Đức Phật Đã Suy Nghĩ Những Gì Trong 7 Ngày Sau Khi Giác Ngộ Thành Phật

Lịch Sử Đức Phật Thích Ca - Tỳ Khưu Giới Nghiêm

 

TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG GIỚI NGHIÊM – Bhik Samādhipuñño Định Phúc
HT. Giới Nghiêm
Toàn Giác (Bodhi sabbaññū)

1) Tena kho pana samayena ekaccānaṃ devatānaṃ pariri takhoudapādi: Trong hôm ấy, sự suy nghĩ phát sanh đến một ít chư thiên rằng: “Sự làm của Sĩ Đạt Ta dường như chỉ có bấy nhiêu thôi chăng? Cho nên không dứt sự luyến tiếc về bảo tọa.

Phật hiểu rõ ý nghĩ của chư thiên cho nên ngài bay lên hư không, biểu diễn phép lạ (Pātihāriya) để cắt đứt sự nghi ngờ của chư thiên.

Pātihāriya phép lạ mà ngài hóa như vầy: Hóa đống lửa và máng xối nước cho phát đi ra từng cặp, là trước hết đống lửa từ phần trên phóng ra, máng xối nước từ phần dưới hiện ra, cho đến đống lửa phóng ở ngón tay, cái máng xối nước phóng ở chỗ các khoản ngón tay v.v…

2) Evaṃ bhagavā pacceka buddha buddhasāvakānaṃ asādharanaṃ yama kappātihāriyaṃ dassetvā. Đức Thế Tôn hóa thần thông lạ song song, không phổ thông đến Chư Phật Độc Giác và chư Phật Thinh Văn Giác, xong rồi ngài ngự xuống an tọa trong chỗ về hướng đông bắc, ngài nghĩ rằng: “Toàn Giác tuệ (sahbaññu taññaṇa) mà Như Lai đã đắc ở trên bảo tọa” nên ngài xem bảo tọa ấy với đôi mắt không nháy trọn 7 ngày. Chỗ ấy đặt tên là tháp Animissaka.

3) Tato pallaṅkassa ca thitaṭṭhānāssa ca: Kế đó Đức Thế Tôn hóa hiện ra một con đường đi kinh hành bằng ngọc dài từ đông qua tây, khoảng giữa bảo tọa và chỗ của ngài ngự; Phật ngự đi kinh hành trên ngọc lộ ấy, ngài thụ hưởng an lạc của pháp giải thoát (Vimutti sukha). Trọn 7 ngày nữa, chỗ ấy đặt tên là tháp Ratana.

4) Cututthe sattāhe: Đến tuần thứ tư, chư thiên hóa ra một cái nhà bằng ngọc, trong hướng tây bắc của cây bồ đề.

Đức Thế Tôn ngự vào an tọa trong ngọc điện ấy, ngài quán về vi diệu tạng, về vô tận lý, nghĩa là chỗ viên giáo (Samanta paṭṭhāna) cao thượng, trọn 7 ngày.

Chư Tỳ Khưu là người nâng đỡ vi diệu pháp nói rằng không có cái nhà ngọc, chỗ mà đức Phật quán về 7 bộ luận (Sattappakaraṇābhīdhamma) đó có tên là ngọc điện xứ (Ratanagharaṭṭhāna). Bởi có ngọc điện xứ làm nền móng là tứ niệm xứ, trồng bằng cái cột là tứ thần túc, dựng vách tường là tạng luật, để trên cái nền là từ chánh cần. Để cất vào trong là 8 thiền định sắp nóc bằng tạng kinh, lập bằng vi diệu pháp, cái nhà ngọc của ngài làm bằng tất cả pháp (Saddhamma).Thức giả nên hiểu rằng nhà ngọc ấy là nơi mà đức Phật quán về tam tạng gồm có 5 Nikāya, 9 Aṅga (Chi điều) và 84.000 pháp môn.

Phật quán nghiêm về tạng luật, tạng kinh và tạng luận do toàn giác tuệ, nên ngài mới có 6 màu hào quang là: Xanh, Vàng, Đỏ, Trắng, Hồng (màu chơn phụng hoàng), màu chớp chớp (cũng gọi màu dợn sóng), từ kim thể túa ra khắp tất cả các hướng, ngài quán như thế trọn 7 ngày. Chỗ ấy có tên gọi là tháp Ratanaghara.

5) Pañcame sattāhe: Đến tuần lễ thứ năm, đức Phật ngự ra khỏi cái nhà ngọc đến an tọa nơi cây Ajapālanigrodha (cây sanh mấy người chẳng dễ thường chơi), rồi chú tâm quán về chánh pháp mà ngài đã giác ngộ ngõ hầu làm cho mầu nhiệm theo nhiều phương cách, về rằng chúng sanh mà Đức Phật cần giáo huấn có 6 loại, do thế lực của 6 tánh là: tánh tham, tánh sân, tánh si, tánh tin, tánh tuệ, tánh tư. Chúng sanh khác nhau có 3 bậc là:

1.-Ugghatitaññū: Kẻ được giác ngộ sau khi nghe qua lời Phật thuyết, trực hạ thừa dương tiện thị bối trần hiệp giác.

2.-Vipaccitaññū: Kẻ được giác ngộ sau khi nghe Phật hoặc chư thánh diễn giải ý nghĩa rộng thêm.

3.-Neyya: Kẻ được giác ngộ sau khi bậc tri thức giáo hóa hóa thường thường.

Phật xem xét thấy rõ chúng sanh như thế. Nên ngài quán những pháp rất tinh anh mà ngài đã đắc, ngài tọa hưởng giải thoát lạc dưới góc cây sanh ấy.

Kế đó thiên ma là loại ma vương hay kiếm lỗi, vào thỉnh Phật nhập Niết Bàn.

Đức Phật đáp rằng: Ma Vương ơi, chư Tỳ Khưu Thinh Văn đệ tử của Như Lai chưa có, nếu Thinh Văn đệ tử Như Lai, có và thực hành phạm hạnh pháp tròn đủ rồi, Như Lai cũng chưa nhập Niết Bàn nữa.

Khi Đức Phật không nhận chịu, thì Ma Vương bực tâm bỏ đi ngồi giữa đường, vẽ 16 kiểu hình trên mặt đất, suy nghĩ về nhiều lẽ, như pháp Ba La Mật mà tự thân không từng đào tạo v.v…Kế đó 3 thiếu nữ con của Ma Vương là:

A.-Taṇhā, B.-Aralī, C.-Rājā, xuống kiếm cha, thấy buồn bã âu sầu nên tự hào lãnh rằng: Sẽ đi cám dỗ Đức Phật.

Ma Vương cha ngăn không được cứ đi đến biến mình làm đủ cách để cám dỗ, thua tài Đức Phật nên trở về thiên giới. Phật an tọa hưởng giải thoát lạc trọn 7 ngày.

6) Attha kho bhagavā ajapālanigrodhamūla utthāya: Kế đó, Đức Thế Tôn dậy khỏi cây Ajapālanigrodha, ngự đến gần cái hồ Muccalinda, ngồi an hưởng giải thoát lạc gần cái hồ ấy, nhằm trời mưa to, có Long Vương tên Muccalinda ở dưới hồ bỏ lên hiện thân to lớn vấn bao quanh và xòe cái miệng đậy phía trên đầu Đức Phật, đặng ngăn gió che mưa v.v…Phật an tọa hưởng giải thoát lạc tại đó trọn 7 ngày.

7) Sattame sattāhe: Trong tuần thứ 7, Đức Phật là bậc đại phước ngự khỏi chỗ đó, đến an tọa dưới gốc cây Rājāyatana trọn 7 ngày nữa, đặng hưởng giải thoát an lạc.

Đếm cả từ ngày Đức Thế Tôn an tọa dưới cội cây bồ đề đến ngày dưới cây ấy, là trọn 49 ngày.

Sau đó đức trời Đế Thích đem trái cà na quí (Dibba) đến dâng. Đức Bổn Sư thọ và độ liền. Bởi có Phật độ trái cà na đó nên phát sanh Sarīvalañja (Vật trược của thân).

Đức Đế Thích đem tâm xỉa răng và nước súc miệng đến dâng cúng, Phật súc miệng xong ngài ngồi dưới gốc cây ấy.

8) Tena kho pana samayena: Trong thời ấy, có hai người lái buôn là anh em với nhau, anh tên Tapussa, em tên Bhallika cùng dẫn đoàn 500 cỗ xe chở đầy vật hạn đến bán trong xứ Uttalā thuộc trung Ấn Độ. Khi đi ngang đến rừng vắng có một vị thiên thần là thân thuộc trong kiếp trước của hai người ấy, đang nương ở tại đó, mách bảo rằng:

Nầy lái buôn, hiện nay Đức Phật đã giác ngộ hoàn toàn rồi ngự dưới gốc cây Rājāyatana. Ngươi nên đến đó vào đảnh lễ ngài và cúng dường vật thực khô của ngài, sẽ được kết quả lợi ích khiến cho đặng sự an vui lâu đài.

9) Atba kho tapussa bhallikā vānijā: Kế đó hai chàng thương gia cũng phát tâm trong sạch tin thành đem thực phẩm khô đến cúng dường Phật, khi đến đảnh lễ và bạch rằng:

Bạch Đức Thế Tôn hạ cố, xin ngài nhận thực phẩm khô của chúng tôi, cho đặng sự lợi ích và an vui lâu dài. Đức Phật nghĩ như vầy: cái bình bát của ta đã mất từ hôm thọ cơm sữa (Madhupāyasa), ta không nên thọ vật thực bằng cái tay, không ta sẽ có vật gì để thọ.

Liền đó 4 vị trời Tứ Đại Thiên Vương được biết nên liền đem bình bát bằng ngọc thạch (Indanila) xuống dâng. Phật không thọ. Tứ Đại Thiên Vương lại nghiêng mình dâng bình bát đã có màu sắc như đậu xanh. Đức Phật từ bi tế độ cả 4 vị nên thọ rồi để chồng lên mà chú nguyện cho thành 1 cái bát, xong ngài bèn thọ vật thực để độ. Sau đó hai người lái buôn tuyên bố mình làm cận sự nam, qui y nhị bảo (Duecikasaraṇa gamana). Hai người thương mãi ấy là thiện nam trước nhứt trong Phật Giáo.

10) Atha te vāṇijā: Kế đó, hai người lái buôn bạch xin món chi để làm nơi cúng dường.

Đức Chánh Đẳng Chánh Giác rờ lên trên đầu thì 8 sợi tóc dính theo tay ngài rồi cho hai người ấy. Về hai thương gia nhận được 8 sợi Kesadhātu liền cung thỉnh về quốc độ.

Khi đến chỗ bèn sửa soạn trang hoàng chỗ đồi Siṅguttara làm thành cái bảo tháp, rồi nhập tháp để lễ bái cúng dường theo lời dặn của Đức Thế Tôn. Ngày lễ nhập tháp có cả chư thiên và nhân loại đến ủng hộ với một sự lạ thường, chư thiên có đức vua trời Đế Thích xuống tiếp trang trí, loài người, thì có đức vua Upalāpa v.v. đến hăng hái tiếp giúp.

Còn về 8 sợi tóc cũng hóa thần thông lạ rất nhiều, chư thiên và nhân loại hết lòng trong sạch sùng mộ lễ bái và cúng dường vô số châu ngọc vàng bạc v.v….

Bảo tháp đó có định danh là Siñguttara tháp (tại Miến Điện). Đồi núi ấy là nơi nhập tháp đồ phụ tùng của cả 4 vị Phật trong tiền hóa kiếp nầy là:

A_Ống lược nước của Đức Phật Kakku Sandha (Câu lưu tôn);
B_Dây lưng của Đức Phật Konāgamana (Câu na hàm mâu ni);
C_Y tắm của Đức Phật Kassapa (Ca Diếp);
D_Kesadhātu 8 sợi tóc của Đức Phật Gotama (Cù Đàm).

Saturday September 18, 2021
Các bài viết khác :