưng thuận, vị ni bị điên, vị ni có tâm bị rối loạn, vị ni bị thọ khổ hành hạ, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
📚✍️☸️ CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ:
👉 Sāḷha: cháu cố của bà Visākhā.
👉 Tội Pār ājika: cũng giống như người đàn ông bị chặt đứt đầu không thể sống bám víu vào thân thể ấy -> không còn là nữ Sa-môn.
👉 Không được cộng trú: Sự cộng trú nghĩa là có chung hành sự, có chung việc đọc tụng (giới bổn Pāti mokkha), có sự học tập giống nhau, điều ấy gọi là sự cộng trú.





