👉❓❓DUYÊN SỰ:
(*) SUDINNA KALAPAPUTTA - NGƯỜI CON TRAI NHÀ ĐẠI PHÚ VÀ DUYÊN SỰ ĐƯỢC XUẤT GIA
Sudinna Kalapaputta là người con trai nhà đại phú. Sudinna Kalandaputta đã đi đến Vesālī do vài công việc tình cờ được nghe pháp bởi Đức Phật và muốn xin xuất gia. Đức Phật bảo Sudinna về xin phép cha mẹ - > cha mẹ không cho phép nên Sudinna Kalapaputta là người con trai nhà đại phú. Sudinna Kalandaputta đã đi đến Vesālī do vài công việc tình cờ được nghe pháp bởi Đức Phật và muốn xin xuất gia.
Đức Phật bảo Sudinna về xin phép cha mẹ - > cha mẹ không cho phép nên nằm giữa nhà 7 ngày và tuyệt thực. Rồi với lời khuyên của những người bạn, Sudinna được phép xuất gia.
(*) ĐẠI ĐỨC SUDINNA VỀ QUÊ VÌ SỰ THIẾU THỐN VẬT THỰC + THỰC HIỆN VIỆC ĐÔI LỨA VỚI NGƯỜI VỢ CŨ:
Rồi xứ Vajjī nơi ĐĐ Sudinna sống có sự khó khăn về vật thực nên ĐĐ Sudinna về lại quê nhà với ý định nhận từ gia đình.
Rồi mẹ Sudinna đề nghị ĐĐ Sudinna để lại chủng tử và ĐĐ Sudinna đã đồng ý. (để các Licchavi khỏi đoạt lấy tài sản không người thừa tự). Chư Thiên ở địa cầu đã phàn nàn, phê phán, chê bai.
Vợ ĐĐ Sudinna sinh được con trai, sau này cả hai đều xuất gia và đắc A-la-hán. Rồi vì tâm hối hận nên ĐĐ Sudinna đã trở nên ốm o cằn cỗi ... Đức Thế Tôn khiển trách và ban hành điều luật.
“Vị TK nào thực hiện việc đôi lứa là vị phạm tội Pārājika, không được cộng trú.”
(*) VỊ TỲ-KHƯU THỰC HIỆN VIỆC ĐÔI LỨA VỚI CON KHỈ CÁI:
Có vị TK nọ dùng thức ăn để dụ dỗ con khỉ cái rồi thực hiện việc đôi lứa với nó. Nhiều TK đã thấy con khỉ cái với những dấu hiệu như vậy bèn rình sau bụi cây -> phát hiện sự thật -> trình sự việc lên Đức Thế Tôn.
Đức Phật sửa lại luật.
“Vị TK nào thực hiện việc đôi lứa ngay cả với loài thú cái là vị phạm tội Pārājika, không được cộng trú.”
(*) CÁC TỲ-KHƯU NHÓM VAJJIPUTTAKA
Nhiều vị TK nhóm Vajjīputtaka cư trú ở Vesālī đã thọ thực theo ý thích, ngủ theo ý thích, tắm theo ý thích; sau đó đã thực hiện việc đôi lứa.
Đức Phật sửa lại luật.
“Vị TK nào thọ trì sự học tập và lối sống của các TK, khi chưa lìa bỏ sự học tập và chưa bày tỏ lòng yếu nhược, mà thực hiện việc đôi lứa ngay cả với loài thú cái là vị phạm tội Pārājika, không được cộng trú.”

KHÔNG PHẠM TỘI:
Vị không biết, vị không ưng thuận, vị bị điên, vị có tâm bị rối loạn, vị bị thọ khổ hành hạ, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Định nghĩa Pārājika
− Pārājika là loại trọng giới nặng nề nhất của Tăng Ni, phạm vào lập tức trở thành cư sĩ và suốt đời không thể tái thọ đại giới.
− Sớ giải Kaṅkhavitaranī giải thích: “Pārājiko hotīti parājito hoti parājayaṃ āpanno” – Ba-la-di có nghĩa là bại trận, là thua trắng, là mất hết cho đối phương.
− Đức Phật đã so sánh tình trạng của một Tăng Ni phạm Ba-la-di bằng hình ảnh một người đã bị chặt đầu, một chiếc lá đã lìa cành, một ngọn đá đã vỡ đôi hay một cây thốt nốt đã bị mất ngọn.
− Tăng Ni đã phạm tội Ba-la-di trọn đời không bao giờ được đắp y trở lại.
− Bất cứ người nào phạm tội đó (Pārājika) phải xả y ngay lập tức. Sau đó, vị ấy có thể chọn sống như một Sa-di hoặc như một cư sĩ.
− Ngay cả nếu vị ấy không xả y và tội của vị ấy vẫn còn bị che giấu không cho người khác biết thì vị ấy cũng không còn được xem là một vị TK nữa.
Xử phạt
− Trong bất cứ trường hợp nào, vị ấy cũng không thể trở thành một vị TK lần nữa trong suốt cuộc đời hiện tại. Cách duy nhất để được thọ lại y TK là chờ đợi kiếp sau.
• Vị TK nghĩ đến việc giao hợp rồi đưa dương vật vào đường đại tiện, đường tiểu tiện, miệng của người nữ, phi nhân nữ ...(như trên)... Của thú cái ...(như trên)... Của người lưỡng căn ...(như trên)... Của phi nhân lưỡng căn ...(như trên)... Của thú lưỡng căn thì phạm tội Pārājika.
• Sự học tập: Có ba sự học tập: sự học tập về tăng thượng giới, sự học tập về tăng thượng tâm, sự học tập về tăng thượng tuệ; ở đây là học tập tăng thượng giới.
• Lối sống nghĩa là điều học nào đã được đức Thế Tôn quy định.
• Việc đôi lứa nghĩa là việc nào là việc kết hợp của hai người…Việc xấu xa, phải lấy nước để tẩy rửa.
• Thực hiện là đưa dương vật vào âm vật, dầu xúc chạm chỉ bằng hạt mè.
• Nữ tánh (itthī) có ba loại: người nữ, phi nhân nữ, thú cái.
Trích từ: Tạng Luật Tóm Tắt (Khemārāma – Tài Liệu Lưu Hành Nội Bộ)